Chuyện người đàn ông 6 năm trời chăm nom mẹ già của bạn: Do duyên số mà chúng tôi thành mẹ con
Dù cho bản thân cũng khó khăn, anh Nguyễn Mai Văn Tâm (TP.HCM) vẫn miệt mài chăm nom tận tình mẹ già của bạn thân.
6 năm qua, anh Nguyễn Mai Văn Tâm (43 tuổi, trú tại TP Thủ Đức, TP.HCM) dành trọn thời gian để chăm nom mẹ già của bạn thân, bà Nguyễn thị Năm (86 tuổi). Bà Năm bị liệt hai chân, con cái lại đứa thì nghèo khó, đứa ở xa, không ai chăm sóc đành nương tựa vào anh Tám.
Anh Tám kể, anh sinh ra trong một gia đình nghèo, chưa học hết cấp 1 đã phải nghỉ học. Năm 13 tuổi, mẹ anh mất, từ ấy anh phải lăn lội ngoài đường mưu sinh. Ban đầu anh bán hàng rong, đồ lưu niệm cho khách Tây trên vỉa hè trung tâm Sài Gòn. Lớn hơn anh chuyển qua buôn bán rồi đi phục vụ nhà hàng, làm phụ hồ.
Cách đây 20 năm, anh tình cờ quen thân con tra bà Năm. ồi ấy bà có nhà riêng ở quận 4, anh thường ghé về chơi, ở lại ăn cơm có khi hàng tuần. "Bà xem tôi như người trong nhà, bật máy lạnh cho ngủ, quần áo giặt giùm, chi phí ăn uống không tính toán", anh Tâm nói.
Sau này gia đình bà Năm gặp khó khăn, buôn bán thua lỗ phải bán nhà, một phần chia cho 4 người con. Con gái đi lấy chồng, bà ra ở trọ cùng con trai duy nhất. Ba con khác của bà, người bị tai nạn, người mất do Covid, người con gái còn lại quá nghèo không thể lo được cho mẹ.
6 năm trước, vì gia cảnh khó khăn, con trai bà Năm sang Thái Lan làm ăn, nhờ anh Tâm chăm sóc mẹ. Con đi chưa được bao lâu, bà Năm bất ngờ bị tai biến, liệt hai chân. Để tiện việc chăm sóc, anh Tâm chuyển trọ sang ở cùng, hàng ngày lo cơm nước, vệ sinh cá nhân, xoa bóp, thay tã cho bà. Cũng từ đó, anh gọi bà là "mẹ", xưng "con". "Bà Năm là mẹ của bạn thân tôi, dù không thân thích gì nhưng có lẽ cái số cho chúng tôi thành mẹ con", người đàn ông 43 tuổi nói.
Ban đầu, anh con trai có gửi tiền về nuôi mẹ, nhưng về sau vì khó khăn, lại chưa về nước được nên đành thôi. Không muốn bỏ rơi "mẹ", lại không muốn thất hứu, anh Tâm càng quyết tâm chăm sóc bà Năm. Anh nói: "Tôi chưa lập gia đình nên toàn tâm chăm sóc mẹ được. Tôi cũng không trách bạn vì hiểu người ta có nỗi khó khăn riêng".
Để tiện chăm sóc mẹ, anh chuyển sang phòng trọ nhỏ, rồi đi bán vé số kiếm tiền. Một ngày của hai mẹ con bắt đầu từ sáng với 300 tờ vé số. Hai người thường bán ở ngôi miếu tại góc đường Bình Trưng – Nguyễn Đôn Tiết hoặc quanh bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, cách phòng trọ hai km. Vừa đi bán, học vừa cố nhặt nhạnh ve chai, kiếm đồng ra đồng vào.
Tài chính khốn khó, nhiều lúc cả hai rơi vào hoàn cảnh éo le. Có lần, khi đang bế bà Năm lên xe lăn, anh bị chấn thương lệch cột sống. Anh nói: "Lúc ấy tôi rất túng quẫn, thấy cuộc sống đầy bế tắc. Ra viện, bác sĩ khuyên không vác nặng quá 20 kg nhưng chẳng lẽ để mẹ nằm một chỗ". May về sau, có nhà hảo tâm biết tin, tặng hai mẹ con chiếc xe điện giúp họ bớt vất vả.
Nằm trên giường, đưa mắt nhìn anh Tâm, bà Năm cho biết cảm thấy may mắn khi tuổi già vẫn có người bên cạnh săn sóc. Nhiều lúc bà cũng buồn, ái ngại khi con ruột không giúp đỡ được mẹ, phải nhờ cậy người ngoài. "Dù cuối đời nghèo khó nhưng có niềm an ủi gặp được nó, người dưng mà thương yêu tôi như mẹ ruột, lúc nào cũng hứa sẽ phụng dưỡng đến suốt đời", cụ bà 86 tuổi nói.
Theo Quỳnh Trần/VnExpress
Xem thêm: Những “vệ binh” bảo vệ biển làm việc ở độ sâu 7 - 30m
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận