KPI nghĩa là gì: Cẩm nang về KPI dân công sở nhất định nên nắm rõ
KPI là một chỉ số rất quen thuộc với dân công sở, nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này.
KPI nghĩa là gì?
KPI vốn là một chỉ số quen thuộc trong kinh doanh và marketing, cũng như các ngành nghề khác. KPI là viết tắt của từ tiếng Anh Key Performance Indicator. KPI nghĩa là chỉ số đo lường hiệu quả cũng như hiệu suất công việc, áp dụng cho từng cá nhân đến đội nhóm, phòng ban,...
Chỉ số này thể hiện qua các giá trị định lượng, số liệu cụ thể. Nhờ có KPI, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu suất làm việc của nhân viên, đưa ra đánh giá về năng lực, lương thưởng,...
KPI có vai trò gì?
Với dân công sở?
Hiểu về KPI, dân công sở có thể hoàn thành tốt công việc của mình, không lo ảnh hưởng đến lương thưởng và các phúc lợi khác. Cụ thể, KPI có vai trò là:
Giúp nhân viên hiểu được mức độ công việc cần hoàn thành là bao nhiêu.
Đo lường được mức độ hoàn thành công việc so mới mục tiêu đề ra.
Có kế hoạch làm việc rõ ràng theo từng KPI, từng mục tiêu.
Có động lực làm việc để đạt được mục tiêu.
Dễ dàng nhận ra được khi nào tiến độ hay hiệu quả bị trật khỏi KPI và không như mục tiêu đề ra để điều chỉnh và cải thiện.
Với doanh nghiệp?
KPI là chỉ số rất quan trọng trong doanh nghiệp, vừa giúp đo lường hiệu quả kinh doanh - marketing, vừa giúp đánh giá năng lực nhân viên. Cụ thể:
Xây dựng đầu việc cụ thể cho nhân viên dựa vào KPIs.
Đánh giá chính xác năng lực và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Đánh giá chiến lược kinh doanh và hoạch định lại chiến lược nếu cần thiết. Tạo môi trường học hỏi, phấn đấu cho nhân viên.
Những chỉ số KPI phổ biến hiện nay
KPI là một dạng chỉ số, tùy thuộc theo cách sử dụng mà lại có ý nghĩa khác nhau. Dưới đây là một số loại KPI phổ biến:
KPI kinh doanh
Đây là chỉ số KPI dùng để đo lường hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Nhờ đó, doanh nghiệp xác định được hiệu quả dự án, chỉ ra nhược điểm - ưu điểm và cải tiến, khắc phục.
KPI tiếp thị
Loại KPI này giúp đội ngũ tiếp thị đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing, các kênh tiếp thị,... Một chiến dịch có đem lại hiệu quả như mục tiêu đề ra hay không sẽ thể hiện rõ trên số liệu tương ứng với các chỉ số KPI. Đội ngũ marketing có thể từ đó đánh giá mức độ hiệu quả, các lĩnh vực cần cải thiện hoặc loại bỏ để tập trung vào một kênh hiệu quả nhất.
KPI quản lý dự án
Các nhà quản lý dùng chỉ số này để theo dõi tiến độ và hiệu quả dự án. Nhờ đó, họ có thể nắm rõ hiệu quả từng giai đoạn, hiệu suất nhân viên, tiến độ,...
KPI tài chính
Đây là loại KPI do cấp quản lý hay lãnh đạo thuộc bộ phận tài chính đưa ra. Chỉ số KPI này có thể là doanh thu, lợi nhuận,...
KPI bán hàng
Đây là loại KPI dùng để đo lường hiệu quả của bộ phận bán hàng, sức hút của sản phẩm, đóng góp vào quy trình theo dõi và đánh giá doanh thu hàng tuần/tháng/quý/năm.
KPI bán hàng không chỉ được áp dụng trong các công ty về lĩnh vực bán lẻ. Bất cứ sản phẩm nào được bán ra đều có thể được tính vào KPI bán hàng bao gồm cả sản phẩm dịch vụ.
Xây dựng chỉ số KPI hợp lý
Sau khi hiểu KPI nghĩa là gì, bước tiếp theo là hiện thực hóa chỉ số này. Dưới đây là các bước xây dựng chỉ số KPI đơn giản:
Xác định người xây dựng KPIs
Người chịu trách nhiệm KPIs phải xác định trước tiên, có tầm nhìn xa, có bức tranh toàn cảnh. Từ mục tiêu được đề ra, người xây dựng KPIs sẽ phân định rõ ràng công việc, hướng đi và xác định chỉ số KPIs phù hợp.
Dùng công cụ SMART xác định chỉ số KPIs
Tiếp theo, để tạo ra các chỉ số chính xác và phù hợp, bạn cần có công cụ hữu ích. SMART là một công cụ phổ biến để xác định mục tiêu, gồm Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Attainable (có thể đạt được), Relevant (thực tế, có liên quan), Time-bound (thời gian cụ thể).
Áp dụng KPIs, đánh giá tiến độ
Sau khi đã xác định được chỉ số, bây giờ là lúc bắt đầu phân chia nhiệm vụ. Trong quá trình này, người xác định KPI cần theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của phòng ban hay người trịu trách nhiệm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của họ.
Đánh giá KPI và điều chỉnh
Sau khi công việc hoàn thành, người quản lý hãy đánh giá ức độ hoàn thành KPIs. Nếu cảm thấy chỉ số chưa phù hợp, bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp với năng lực nhân viên.
Tổng hợp
Xem thêm: OTP là gì: Từ mã xác thực "ai cũng biết" đến thuật ngữ được fangirl dùng triệt để
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận