Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu, tại sao phải thực hiện cầu siêu?
Cầu siêu là một nghi thức tâm linh giúp cho linh hồn có thể siêu thoát khỏi cảnh lang thang, vất vưởng. Đồng thời giúp người sống cảm thấy thanh thản, bình an. Dưới đây là nghi thức tụng kinh cầu siêu tại nhà mà các Phật Tử nên biết.
Tại sao phải cầu siêu?
Lễ cầu siêu là một nghĩa cử cao đẹp mà con cháu dành cho ông bà tổ tiên đã khuất. Cầu tức là cầu nguyện, siêu có nghĩa là siêu thoát. Cầu siêu có nghĩa là cầu nguyện cho vong linh đang lưu lạc dưới địa ngục, ngạ quỷ có thể siêu thoát khỏi cảnh khổ đau và siêu sinh về cõi Tịnh độ.
Kinh điển dạy rằng, trong trạng thái thân trung ấm, vong linh trở nên thông minh hơn lúc còn sống rất nhiều. Họ có nhiều năng lực thần thông và có thể đọc được tâm trí của người khác, biết được gia đình có thực sự quyến luyến hay vui sướng khi họ ra đi. Vì thần thức quá tinh thông, họ lại càng thấy đau lòng khi biết rằng người thân thực sự không quan tâm tới cảnh khổ của họ.
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu
Nguồn gốc của nghi thức cầu siêu chính là bắt nguồn từ cầu chuyện của Đức Mục Kiền Liên. Trong Kinh kể rằng, vì muốn giúp mẹ thoát khỏi địa ngục khổ sai, ngài đã dùng phép thần thông để biết nơi mẹ mình đang đọa lạc. Sau đó ngài đến cầu xin Đức Phật tìm cách giúp Ngài cứu mẹ. Đức Phật dạy rằng, nhân dịp Chư Tăng sau 3 tháng an cư, tịnh tiến tu tập ba phần giới, định, tuệ, tích lũy được đầy đủ công đức, nên cúng dường với tâm bình đẳng, thanh tịnh để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường với tâm bình đẳng thanh tịnh, để chư Tăng chú nguyện vào phẩm vật cúng dường.
Kể từ đó nghi thức cầu siêu đã bắt đầu hình thành. Các Phật tử có lòng hiếu thảo, noi theo tấm gương Đại Hiếu Mục Kiền Liên và theo lời chỉ dạy của Đức Phật, có thể nguyện cầu cứu khổ cho ông bà cha mẹ của mình. Chúng ta không có thần thông, không thể biết giờ này họ còn đang lưu lạc nơi đâu.
Những người lúc sống biết tu tập thì được sinh về cõi Tịnh Độ, nếu làm nhiều việc thiện tạo phúc thì sau khi mất sẽ lên cõi Trời. Còn nếu lúc sống phạm nghiệp sát sinh, bất hiếu, dâm dục, uống rượu, trộm cắp… thì khó có thể tránh khỏi đọa vào các cõi thấp như địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Bài kinh cầu siêu tại gia cho các phật tử
Nguyện Hương Cầu Siêu
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
(Tác Đại Chứng Minh)
Nam Mô U Minh Giáo Chủ Cứu Khổ Bổn Tôn Cứu Bạt U Đồ Địa Tạng Vương Bồ Tát
(Tác Đại Chứng Minh)
Nguyện dâng hương mầu này
Cúng dường tất cả phật
Tôn pháp các Bồ Tát
Vô biên chúng Thanh Văn
Cùng hết thảy Thánh Hiền
Duyên khởi đài sáng chói
Trùm khắp mười phương cõi
Xông thấu các chúng sanh
Đều phát lòng Bồ đề
Xa lìa hết nghiệp vọng
Trọn nên đạo Vô thượng
Hiền tiền đệ tử chúng con, cùng tang gia hiếu quyến, một lòng thành kính, phần hương thanh tịnh, phụng cúng Như lai, phủ phục trước đài, kính dâng Từ Phụ, Tây phương giáo chủ, Địa Tạng thần oai, đệ tử hôm nay, tụng Kinh niệm Phật, một lòng chân thành, hồi hướng kỳ siêu cho hương linh (cụ ông hoặc cụ bà, cô) tánh danh……..,Thọ Tam quy giới, pháp danh….., Hưởng thọ (60 trở lên) hưởng dương (59 trở xuống) …..
Nguyện hương linh nương nhờ Phật lực, đến Đạo Tràng thính Pháp nghe kinh, bỏ tâm trần tục, phát khởi tâm Bồ Tát, xa lìa uế trược, đồng cầu sanh Tịnh Độ.
Phổ nguyện: tang gia quyến chủ, hiếu sự châu viên, chánh Pháp phụng thừa, phước duyên sung mãn. Thân tâm an lạc, tứ đại đều hòa, trí đức viên dung, nhất thừa liễu ngộ.
Năm phần hương quyện khắp mười phương
Kết lại thành mây nguyện cúng dường
Trên khói hương này mong phật ngự
Chứng minh đệ tử tấc lòng thành
Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát (3 lần)
Phục nguyện
Nam Mô Lạc Bang Giáo Chủ Đại Từ Bi Phụ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà phật
(Tác Đại Chứng Minh)
Nam Mô U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
(Tác Đại Chứng Minh)
Phục Nguyện
Thần siêu cõi tịnh
Nghiệp dứt Ta Bà
Sen vàng chín phẩm nở hoa
Pháp thân hiện A Di Đà thọ ký
Hiện tiền đệ tử chúng con, nguyện đem công đức thọ trì kinh chú, xưng tán hồng danh, hồi hướng cầu siêu cho hương linh, nguyện Đức Phật A Di Đà Tây Phương Tịnh Độ, Bồ Tát Địa Tạng Từ tôn, phóng bạch hào quang nhi tiếp dẫn. Phục vì hương linh (cụ ông hoặc cụ bà, cô) tánh danh…….., Thọ Tam quy giới, pháp danh….., Hưởng thọ… tuế (60 trở lên) hưởng dương…. tuế (59 trở xuống). Vãng sanh…….niên, …….ngoạt, …………nhựt kiết thời mạng chung.
Nguyện hương linh thừa tư Tam Bảo lực, thính Pháp nghe Kinh, văn vạn đức hồng danh chi lục tự, Ta Bà dĩ thoát, Cực Lạc đắc sanh, ngự đài hoa Sen thượng phẩm thượng sanh, y bản nguyện tùy duyên hóa độ, Phật từ gia hộ, tiếp dẫn hương linh, chánh niệm phân minh, vãng sanh lạc cảnh.
Phổ nguyện: người mất siêu thăng, người còn phước lạc, chúng sanh được thấm nhuần mưa pháp, tất cả nơi đâu cũng đều trọn thành Phật đạo.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận