Cặp vợ chồng giáo viên tình nguyện xa con hơn 10 năm để cắm bản, gieo chữ cho trò nghèo
Nhiều năm qua, vợ chồng chị Vi Thị Dinh vốn là giáo viên tình nguyện xa con hơn 10 năm, gieo chữ cho trò nghèo vùng cao.

Chị Vi Thị Dinh và anh Mai Đức Tiệp cùng là giáo viên, hiện đang giảng dạy ở điểm trường Thèn Pả, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Hai vợ chồng đã có 14 năm xa nhà đi gieo chữ ở Mèo Vạc, hi vọng có thể giúp trò nghèo đổi đời.
Mẹ chị Dinh từng là giáo viên, dạy ở nhiều huyện của Hà Giang. Hồi nhỏ, mỗi lần mẹ về nhà, chị Dinh thường được nghe kể về những khó khăn của nghề giáo, những niềm vui với học trò và lòng tốt của người dân bản. Mong muốn được mang con chữ cho trẻ em vùng cao, giúp các em có kiến thức bước ra xã hội, chị Dinh muốn trở thành cô giáo như mẹ.
Năm 2008, chị Dinh tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Hà Giang, sau đó ược phân công về điểm trường Thèn Pả thuộc trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc. Thời gian đầu, việc đi dạy vô cùng khó khăn, chị từng bật khóc giữa đường vì cảm giác không theo nổi.

Thế nhưng, được mẹ động viên, cô giáo lại tiếp tục bám nghề. hôn Thèn Pả ít dân nên chị Dinh phụ trách dạy cả lớp 1 và lớp 2 với 20 học sinh, chủ yếu là người Mông. Về sau, để thuận tiện dạy học cũng như trao đổi với bà con, chị ến thăm nhà dân để tìm hiểu văn hóa và học tiếng Mông.
Sau 3 năm dạy học, chị gặp anh Tiệp khi anh được phân công về điểm trường gần chỗ chị. Mỗi tuần, cả hai đi bộ tới thăm nhau một lần. Năm 2015, anh chị về chung điểm trường Thèn Pả sau khi đã kết hôn và có con đầu lòng.
Có thêm đứa con nhỏ ở vùng đất được mệnh danh là "rốn gió" của cao nguyên đá, cuộc sống của anh chị khá vất vả. Mỗi khi con ốm đau, việc thuốc men và ăn uống đều khó khăn. Vợ chồng anh quyết định gửi con về ông bà ở Bắc Quang lúc bé 17 tháng tuổi. "Vợ tôi khóc suốt. Về với ông bà, con không được gần bố mẹ nhưng được ăn uống đầy đủ", anh Tiệp chia sẻ.

Những lúc nhớ con, anh chị chỉ biết động viên nhau nhìn vào tấm gương của các đồng nghiệp. Vì yêu nghề, nhiều người quê Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa phải gửi con ở nhà với ông bà để lên các bản làng xa xôi dạy học. Hồi tháng 11/2022, sau 14 năm công tác, vợ chồng anh chị được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh là nhà giáo tiêu biểu toàn quốc.
Anh Tiệp tâm sự vì không ở cùng thường xuyên, vợ chồng anh không hiểu rõ tính cách và sở thích của con gái. Anh chị từng tính chuyển công tác về gần nhà nhưng sau khi cân nhắc, thấy con ở nhà được ông bà chăm sóc tốt, trong khi bà con, học sinh dân tộc còn vất vả nên đến giờ vẫn gắn bó với điểm trường Thèn Pả.
Theo VnExpress
Xem thêm: Cô giáo mầm non "nghiện" thiện nguyện
Đọc thêm
Gần 5 năm qua, vợ chồng thầy giáo Nguyễn Quốc Hiếu đều đặn may, tặng đồng phục cho học sinh nghèo đến trường.
Từ năm 2021 đến nay, thầy giáo Hoàng Ngọc Cường (giáo viên thể dục Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, xã Đắk Drông) đã dạy bơi miễn phí cho gần 500 trẻ em và người dân trên địa bàn.
Không thể cầm lòng trước cảnh học trò bỏ về giữa chừng tìm cái ăn vì đói bụng, thầy giáo Vũ Văn Tùng đã chuẩn bị những giỏ bánh mì 0 đồng giúp các em ấm bụng, yên tâm ngồi tiếp thu tri thức.
Tin liên quan
Các bạn 2k6 đừng quên lưu loạt bài Nghị luận xã hội 200 chữ này để làm tài liệu ôn thi nhé.
Ngày càng có nhiều bạn trẻ chọn cách cho đi, sẵn sàng thực hiện nghĩa cử hiến tạng cứu người.
Dương Đức Tâm đã vượt khó để vươn lên, miệt mài học hành và đạt được học bổng toàn phần du học thạc sĩ ở Trung Quốc.