Làm giàu từ vải vụn Hà Đông - Câu chuyện về nghị lực phi thường của người giám đốc bại liệt

Từ những mảnh vụn, các nhân viên khuyết tật ở công ty của anh Lê Việt Cường tạo ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt. Và quan trọng hơn, những sản phẩm này đem về thu nhập cho họ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vụn Art là mái nhà thứ hai của khoảng 24 bạn khuyết tật, bao gồm người mắc các chứng: Bại liệt, tự kỷ, khuyết tật vận động, thiểu năng... Họ cùng nhau làm ra những sản phẩm đẹp, chất lượng từ vải vụn Vạn Phúc.

"Một miếng vải vụn bỏ đi nếu biết sử dụng nó sẽ tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Một người khuyết tật cũng vậy, nếu đặt họ đúng chỗ sẽ tạo nên giá trị cho cuộc sống này", anh Lê Việt Cường - Giám Đốc Vụn Art chia sẻ trong chương trình "Dám sống" phát sóng trên VTV tháng 10/2020.

Cau-chuyen-ve-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-giam-doc-bai-liet-0
Anh Lê Việt Cường bên cạnh những sản phẩm lấy cảm hứng từ những bức tranh dân gian Việt Nam

Mô hình kinh doanh hợp tác xã của giám đốc Lê Việt Cường ngày càng được công nhận bởi các tổ chức, hiệp hội, khách hàng. Sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa xã hội mà còn tạo nguồn thu nhập cho các công nhân đặc biệt.

Ý chí của giám đốc khuyết tật

Được biết, anh lê Việt Cường sinh năm 1976, quê ở Phú Thọ. Anh là người khuyết tật liệt nửa người bên trái do dịch sốt bại liệt từ nhỏ. Trải qua 10 cuộc phẫu thuật trong vòng 8 năm để 2 chân bằng nhau, anh mới có thể đi được giày dép.

Với anh Cường, học là 1 con đường giúp bản thân vượt qua nghịch cảnh và có thể giúp đỡ được những nhiều cùng cảnh ngộ. Anh từng tốt nghiệp tại chức ĐH Bách Khoa Hà Nội. Anh có thâm niên làm việc 14 năm ở Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Cau-chuyen-ve-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-giam-doc-bai-liet-8
Ngày ngày các nhân viên khuyết tật đều miệt mài hăng say bên những sản phẩm mảnh vải vụn nghệ thuật. Ảnh: TTXVN.

 Và rồi cơ duyên đã đưa anh thành lập Hợp tác xã "Vụn Art" vào năm 2018, với triết lý "Chúng tôi là người khuyết tật, nhưng sản phẩm không được phép khuyết tật".

Vị giám đốc đầy nghị lực này cho biết, cái tên Vụn xuất phát từ mong muốn mỗi người khuyết tật sẽ chính là một mảnh vụn nhỏ nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội như một "chất keo" kết dính họ thành mảnh lớn. Mà trên đó, họ tự vẽ được ước mơ của mình.

Trước khi mở xưởng, anh Cường dành 1 năm để tìm hiểu, nghiên cứu, xây dựng ý tưởng. Đồng thời, anh cũng mời các họa sĩ như Nguyễn Văn Trường, Đặng Thị Khuê, thầy Hoàng về đào tạo để các bạn khuyết tật nắm được kỹ thuật ghép tranh, màu sắc, bố cục...

Điều đặc biệt đến từ doanh nghiệp này đó là, sản phẩm được tạo ra từ vải vụn Vạn Phúc. Nhờ đó, các mảnh vải tưởng như không còn giá trị sử dụng nữa nay lại được đại diện cho ngôi làng nghề truyền thống lâu đời này mà đi tới khắp trong và ngoài nước.

Cau-chuyen-ve-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-giam-doc-bai-liet-5
Giám đốc Hợp tác xã Vụn Art Lê Việt Cường (áo vàng) giới thiệu sản phẩm túi vải thời trang với khách đến thăm. Ảnh: Hà Nội Mới

Hiện nay các sản phẩm của Vụn Art đã được khách hàng biết đến nhiều, yêu thích. Ngoài làm các sản phẩm, Vụn Art còn chú trọng đến giáo dục trải nghiệm để đón khách là học sinh, người từ phương xa đến... cũng như để quảng bá nét văn hóa của làng lụa đang dần bị lãng quên.

Với doanh thu mỗi tháng trước dịch khoảng 200 triệu đồng/tháng, anh Cường cũng đã giúp 24 người khuyết tật nơi đây có được cơ hội công việc làm ăn ổn định với mức lương từ 1,5-7 triệu đồng/tháng.

Vụn Art đã vượt qua đại dịch COVID-19 rất ngoạn mục

Khi chia sẻ về doanh nghiệp của mình, anh Cường từng nói rằng: "Tôi hy vọng xã hội sẽ nghiêm khắc, khó tính với những sản phẩm của người khuyết tật, để từ đó chúng tôi có động lực tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn”.

Anh Cường cũng luôn cố gắng để tạo ra một môi trường làm việc mà trong đó, những nhân viên khuyết tật sẽ được tôn trọng, trân quý.

Vào năm 2019, Vụn được Unesco đánh giá là mô hình sáng tạo bền vững, vừa sáng tạo về văn hoá, phát triển sản phẩm của làng nghề Vạn Phúc, vừa bền vững về việc làm cho nhóm yếu thế. Vụn cũng vượt qua các kiểm định khắt khe để đã đạt chứng chỉ OCOP 4 sao (chương trình Quốc gia mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng và ý tưởng, chỉ thiếu khâu đóng gói (packing) để đạt 5 sao.

Nhưng khó khăn đã ập đến khi dịch COVID-19 tràn về. Dịch khiến các doanh nghiệp chuyển sang làm online và không còn nhu cầu mua hàng. Vụn Art chật vật trụ được trong năm 2020, nhưng đến năm ngoái, dòng tiền cạn sạch mặc dù chi phí cố định hàng tháng lên đến 150 triệu đồng.

Cau-chuyen-ve-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-giam-doc-bai-liet-3

"Doanh thu bằng 0, trong khi chi phí cố định hàng tháng vẫn đều đều 150 triệu đồng.Từ tháng 5, chúng tôi nợ bảo hiểm. Đến tháng 8, tôi xoay sở đi vay khắp mọi chỗ anh em, bạn bè để duy trì công ty. Tiền nợ họ đến giờ khoảng 600-700 triệu đồng. Tuy không lớn và bạn bè đều chẳng tính lãi, nhưng thú thực, tôi cũng phải nói thẳng với họ là chưa biết đến ngày nào mới trả hết. Nếu dịch bệnh còn kéo dài, kinh tế vẫn chưa hồi phục như hiện tại thì có lẽ rất sớm thôi, công ty tôi sẽ phải đóng cửa", anh Cường chia sẻ với Pháp luật và Bạn đọc.

Khi ấy, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, hàng chục người khuyết tật sau 1 - 5 năm học nghề có thể vĩnh viễn mất việc làm, không biết nương tựa vào đâu. Vụn Art cũng mất khoảng 1 - 5 năm mới có thể đào tạo ra được các bạn nhân viên khuyết tật làm được việc. Bên cạnh đó cũng cần lo chi phí ăn ở cho họ. 

Doanh nghiệp không thể chờ hết dịch để quay lại vì đặc thù của những bạn thiểu năng, tự kỷ là chỉ biết làm việc theo thói quen. Do đó một khi không làm việc như thường lệ, họ sẽ quên hết và công ty phải đào tạo lại từ đầu. Vì thế hằng tháng, dù cho khó khăn, hàng tồn kho rất nhiều, nhưng anh Cường vẫn phải "cắn răng" trả lương cho nhân viên và nhập nguyên liệu cho các bạn làm việc.

Đến nay, khi tình hình dịch đã ổn định, ngoài quyết tâm nghiên cứu để cơ cấu lại mô hình kinh doanh, tính toán thu - chi, anh Cường cũng bày tỏ mong muốn có nhiều chính sách tốt hơn để vực dậy các công ty siêu nhỏ như Vụn Art có thể tiếp tục được hoạt động, những nhân viên lại có cơ hội được nâng cao tay nghề và tiếp tục được cống hiến cho xã hội.

Cau-chuyen-ve-nghi-luc-phi-thuong-cua-nguoi-giam-doc-bai-liet-1

Khi SEA Games 31 có mặt tại Việt Nam, Vụn Art cũng hòa trong không khí đó. Họ dành toàn lực tạo ra những sản phẩm đặc sắc, trong đó có cắt dán những mảnh lụa vụn của làng nghề Lụa Vạn Phúc thành linh vật Sao la của SEA Games 31 in trên chất liệu vải.

Chia sẻ với Kinh tế đô thị, anh Cường cho biết: “Do nhu cầu quà tặng, quà biếu trong dịp SEA Games 31 tăng mạnh nên những ngày gần đây tôi phải đi khá nhiều nơi để giao mẫu sản phẩm cho khách hàng. Đồng thời thống nhất đặt hàng, ký hợp đồng cam kết sản xuất. Đến nay, Hợp tác xã VỤN ART đã đưa các mẫu sản phẩm có gắn hình Sao la của 40 bộ môn thi đấu trong kỳ SEA Games 31, trên các sản phẩm như áo, túi xách, ví, túi đựng bình nước…"

Rất mong những nỗ lực vượt khó để tạo ra những sản phẩm giá trị cho cộng đồng của những người khuyết tật sẽ luôn được xã hội khuyến khích, ủng hộ và trân trọng.

Xem thêm: Câu chuyện truyền cảm hứng về cuộc đời phi thường của Robert Smalls - người nô lệ dũng cảm nhất lịch sử

Đọc thêm

Gây bão với hình ảnh điều tiết giao thông, mấy ai ngờ rằng anh xe ôm công nghệ đó còn là một thanh niên năng nổ tham gia hiến máu.

Chuyện anh xe ôm công nghệ gây bão vì hơn 100 lần hiến máu, hiến tiểu cầu
0 Bình luận

Thương cảnh học trò nghèo ở "hốc Pờ Tó" đói ăn, khốn khó, thầy giáo Vũ Văn Tùng đã nảy ra ý tưởng lập "Tủ bánh mì 0 đồng" cho các em.

Từ câu đùa vui đến dự án thiện nguyện 'bánh mì 0 đồng' ấm bụng trò nghèo ở 'hốc Pờ Tó'
0 Bình luận

Với Trần Thị Thu Hương, việc cống hiến tuổi thanh xuân cho các dự án thiện nguyện hướng tới trẻ em vùng cao là lẽ sống.

Nữ sinh 9x nguyện cống hiến tuổi thanh xuân cho trẻ em nghèo vùng cao
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 13 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất