Cụ bà "kì lạ" rút hết tiền chữa bệnh mở bếp 0 đồng: Ngộ vậy đó, ngộ mới làm được nghen

2 năm qua, căn bếp 0 đồng của cụ bà "kỳ lạ" tên My trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q. Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn không ngừng đỏ lửa.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 09/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rút tiền chữa bệnh mở quán cơm từ thiện

Ngoại My (72 tuổi) vốn sinh sống ở Cần Thơ, cách đây vài năm lặn lội lên TP.HCM để chữa "cái lưng cụp". Do căn bệnh phải chữa trị lâu dài, bà thuê nhà ở đây, rồi cũng nên duyên mà mở một quán bánh xèo nho nhỏ. Ngoại tâm sự: "Ở dưới Cần Thơ, bà làm rẫy làm ruộng, bà lên đây nè, bà trị cái lưng. Quê nhà xách củ sắn lên nặng quá nên nó cụp, cụp cái lưng đi. Tính lên đây trị bệnh, lên người ta nói mổ 70 - 80 triệu...rồi mấy anh cho tiền bà định mổ".

Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi khi đại dịch COVID-19 ập đến. Xót xa trước cảnh người lao động nghèo bám víu ở Sài Gòn, bà quyết định dùng tất cả những gì mình có để giúp đỡ họ.

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

Bà kể: "2 năm rồi đó. Cái năm mà dịch lớn nhất, dịch phong toả rồi, không còn người đi ra đường á. Nói chung là bà chỉ có 7,8 chục triệu à. Bà với ông nói: 'Giờ đồ chay mình có, mình rút hết 80 triệu ra mình cho hết đồ rồi mình về'. Chớ tại thấy nó thê thảm quá con...

Tụi nó đi cả đoàn hơn chục người, chỉ có 1 - 2 đứa tỉnh chứ còn lại nằm ngả hết trơn. Hỏi nhưng không đứa nào còn sức nói. Cái có một thằng nó khóc lên nói: 'Bà ơi, con đói lắm, con lội từ Quận 8 lại đây, con lội hết nổi rồi, con đói lắm. 2,3 ngày nay con đói lắm'...".

Gặng hỏi, bà mới biết đây là những thanh niên từ quê lên phố làm phụ hồ. Làm được vài tuần thì không ngờ bị chủ thầu lừa hết tiền công, chủ trọ đuổi ra ngoài, phải lưu lạc nhiều nơi. Nghe xong, ngoại nấu cháo cho họ ăn, đặng gọi điện cho con trai ở Tây Ninh hỗ trợ mỗi người 500.000 đồng. Sau đó, ngoại lại liên hệ bộ đội hỗ trợ để đưa những thanh niên này về địa phương.

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

Ngày cả Sài Gòn phong tỏa, ngoại My vẫn không hay biết mà vẫn bày cơm từ thiện. Lạ một nỗi đến 10 giờ trưa không thấy ai qua lấy, lúc đó ngoại mới vỡ lẽ. Bà kể: "Bà chạy lung tung ngoài đường nói: 'Ủa gì kì nè, bữa nay cơm không ai lấy'. Người ta mới nói: 'Phong tỏa rồi'. Gặp đứa đi ngang bà mới hỏi: 'Con ơi, con có xài điện thoại không? Nếu có xài điện thoại con quay lên coi, bữa nay bà cho cơm mà không ai lấy hết trơn nè'. Nó mới chạy ra ngoài kêu vô lấy phát cho người ta ở vùng đỏ".

Những ngày sau đó, ngoại miệt mài nấu cơm từ thiện. Từ 60 suất, rồi lên 80 suất, rồi cả trăm suất cơm mỗi ngày. 80 triệu cứ thế mà hết bay, nhưng cụ bà U80 vẫn quyết trụ lại. Ông trời không phụ lòng người, thấy tấm lòng thơm thảo liền giúp đỡ bà. 

Ngoại kể: "100 (suất) là chạy lại này mua gạo chịu rồi đó. Lúc đó, đồ mắc lắm, rau củ mắc nữa. Thành ra 80 triệu nó đâu làm được bao lâu đâu. Bà tính nghỉ nhưng bên chùa Long Vân chở qua một xe đồ. Cái chú Quyền Linh ổng đi ngang, ổng hỏi đi xe du lịch vậy nè thì cho ăn không? Bà mới nói mình cho ở ngoài, ai ăn mà hổng được. Nhưng mà chú Linh xuống đâu phải đi xin, chú chở cho mình một xe đồ, chở gạo nước tương cho mình một xe luôn. Tới chừng mấy người ở Hoà Hảo nghe bà làm thì chở rau củ. Rồi mấy đứa Đà Lạt nó chở khoai tây về cho bà...".

Ngộ vậy đó, ngộ mới làm được nghen

Quả thực, nếu không có tấm lòng nhân ái, làm sao có thể duy trì căn bếp 0 đồng thiện nguyện lâu như vậy. Mỗi tháng riêng tiền nhà đã 15 triệu, rồi hàng trăm suất cơm từ thiện phải nấu, lại làm thêm để trăng trải cuộc sống,... Cực lắm, ấy vậy mà ngoại My ở tuổi 72 vẫn có thể duy trì suốt 2 năm qua.

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

"Mấy bữa rằm làm tới sáng luôn. Bữa không có tiền mua, người ta cho đậu bắp già, trái đậu bắp mà cắt ra cả chục ngọn mới ăn được. Ông nói 'biết mấy giờ không, 2 giờ rồi' thì bà vào ngủ, ông lại ngồi cắt tiếp. Làm cái này mà không có đam mê là làm không có được, cực lắm. Ở nhà đám giỗ đám cưới với con cháu, nó làm hết chứ bà đâu có cực dữ vậy.

Thật sự bà nói ha, có khi bà thèm sầu riêng quá chịu không nổi mới nói: 'Bữa nay mua trái sầu riêng ăn, kệ đi'. Tầm 3,4 kg trái nhỏ ông với bà ăn đủ nhưng hỏi nhiêu, nó nói mấy trăm thì thôi bỏ xuống, bữa nào mua nha chứ bữa nay không đủ tiền. Có tiền nhưng hổng dám mua. Ngộ vậy đó, ngộ mới làm được nghen. Giống như thói quen ông nghĩ tiền của ngoại để làm từ thiện, ăn uống của ngoại với ông thì ông sẽ đưa. Ông biết là bà không dám mua".

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

Ở cái tuổi "xưa nay hiếm", nhẽ ra người phụ nữ ấy đã có thể thảnh thơi ở quê nhà. Thế nhưng, xót xa cho số phận của những người lao động nghèo, bà lại tiếp tục làm. Ngoại My kể:

"Bà làm ở đây cho cũng như bán. Khi bà cho cơm tấm bì là có đồ chua, nước mắm bài bản lắm chứ không phải cho có. Ai ăn cơm là biết cơm bà làm ngon lắm. Gỏi nè, anh Hiển cho ớt chuông nhiều quá, trộn gỏi như ăn tiệc đám cưới, ngon cực kỳ luôn. Người ta ăn người ta còn nói 'Trời ơi, đãi bữa ăn giống nhà hàng luôn'. Làm có bài bản lắm! Bà làm mấy anh đưa lên tuyên dương tỉnh, nói 'Bà làm cơm chay ở đây là ngon tuyệt vời'.

Có nhiều ông già lấy nói là 'Không phải nghèo khổ gì mà xin cơm mỗi ngày, nhưng mua đồ về cho tụi nó nấu không ngon giống chị'.

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

Vui lắm, vui với mọi người. Nhất là sáng cho cơm thấy mấy người lại lấy. Người ta đi khám bệnh về còn cơm thì mừng lắm, bữa nào về không được thì dặn chừa cho. Hay là xe ôm á, hay dặn chừa cho, tại đến trễ đâu có. Tại đây bà làm ngon lắm đưa ra là hết rồi, đâu có ế".

Từng hộp từng hộp cơm bày ra bàn cứ nhanh chóng hết veo ấy là niềm vui của ngoại mỗi ngày. Thậm chí có ngày thiếu cơm, người đến sau không có, ông bà còn sẵn sàng lấy phần ăn của mình dành cho họ rồi "có gì thủng thẳng tính sau". Nhiều nhà hảo tâm biết đến, thường xuyên gửi tới cơm gạo, thực phẩm để duy trì căn bếp 0 đồng.

Nghĩ đến một ngày sẽ chẳng còn duy trì căn bếp này nữa, ngoại My thoáng buồn: “Buồn, đương nhiên phải nhớ chứ, làm gì cũng vậy mà. Nói ra người ta bảo mình nói dối chứ sự thật nhiều bữa nói không cho cơm nhưng rồi một hồi cũng làm à. Nhiều khi đi tỉnh về nói mệt quá nghỉ mà hồi lại gọi cho cơm. Mình không báo trước tội nghiệp người ta. Khi nào nghỉ phải báo trước để đặng họ tự lo.”

cu-ba-ki-la-rut-het-tien-chua-benh-mo-bep-0-dong-o-tp-hcm

Giữa Sài Gòn tưởng chừng ai cũng tất bật xô bồ với những nỗi lo cơm áo gạo tiền, vẫn có những con người mang nỗi buồn “ngộ” như vậy, mang cái tính “bao đồng” dễ thương đến thế. Sẵn sàng mang hết tất cả những gì mình có cho Sài Gòn, cho những người xa lạ nơi đây mà gần như chẳng giữ lại gì.

Theo Tổ Quốc

Xem thêm: Tâm tư vị thuyền trưởng quả cảm 10 năm vượt sóng đi cứu người gặp nạn ở Nha Trang

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khu đất rộng 2.500m2 và ngôi nhà 3 tầng trị giá trên dưới 100 tỷ đã được người đàn ông 64 tuổi ở TP.HCM chuyển nhượng cho những đứa trẻ không phải ruột thịt. Mong ước duy nhất của ông là bọn trẻ có chốn để về!

'Người cha' chia cơ ngơi 100 tỷ cho trẻ cơ nhỡ: Chỉ mong các con có chốn để về!
0 Bình luận

Cô giáo người Thái Lò Thị Bích Đào đã quyết tâm cống hiến tuổi xuân, gieo con chữ và sáng kiến hay đối với học trò nghèo vùng cao.

Lớp học vùng cao gieo tri thức cho học trò nghèo của cô giáo người Thái
0 Bình luận

Tuy bản thân còn đang sống chật vật bằng số tiền hưu trí ít ỏi, ông Hody Childress vẫn âm thầm quyên góp suốt 10 năm giúp bà con nghèo khó.

Bí mật của lão nông dân nhân ái: Suốt 10 năm quyên tiền giúp bà con nghèo khó
0 Bình luận

Tin liên quan

Giữa đống đổ nát của thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, sự sống được sinh sôi như một kỳ tích thắp sáng những ngày u tối, truyền niềm hy vọng cho cả thế giới...

Sự sống nảy mầm giữa thảm họa động đất - Những clip, hình ảnh cảm động lòng người
0 Bình luận

Để phân tích tốt về tác phẩm "Những đứa con trong gia đình", các bạn học sinh không nên bỏ qua bài viết này.

Những đứa con trong gia đình: Top 5 mở bài và 5 kết bài mà 2k5 nên biết
0 Bình luận

Xung đột trong tác phẩm văn học là một điểm nhấn giúp tác phẩm trở phát triển hơn, có cao trào, nút thắt để từ đó đi tìm ra cách mở nút.

Kiến thức văn học [P4]: Vì sao cần có xung đột trong tác phẩm văn học?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 giờ trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất