Vụ 17 con hổ ở Nghệ An: Cơ hội sống khi tái thả về tự nhiên gần như bằng không

Chuyên gia cho biết, hổ nuôi nhốt đã mất khả năng săn mồi và sinh tồn tự nhiên, do đó cơ hội sống khi tái thả chúng gần như bằng không.

Chi Nguyễn
14:14 08/08/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước đó như báo Tiền Phong đã đưa tin, vào ngày 5/8, phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị vừa phát hiện cơ sở nuôi nhốt hổ trái phép. Cụ thể, cơ quan tra đã triệt phá 2 cơ sở nuôi nhốt 17 cá thể hổ trong nhà ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Cơ quan chức năng bắt quả tang gia đình anh Nguyễn Văn Hiền (SN 1982), Hồ Thị Thanh (SN 1990, trú ở xóm Nam Vực, xã Đô Thành, huyện Yên Thành) và bà Nguyễn Thị Định (SN 1971, trú ở xóm Phú Xuân, xã Đô Thành, Yên Thành) nuôi nhốt hổ trái phép trong nhà. Những người nuôi nhốt hổ đã thiết kế rất kiên cố, với nhiều lớp khóa và cửa khiến cơ quan chức năng phải dùng kéo cắt khóa.

chuyen-gia-co-hoi-song-khi-tai-tha-ho-nuoi-nhot-gan-nhu-bang-khong
Phát hiện 2 cơ sở nuôi nhốt trái phép 17 cá thể hổ ở Nghệ An

Theo Thanh niên, chiều 5/8, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, cơ quan chức năng đã điều động xe cẩu đưa 17 cá thể hổ này đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm để nhờ chăm sóc hộ trong thời gian phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, sau khi được đưa về khu sinh thái, 8/17 cá thể hổ trưởng thành đã chết.

Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam cho hay, cá thể hổ trưởng thành có khối lượng từ 200kg - 250kg nhưng phải sống trong những chiếc cũi chật hẹp, ẩm mốc, thiếu ánh sáng và không được hưởng những quyền sống cơ bản của động vật. Những điều kiện sống bất lợi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần chúng. Ông Thái nhận định: "Hổ sẽ bị thừa cân và mất hết các bản năng hoang dã cùng các tập tính tự nhiên. Việc tái thả những cá thể hổ này về tự nhiên làm tăng nguy cơ hổ tấn công và gây nguy hiểm cho con người".

Như vậy, các cá thể hồ này sẽ không thể kiếm ăn, chưa kể còn quen với việc tiếp xúc với con người trong môi trường nuôi nhốt. Vì thế, sau khi được tái thả, chúng sẽ có xu hướng tìm tới khu dân cư để tìm thức ăn, có thể là vật nuôi, thậm chí là người. Ông Thái nhấn mạnh: "Bởi vậy, việc tái thả hổ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người".

chuyen-gia-co-hoi-song-khi-tai-tha-ho-nuoi-nhot-gan-nhu-bang-khong
Hổ nuôi nhốt không có hoặc mất khả năng săn mồi và sinh tồn ngoài tự nhiên, nên cơ hội sống khi tái thả gần như bằng không

Ông Thái là người có nhiều năm nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã, cho biết hổ là một trong những loài thuộc nhóm đứng đầu chuỗi thức ăn. Chúng cần các kỹ năng như chạy, săn, rình mồi và bảo vệ lãnh thổ nếu muốn tồn tại trong thế giới tự nhiên. Thế nhưng, hổ nuôi nhốt không có hoặc mất khả năng săn mồi và sinh tồn ngoài tự nhiên, dẫn đến cơ hội sống khi tái thả về tự nhiên của chúng gần như bằng không. Chưa có nơi nào trên thế giới tái thả hổ sinh ra trong môi trường nuôi nhốt hoặc nuôi thuần trong trang trại nuôi.

Bình luận về việc 8/17 con hổ chết sau khi giải cứu, ông Thái nhận định: "Nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của 8 cá thể hổ hiện chưa được xác định. Trong thời gian đợi xác nhận từ cơ quan điều tra, tôi mong muốn các cơ quan ban ngành, lực lượng chức năng và các đơn vị, cá nhân đang tham gia vào cuộc chiến chống lại nạn buôn bán động vật hoang dã trái phép".

Vị Giám đốc này cũng cho hay, việc chuyển các cá thể hổ trên tới những đơn vị được cấp phép, có điều kiện chăm sóc tốt và cơ sở vật chất đảm bảo phúc lợi động vật là sự lựa chọn phù hợp và nhân văn nhất trong thời điểm hiện tại.

8/17 cá thể hổ trưởng thành ở Nghệ An đã chết sau khi được "giải cứu"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận