Người phụ nữ bại liệt quyết không đầu hàng số phận, nay là giám đốc công ty

Bị sốt bại liệt, người phụ nữ này không đầu hàng số phận, đi học đan lát, nay đã trở thành giám đốc công ty riêng.

Chi Nguyễn
08:00 26/06/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chị Mai Thanh Nhàn (46 tuổi), hiện đang là Giám đốc Công ty TNHH MTV TMSX Thanh Nhàn (Tiền Giang). Hiếm người biết rằng, để có được thành công bây giờ, người phụ nữ ấy đã phải cố gắng thế nào.

Khi mới 3 tuổi, chị không may bị sốt bại liệt, tay chân teo dần, không sử dụng được nữa. Chị kể: "Gia đình tôi rất nghèo. Ba tôi làm thợ cắt tóc, mẹ chỉ ở nhà chăm con. Tôi là chị của 3 đứa em, 2 trai, 1 gái. Do nghỉ học quá sớm nên khi có điều kiện là tôi tiếp tục học Anh văn, vi tính. Nhưng điều kiện ở nông thôn, hoàn cảnh khuyết tật, nên việc học rất khó khăn. Mỗi khi tôi đi học thì ba mẹ hoặc chú, cô phải thay phiên cõng".

nguoi-phu-nu-bai-liet-nay-la-giam-doc-cong-ty-may-mac

Về sau, chị đi học đan lát, hi vọng có thể kiếm cho mình một cái nghề. Năm 2004, chị tổ chức cơ sở gia công đan lát, lục bình, thu hút khoảng 200 lao động, nhưng thấy không hiệu quả nên đến năm 2009 thì nghỉ. Cùng thời gian đó, từ 2006 chị bắt đầu mở xưởng may.

Chị Nhàn kể: “Tôi lên mạng tìm thông tin rồi viết thư gửi Giám đốc Công ty dệt Phong Phú (TP.HCM) nói về hoàn cảnh, khả năng tổ chức một xưởng may nhỏ và muốn có cơ hội hợp tác bằng hợp đồng gia công”. Đọc xong, giám đốc chuyển thư xuống nhà máy, rồi 2 ngày sau chị được người phụ trách đến trao đổi.

Quả thực, lúc đó công ty không định ký hợp đồng, vì không tin chị có thể làm được. Nhưng họ vẫn để ngỏ cơ hội, rằng nếu chị chuẩn bị đủ điều kiện ban đầu, sẽ ký hợp đồng. Quyết nắm lấy cơ hội, chị tiến hành ngay việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị với chi phí ban đầu gần 400 triệu đồng. Trong đó, ngoài số tiền vay từ người thân và vốn riêng, có 200 triệu là vay của Ngân hàng Chính sách xã hội.

nguoi-phu-nu-bai-liet-nay-la-giam-doc-cong-ty-may-mac

Sau 4 tháng chuẩn bị, cuối năm 2006, chị chính thức khai trương xưởng may. Chị Nhàn tâm sự: "Hợp đồng gia công đầu tiên giá trị chỉ vài chục triệu đồng, nhưng được vậy là quá mừng… Hiện công ty sử dụng gần 100 lao động, có việc làm ổn định, với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Doanh số lúc cao nhất đạt từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng/tháng".

Khởi đầu từ hai bàn tay trắng, năm ngoái chị đã mua thêm thửa đất trị giá 5 tỉ đồng để mở rộng xưởng may, đồng thời nhập 200 thiết bị chuyên dùng với giá bình quân từ 5-15 triệu đồng mỗi thiết bị. Để duy trì việc làm cho công nhân, có những hợp đồng dù không có lợi nhuận, chị vẫn chấp nhận.

Theo Thanh Niên

Xem thêm: Chàng trai bại liệt viết lên những áng thơ văn trữ tình: Họ làm được, tại sao mình không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận