Nhóm tình nguyện viên đặc biệt xăm trổ đầy mình: "Càng bị kỳ thị, càng phải sống tử tế"
Dù biết sẽ có người đánh giá, nhóm 4 thanh niên xăm trổ đầy mình này vẫn đi làm tình nguyện mùa dịch, mang sức trẻ hỗ trợ tuyến đầu.

Thời gian qua, cộng đồng mạng nổi lên những tranh cãi nảy lửa về việc xăm hình là tốt hay xốt. Có không ít người phản đối, nhận xét rằng việc xăm trổ đầy mình là thiếu đứng đắn. Thế nhưng, cũng có một bộ phận cho rằng, hình xăm cũng là một nét nghệ thuật, không thể phản ánh được tính cách hay đạo đức cá nhân. Với nhiều người trẻ, hình xăm giống như một cách để lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ hoặc kỉ niệm.


Tất nhiên, một khi đã đủ dũng cảm đi xăm hình, họ cũng chẳng ngại ngần gì đánh giá của người đối diện hay người lạ trên mạng. Suy cho cùng, không phải cứ xăm hình là "đổ đốn", là "trẻ trâu" như nhiều người lầm tưởng. Chẳng hạn như nhóm thanh niên đam mê nghệ thuật xăm hình dưới đây, họ đã không quản nguy hiệm mà đăng kí đi tình nguyện hỗ trợ mùa dịch.

Mặc dù có vẻ ngoài hơi dữ dằn do hình xăm trổ, nhưng việc làm của họ lại vô cùng ấm áp. 4 chàng trai xăm kín cả người và mặt, khoác lên mình lớp áo bảo hộ màu xanh xông pha hỗ trợ khắp nẻo đường. Nhóm thanh niên trẻ không ngại thời tiết nóng nực, đi khắp nơi vận chuyển lương thực, thực phẩm thiết yếu cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Ban đầu, nhiều bà con ở khu dân cư quận Bình Thạnh (TP.HCM) không khỏi e ngại, dần dà họ bị sự lễ phép, nhẹ nhàng của nhóm thanh niên cảm hóa, đem lòng quý mến.

Anh Nghiêm Hà Võ Trường Vinh (SN 1982, trú phường 3, quận Bình Thạnh) cho biết, anh cùng 3 người bạn đi hỗ trợ bà con gần 1 tuần qua. Thời gian đầu, thấy thanh niên xăm trổ đi giao hàng, bà con hết mực chú ý. Người ta tò mò gương mặt được xăm kín lấp ló dưới lớp khẩu trang và bộ quần áo bảo hộ. Anh tâm sự: "Nói thì họ không dám nói trước mặt, chỉ tỏ thái độ kì thị thôi. Nhưng gia đình và những ai biết mình thì vẫn bình thường. Họ còn hỏi, xăm chi mà nhiều vậy rồi có đau không, chứ không nói gì hết. Vinh vẫn là Vinh và không thể là 1 ai khác".
Trước khi xung phong làm tình nguyện mùa dịch, anh Vinh là nhân viên của một cửa tiệm xăm nghệ thuật. Anh cho biết: "Xăm không còn là công việc nuôi sống nữa mà xăm còn là cuộc sống, là môi trường để phát triển bản thân. Dĩ nhiên xăm càng nhiều thì nhân phẩm mình càng bị xã hội và dư luận lên án. Nhưng như vậy mình càng phải tử tế hơn để họ không đánh giá mình được. Hình xăm không thể đem so sánh với đạo đức, tư cách hay chuyên môn. Mỗi người mỗi khác và không thể đánh đồng".


Mỗi ngày, họ lại làm công việc đi chợ, giao đồ cho người dân trong khu cách ly không quản vất vả, mệt nhọc. Nhiều hôm, nhóm tình nguyện của anh Vinh chỉ kịp nghỉ trưa vài ba phút, sau đó lại tất tả làm việc tới tối mịt. Khối lượng công việc của nhóm tình nguyện viên đặc biệt ấy tùy theo đơn hàng trong khu vực dân cư. Có những ngày số lượng đặt mua nhiều, nhưng hàng hóa chưa tới hết, anh Vinh cùng đồng đội lại ngồi dưới nắng chờ cho đủ rồi mới đi phân phát.
Dù mệt nhoài, anh Vinh và bạn bè vẫn cảm thấy vui, nhất là khi thấy nụ cười của bà con khi nhận được hàng. Anh nói: "Mình thấy vui vì bản thân và nhóm làm được điều gì đó không vô nghĩa khi dịch bệnh. Vui vì những nụ cười của người dân khi nhận được lương thực. Vui vì giải quyết được rất nhiều khó khăn cho những người không thể".

Sau khi việc làm tử tế của nhóm thanh niên được chia sẻ trên MXH, cư dân mạng đã dành lời khen và cảm ơn tới các chàng trai. Nhiều người nhận định, xăm hình là một nghệ thuật, nó không xấu, đừng bao giờ dựa vào một hình xăm để đánh giá một con người. Điều quan trọng không phải ngoại hình, mà đó là ta đã làm được gì báo hiếu bố mẹ, người thân và giúp ích cho xã hội.
Tạm rời xa homestay ở Đà Lạt, 9x quay về TP.HCM tình nguyện tham gia chống dịch
Đọc thêm
Theo CEO Vitamin Tour Hoàng Đức Huy, việc làm từ thiện chuyên nghiệp giống như vận hành một doanh nghiệp vậy.
Tham gia buổi đấu giá từ thiện, hoa hậu Mai Phương Thúy đã khiến NTK Adrian Anh Tuấn và khán giả bất ngờ khi âm thầm chi 50 triệu vào quỹ từ thiện.
Ở tuổi 72, má Bảy (Dương Thị Tuyết hay Bảy Tuyết) vẫn hăng say làm từ thiện. Khi dịch bệnh bùng phát, má không ngại ngần xông pha đi chống dịch như thanh niên.
Tin liên quan
Con người khi đã có nhiều trải nghiệm về cuộc sống càng hiểu rõ rằng, đời người có những việc không nên chờ đợi, cũng có những việc không nên sợ hãi.
Song hành cùng sự nghiệp diễn xuất của Huỳnh Anh chính là những tai tiếng đời tư dậy sóng cõi mạng. Tính từ khi vào nghề đến nay, đếm sương sương cũng trên dưới 10 vụ.
Dù còn đang đi học trường phổ thông ở Wisconsin, nam sinh 16 tuổi Will Wanish đã là chủ doanh nghiệp siro cây phong phát triển từng ngày.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.