Chuyện "ông Bụt" Trần Cang ở Sóc Trăng: Gần 100 tuổi vẫn mê làm từ thiện
Sinh năm 1922, nay đã gần 100 tuổi, nhưng cụ ông Trần Cang ở Sóc Trăng vẫn đam mê làm từ thiện, được người dân yêu mến gọi là "ông Bụt".

Suốt nhiều năm qua, người dân ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đều tự hào kể về một "ông Bụt" đời thường dù đã tuổi cao nhưng vẫn đam mê làm từ thiện. Đó là cụ Trần Cang (SN 1992), sinh ra và lớn lên trong gia đình dân tộc Hoa ở xã.
Sau ngày giải phóng miền Nam, nhờ có nghề làm bánh Pía gia truyền, lại thêm tính cần cù, chịu khó, gia đình cụ cũng có đồng ra đồng vào. Từ nhỏ, cụ Cang đã là người giàu lòng nhân ái, luôn hết lòng giúp đỡ người khác không quản khó khăn. Chẳng hạn, nếu trong xã có người mất mà gia đình khốn khó, cụ lại đứng ra vận động bà con chung tay góp tiền, lo ma chay chu đáo. Năm 2016, cụ nhận nuôi hơn 100 cụ già neo đơn nghèo khó, trợ giúp 10 kg gạo/người/tháng. Có những người đã được cụ nhận nuôi gần 20 năm nay, ai tuổi cao sức yếu khó đi lại đều được cụ đi xe tới tận nhà tặng gạo.

Cụ Cang tâm sự, cụ không nhớ mình đã bắt đầu đi giúp đỡ người khác từ khi nào, bởi ngay từ hồi nhỏ cụ đã luôn tìm cách giúp người, giúp đời. Cuối những năm 70, cụ lên Sài Gòn bán bánh pía, khi đó bén duyên lại với việc làm từ thiện. Tính đến nay cũng đã ngót nghét hơn 40 năm, cụ vẫn miệt mài làm việc mà theo cụ là "người hạnh phúc thì tôi hạnh phúc".
Thông qua chương trình Nhịp cầu nhân ái, cụ kết nối với các mạnh thường quân để cứu giúp những mảnh đời bất hạnh, khốn khó. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bạn của cụ ở trong và ngoài nước đều tin tưởng "ông Bụt" đời thường ấy, thường gửi tiền về cho cụ quản lý để đi làm thiện nguyện. Những người con của cụ cũng noi theo gương cha, chăm chỉ làm từ thiện, thấy quỹ gần cạn tiền thì lại tiếp thêm vào.

Cụ Cang kể, tính đến nay cụ đã vận động ủng hộ được hơn 15 tỷ đồng. Số tiền này được dùng để giúp đỡ hơn 4.000 người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo,... ở vô số địa phương. Cụ còn giúp bà con vùng sâu, vùng xa xây cầu, dựng nhà tình thương. Không chỉ vậy, mỗi năm cụ lại đóng góp cho bếp ăn từ thiện ở nhiều bệnh viện, rồi phát từ thiện thóc gạo nhân các dịp lễ lớn như Tết Nguyên đán, lễ Vu lan,...
Kể về việc đi làm tự thiện, cụ Cang chia sẻ: "Tôi may mắn có nhiều người đồng hành ở trong và ngoài nước, con cái cũng ủng hộ hết mình. Có người cũng không giàu có, người chưa từng gặp mặt, chỉ qua trao đổi điện thoại nhưng họ sẵn sàng gửi tiền cho mình để làm từ thiện, mong muốn góp công sức để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống".
Tính đến nay, cụ đã gần 100 tuổi, nhưng không muốn nghỉ ngơi an dưỡng mà trái lại luôn sẵn sàng lên đường nếu có người cần giúp đỡ. Phương tiện di chuyển của cụ khi là chiếc xe đạp cũ, lúc là xe gắn máy khoảng 50 phân khối đã có thâm niên cả chục năm. Nhiều người khi gặp "ông Bụt" đời thường này đều không thể tin được rằng cụ đã gần 100 tuổi. Chị Tuyết Hằng, một người từng đi làm từ thiện với cụ nói rằng dù tóc đã bạc, tuổi lại cao nhưng cụ vẫn vô cùng nhanh nhẹn, đi xe máy đường nông thôn rất chắc tay.

Cụ Cang tự hào nói: "Tôi năm nay 99 tuổi rồi nhưng còn khỏe mạnh, đi lại được. Có được điều này có lẽ là nhờ vào việc đi làm từ thiện. Vì thế, tôi hiểu rằng còn làm từ thiện là còn sống vui, vậy thì mình cứ tiếp tục làm thôi, không nghĩ tới chuyện nghỉ".
Với những đóng góp nhiệt tình cho xã hội, cụ Trần Cang đã nhận hàng chục Kỷ niệm chương như "Vì sự nghiệp nhân đạo", "Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em", "Vì sự nghiệp chăm sóc và phát huy người cao tuổi",... Không chỉ vậy, cụ còn có hơn 100 bằng khen khác từ Trung ương tới địa phương, là đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước ở Hà Nội.
Cụ bà tóc bạc trắng mang bệnh trong người xây nhà, rước người già neo đơn về nuôi
Đọc thêm
Cháu nội thường xuyên nhận máu từ những người hiến máu tình nguyện nên khi con trai qua đời, người mẹ ở Yên Bái quyết định hiến tạng con để cứu người.
Sống cảnh nghèo khó nhiều năm, phải ăn cơm chan nước lã qua ngày, bà cháu Đặng Thị Mỵ rất thấm thía nỗi khổ. Vì thế, hai người đã quyết định trích một phần tiền ủng hộ, sẻ chia với học sinh nghèo và các em nhỏ bị dị tật tại địa phương.
Hơn 1 thập kỷ qua, bà Út "cô đơn" tự bỏ tiền vào thùng từ thiện đặt ngay trong quán nước nhỏ của mình để có kinh phí giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Cao nguyên Dieng được mệnh danh là viên ngọc của Indonesia, ai đặt chân tới cũng phải mê mệt. Chinh phục cao nguyên này là một trong những hành trình lý thú khi đến Indonesia.
Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo là ở tư duy, người Do Thái có câu rằng: Ai cũng than thiếu tiền, nhưng chẳng ai than thiếu trí khôn cả.
Để có tiền nuôi thân và nuôi con, người đàn ông liệt 2 chân tự học nghề cơ khí. Để hôm nay, ông trở thành thợ cơ khí giàu kinh nghiệm, tự sáng chế hàng chục máy nông nghiệp các loại.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.