Nghịch lý người nghèo hay nghi ngờ chính mình, còn người giàu lại luôn tự tin vào bản thân: Thì ra bí kíp đổi đời là đây
Không ít người nghèo luôn nghi ngờ khả năng của bản thân, trong khi người giàu rất tự tin và luôn hỏi: "Tại sao không phải là tôi".

Người nghèo thường nghi ngờ chính mình và đặt câu hỏi: “Tôi là ai?” còn người giàu lại hỏi: “Tại sao không phải là tôi?”... Người giàu có vô số những tư duy, chiến lược và niềm tin “không giống ai”. Và một trong những tư duy khác biệt nhất là người giàu tin rằng tiền bạc được tạo ra nhờ suy nghĩ, còn những người có mức thu nhập trung bình thì tin rằng tiền bạc được tạo ra nhờ thời gian và lao động.
Sự giàu có luôn bắt đầu từ tư duy, trước khi tích lũy tài sản bạn phải tin rằng mình có thể làm được điều đó.
Người giàu có không phải sinh ra đã có được “tư duy giàu có”, chẳng qua đó là kết quả của quá trình học hỏi, lựa chọn hướng suy nghĩ và hành động. Hãy xem 6 tư duy khác biệt giữa giới thượng lưu và những người có thu nhập trung bình là gì?
Sự giàu có chỉ dành cho số ít những người may mắn
Trong khi những người bình thường nghĩ giàu có giống như một đặc ân đặc biệt thì người giàu nghĩ đó là quyền họ đáng được hưởng.
Người giàu biết rằng ai cũng có quyền để trở nên giàu có, chỉ cần bạn sẵn sàng tạo ra tài sản cho mình.
Họ biết rằng khi họ làm được điều gì đó giúp cho cuộc sống của người khác trở nên tốt hơn, dễ dàng hơn tức là họ có quyền để trở nên giàu có.
Kiếm tiền rất phức tạp

Bạn có nghĩ người giàu phải là những người thông minh xuất chúng, may mắn và nhiều bằng cấp?
Nếu có, tức là bạn đang không hoàn toàn đúng. Không phải ai cũng phải có 3 yếu tố này thì mới giàu. Người giàu tin rằng tiền bạc chỉ đến sau khi bạn đưa ra những ý tưởng và cách giải quyết một vấn đề.
Tiền nhiều hay ít phải xem vào giải pháp bạn đưa ra tốt ở mức độ nào. Kiếm tiền không dễ nhưng triết lý kiếm tiền lại đơn giản như thế.
Có người từng nói: “Nếu chìa khóa cho sự thành công là bảng điểm xuất sắc ở trường học thì tất cả những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi đã trở thành triệu phú.” Nhưng thậm chí có những bạn đã thất nghiệp ngay khi rời ghế nhà trường đấy thôi.
Làm việc chăm chỉ sẽ trở nên giàu có?
Đa số mọi người sẽ nghĩ cứ chăm chỉ, chịu khó làm việc thì sẽ tích lũy được tài sản.
Đương nhiên, tích lũy được rồi nhưng vấn đề là tích lũy được nhiều hay ít? Còn với giới thượng lưu, họ cũng đánh giá cao sự chịu khó đó, nhưng không ai cho đó là tất cả lực đẩy cho sự gia tăng về mặt tài chính.
“Nếu chăm chỉ là chìa khóa mở ra sự thành công về tài chính vậy thì phải chăng tất cả những công nhân xây dựng và nhân viên phục vụ đều đã trở thành triệu phú?”
Dường như tôi không xứng đáng có được giàu có!
Người nghèo ấy hay nghi ngờ chính bản thân và luôn lo sợ mình không đủ giỏi giang để có thể trở nên giàu có.
Họ thường xuyên đặt câu hỏi: “Tôi là ai?… Tôi làm được gì cho đời?”.
Trong khi đó, người giàu sẽ đặt câu hỏi ngược lại: “Tại sao không phải là tôi? Tại sao mình không nhận được những điều đó…?”.
Tôi cần nhiều tiền để tạo ra tiền
Nếu bạn nghĩ rằng mình cần có tiền ban đầu để tạo ra tiền, bạn đang mắc phải suy nghĩ của những người nghèo.
Trên thực tế bạn cần có những ý tưởng để giúp người khác giải quyết vấn đề và tạo ra dòng tiền cho mình. Tức là sử dụng tiền của người khác để tạo ra tiền cho bản thân.
Càng kiếm ra tiền càng gặp nhiều vấn đề rắc rối.
Người giàu vì tin rằng tiền sẽ giúp con người giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tiền chưa chắc giải quyết được vấn đề nọ, nhưng có rất nhiều tiền thì lại là một câu chuyện khác.
Tiền rất khan hiếm
Người bình thường cho rằng nguồn tiền trên thế giới bị giới hạn nhất định, và chúng ta cần vật lộn đấu tranh để kiếm được tiền trước khi người khác giành mất. Trong khi đó, người giàu coi tiền như một nguồn tài nguyên vô tận có thể sản sinh.
Không ai có thể trọn vẹn mọi thứ

Có những người nghĩ rằng họ cần chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình. Trong khi đó, phần lớn người thành công họ cương quyết nắm giữ cả hai.
Họ không ngần ngại dành lấy tất cả những gì họ muốn, và không muốn buông bỏ bất cứ thứ gì vì họ tin tưởng bản thân có thể gánh vác và kiểm soát những điều này.
Để giàu có như người giàu có, chúng ta nên học theo người thành công nhưng đừng vội tin vào những gì họ nói, hãy tin vào hành động mà họ làm để tạo ra khối tài sản ấy.
Theo Trí thức Trẻ
Xem thêm: Nghịch lý người giàu sở hữu tài sản kếch xù vẫn sống tằn tiện, người thường thì không!
Đọc thêm
Nhiều người trẻ có thu nhập cao đang đứng trước nghịch lý là cân nhắc nghỉ việc vì quá bận rộn, không có thời gian tiêu tiền.
Cống hiến cho công ty tới hơn 20 năm, thế nhưng ở tuổi 56 tôi lại rơi vào cảnh thất nghiệp, ngỡ ngàng nhận ra chốn công sở khắc nghiệt thật.
Nghịch lý người học càng cao càng dễ thất nghiệp đang xảy ra ở quốc gia này tại châu Á, khiến nhiều bạn trẻ chán nản.
Tin liên quan
Anh chị em ruột cùng trưởng thành trong một môi trường, chúng ta cần tôn trọng quan điểm, cuộc sống riêng của nhau.
Không phải người giàu có nào cũng xuất thân là "phú nhị đại", thực tế họ đã phải rất nỗ lực vượt nghịch cảnh để đổi đời.
Người đàn ông 52 tuổi khóc nức nở khi mẹ 101 tuổi qua đời. Bên giường của người mẹ quá cố, người đàn ông liên tục nói: “Con đây, là con của mẹ đây mẹ ơi!”.
Bài mới

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.