10/3 Âm lịch là ngày giỗ của vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Giỗ tổ Hùng Vương là ngày người dân hướng về Đền Hùng thắp nhang tưởng nhớ cội nguồn dân tộc. Song ngày 10/3 là ngày giỗ vị vua nào thì không phải ai cũng biết.
Giỗ tổ Hùng Vương 2021 (10/3 Âm lịch) rơi đúng vào thứ 4 ngày 21/4/2021 dương lịch. Vì vậy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chỉ được nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày duy nhất (hưởng nguyên lương) mà không được nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hay nghỉ kèm ngày nghỉ cuối tuần.
Ngày 10/3 Âm lịch là ngày Quốc lễ của dân tộc ta nhằm tưởng nhớ các vị vua Hùng có công dựng nước và giữ nước. Cứ đến ngày này, người ta lại nhắc nhớ nhau:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có đến 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lý, Lê... sau này và có thể thể là 1 hoặc vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng nhưng lịch sử ghi nhận vào thời này nước ta có đến 108 vị vua.
Vậy ngày 10/3 Âm lịch là ngày giỗ vị vua nào, chắc chắn là thắc mắc của không ít người hậu thế? Hiện nay có rất nhiều tài liệu hướng đến giải đáp vấn đề này, song vẫn chưa thể khẳng định được tài liệu nào là chính xác nhất vì "các đời vua Hùng chỉ là ước đoán chứ không có dấu tích nào rõ ràng".
Theo truyền thuyết, Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ sinh ra 100 người con trai, sau đó 50 con theo mẹ lên núi, người con cả làm vua, gọi là Hùng Vương.
Triều đại này trải qua 18 đời, vị vua đầu tiên chính là con trai Lạc Long Quân. Song một số tài liệu lại tính Kính Dương Vương là đời vua Hùng thứ nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày giỗ tổ phục Kính Dương Vương.
Một số tài liệu lịch sử cho rằng, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh nêu rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua sau luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã có công gây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng nên đất nước - các vua Hùng nói chung.
Trước đây, người dân không có tục 10/3 đi lễ, họ thường chọn ngày tốt theo bản mệnh của mình để đến bái các vua Hùng. Những dịp mà người dân đi lễ nhiều thường vào các tháng đầu năm và các tháng cuối năm. Như vậy, thời gian lễ bái thường kéo dài suốt trong năm chứ không có định ngày nào cụ thể cả.
Lễ cúng Tổ ở địa phương được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. Nhận thấy điều này, vào năm 1917, ông Lê Trung Ngọc – Tuần phủ Phú Thọ làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế. Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Kể từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3, nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ với lòng tri ân.
Ngày 6/12/2012, việc giỗ tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế. Tổng số trên cả nước có 1.417 đền thờ Vua Hùng.
Được biết, hàng tuần trước ngày giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội thực chất diễn ra với hoạt động như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, các cuộc hành hương tưởng niệm của dân thập phương.
Đến ngày 10/3 sẽ thực hiện lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được Nhà nước nâng lên thành giỗ quốc Tổ, tổ chức lớn vào những năm chẵn.
Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội: Lễ rước kiệu vua (đám rước kiệu đầy màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương), lễ dâng hương (người hành hương thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ).
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như thi hát xoan (tức hát ghẹo), thi vật, thi kéo co, thi bơi chải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh.
Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 năm 2021 được nghỉ bao nhiêu ngày?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận