Cầu siêu là gì và ý nghĩa của việc cầu siêu?

Cầu siêu là cầu cho nhân thân quá cố vượt qua tham dục, luyến ái mà vãng sinh đâu đó tùy theo sở nguyện.

Chi Nguyễn
09:22 11/02/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cầu siêu là gì?

Cầu siêu là hình thức cầu nguyện cho nhân thân quá cố vượt qua tham dục, luyến ái mà vãng sinh đâu đó tùy theo sở nguyện. Cầu siêu trong Phật giáo, tức pháp sự (tiếng Nhật: 法事-hoji), pháp yếu (tiếng Nhật: 法要-hoyo) hay pháp hội (tiếng Trung: 法會-fǎ huì) có nghĩa là "sự kiện dharma" (tức là Pháp, đọc là Đạt ma) là một thực hành quan trọng trong Phật giáo cũng như cúng tế người đã khuất.

cau-sieu-la-gi
Cầu siêu là hình thức cầu nguyện cho nhân thân quá cố vượt qua tham dục, luyến ái mà vãng sinh đâu đó tùy theo sở nguyện.

Cầu siêu là sự nguyện cầu chân thành cho sự yên nghỉ hay siêu thoát của người đã khuất, cũng là cách để gia đình, bạn bè còn sống của nhìn lại mối quan hệ với người đã ra đi, nhận ra rằng họ còn nợ nhiều thứ ở người quá cố mà tỏ lòng biết ơn với người đó.

Chữ Siêu có nghĩa là vượt ra, thoát ra, ý là mong cho người đã khuất thoát ly luyến ái mà tái sinh. Nếu thoát ly được tham ái thì tâm thanh tịnh, khi chết đi thì thần thức (hay còn được hiểu là linh hồn) sẽ siêu rỗi (thoát ra). Chúng sinh sau khi chết đi, nghiệp thức thường lẩn quẩn bên những gì thân thuộc như con cái, nhà cửa,... vì thế nếu không muốn lưu luyến cõi trần mà được siêu thoát thì hãy tự siêu, tự tu tâm dưỡng tính, như vậy thì không cần ai cầu siêu cho cả.

Nếu người đó khi còn sống có tu tập, niệm Phật thì thần thức được vãng sinh Tịnh Độ, nếu tu Thập thiện thì vãng sinh lên cõi Trời, không còn tái sinh luân hồi trong phiền não khổ đau nữa. Nếu người đó khi sống lòng chất chữa tham sân si, khởi tâm luyến ái, giữ gìn, nhớ nhung,... sẽ bị ghi vào Tàng thức (A Lại Da thức) rồi kết thành nghiệp, nghiệp sẽ dẫn thần thức đi vào các cõi lục đạo luân hồi, tức là nghiệp lực.

cau-sieu-la-gi
Con người tin rằng, khi cầu siêu (hoji) sẽ tăng công đức của người đã khuất, giúp họ tái sinh ở vùng đất thanh tịnh, thuần khiến, tức vãng sanh cực lạc.

Con người tin rằng, khi cầu siêu (hoji) sẽ tăng công đức của người đã khuất, giúp họ tái sinh ở vùng đất thanh tịnh, thuần khiến, tức vãng sanh cực lạc. Trong Thập địa kinh (chữ Hán: 十地經, sa. daśabhūmika, daśabhūmīśvara) là một phần độc lập thuộc Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh có ghi rằng có 3 loại cúng dường được dạy:

Cúng dường hương hoa, ánh nến, thức ăn,...

Cúng dường ngợi khen, tôn kính (bằng cách tụng kim niệm Phật, thờ Đức Phật cũng như giáo lý của Ngài).

Cúng dường hành vi đúng đắn (bằng cách thực hành theo Đức Phật, sống một đời lành mạnh như bố thí, buông xả,...).

Ở Việt Nam, sau khi người thân qua đời, người ta sẽ làm lễ tẩn liệm, tức lễ đặt thi thể người quá cố vào linh cữu, lễ phát cũng như thọ tang tại nhà. Tùy theo vị thầy xem ngày giờ mà gia đình đem chôn cất người mất khoảng 3-4 ngày sau đó. Sau khi hoàn tất lễ nghi an táng, nếu người đó khi còn sống theo đạo Phật hoặc đạo thờ ông bà sẽ được rước hương linh về an vị thờ tại chùa. 

Cuối tuần, thân nhân sẽ tới dự lễ cầu siêu cùng những gia đình có thân nhân qua đời khác, cùng được tổ chức tại chùa. Với người đã khuất, lễ cầu siêu thường được tổ chức mỗi tuần, tới tuần thứ 7 thì được gọi là bảy thất, nghĩa là 49 ngày. Sau đó cúng 100 ngày, rồi 1 năm, 2 năm... sau cùng là lễ mãn tang. Tùy địa vị người quá cố trong gia đình mà thời gian chịu tang dài hoặc ngắn.

Ý nghĩa của việc cầu siêu?

Có thể hiểu rằng, vì tâm còn tham và luyến, khiến cho vọng tưởng niệm tà khởi sinh, khiến cho thân tâm không an, dễ sinh nghiệp lực. Trong sách "Hóc xuyên tước phi thức tâm tùy nghiệp" có dạy, nghiệp tùy thuộc tại tâm, tâm hướng đâu nghiệp theo đó tựa hướng chim bay. Có chuyện kể rằng:

cau-sieu-la-gi
Lúc sinh tiền còn tâm luyến ái, sau khi chết nghiệp thức cũng sẽ quanh quẩn bên con cái mà tái sinh làm con của con mình, hoặc chó, mèo để mãi được bên con. Vì vậy, lúc sinh tiền không nên tham luyến, xả báu thân xong tự khắc sẽ được siêu thoát, không cần cầu siêu.

Khi Phật còn tại thế, có gia đình phú trưởng giả nọ rất cung kính cúng Phật, ông thường sắm sửa thức ăn sẵn, chờ Phật đi ngang qua mỗi ngày khi khất thực mà cung đón để cúng dường. 

Một lần, Phật đi khất thực đến gần nhà, đầu bếp chưa chuẩn bị xong nên trưởng giả tới bếp thúc hối, ông không kịp ra cung đón Phật. Nhà trưởng giả có nuôi một con chó, rất cưng yêu ông liền chạy ra vồ sủa Đức Phật. Khi ấy, Phật dùng chánh định quán biết chân tướng và dùng Phạm âm thuyết pháp cho con chó nghe, nghe xong, con chó bỗng lùi lại, tới bàn thờ nằm mà khóc.

Ông trưởng giả dâng cúng cho Phật xong, liền hỏi rằng: "Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay vì bận việc thúc hối bọn người nấu bếp nên không kịp ra cung đón đức Thế Tôn, lúc đó con chó của con nó ra vồ sủa, xong đức Thế Tôn dạy gì với nó mà bây giờ nó buồn hiu nằm nơi giường thờ mà hai hàng nước mắt rưng rưng? Ngưỡng bạch đức Thế Tôn chỉ dạy cho con được biết.

Thấy vậy, Phật mỉm cười mà trả lời rằng: "Ông trưởng giả, con chó ban nãy đâu phải ai xa lạ mà là cha ruột của ông đó. Khi sinh tiền cha ông tu rất nhiều công đức. Như thế, sau khi chết, thần thức được sinh lên cõi Trời mà hưởng phước báu. Nhưng lúc cha ông hấp hối quá nhanh, không kịp trối lại cho ông. Chẳng là cha ông có chôn một lu vàng ở nơi gần bàn thờ, vì thần thức sắp rời khỏi xác lưu luyến lu vàng mà nhập thai vào con chó. "

Ông trưởng giả nhận ra, từ ngày ông nuôi con chó này, ngày nào nó cũng chỉ muốn nằm nơi bàn thờ mà ngủ. Thấy vậy, ông trưởng giả sai người đào dưới chân bàn thờ trước mặt con chó, để thần thức cha ông an lòng mà thác sinh. Quả nhiên, ông đào được lu vàng, 7 ngày sau thì con chó tự nhiên chết. Ông trưởng giả tới tịnh xã trình bày lại với Phật, ngày nói rằng: "Nay cha ông đã thoát kiếp súc sinh, tái sinh về cõi Trời".

Thì ra, lúc sinh tiền còn tâm luyến ái, sau khi chết nghiệp thức cũng sẽ quanh quẩn bên con cái mà tái sinh làm con của con mình, hoặc chó, mèo để mãi được bên con. Vì vậy, lúc sinh tiền không nên tham luyến, xả báu thân xong tự khắc sẽ được siêu thoát, không cần cầu siêu.

Nghiệp chướng của chúng sinh vô lượng kết đã kết thành tham luyến nặng nề, nên khi hiểu đjao phải phát tâm xả bỏ nghiệp tham luyến. Dù vậy, tích tụ nhiều kiếp nên chưa chắc đã xả hết trong một đời, nhưng nếu có ý thức xả ly và tu tập xả ly thì sẽ được. Khi chết, nghiệp tham luyến có dấy khởi che đi chánh niệm thì có chư tăng đến khai thị, con cháu khuyên nhủ thần thức sẽ tỉnh lại, hướng tâm niệm Phật mà siêu thoát.

Trong kinh Địa Tạng, đức Phật dạy rằng: "Người quá cố linh hồn đọa lạc nơi chốn u đồ, khổ đau không kể xiết, linh hồn luôn luôn hướng về thân nhân con cái, họ rất mong con cái tu tạo phước đức để hồi hướng, thì người chết kia có được một phần nhẹ nhàng." 

Vì thế, con cháu nhân thân nên quy y Tam Bảo, cúng dường, trai tăng, bố thí,... tạo nhiều phước đức, nhờ thế cùng với đức lực thanh tịnh của chư tăng, nhân lành tích lũy đời đời mà hồi hướng được cho thần thức ấy. Khi ấy, thần thức sẽ nương nhờ công đức mà quy y, nếu có thiện nghiệp sẽ được siêu sinh thoát hóa.

Đạo Phật chú trọng vào thuyết nhân quả, Đức Phật cũng vì chức đắc chân lý Nhân Quả mà chỉ dạy cho chúng sinh thấy được nhân quả. Nếu nhận thức được, tự chúng sinh sẽ chuyển đổi nhân thiện để gặt quả lành, còn nếu không thì mãi còn nhân ác, tự gặt quả dự. Tự chúng sinh gieo nhân nào gặt quả ấy, chứ Phật Thánh không giúp đỡ hoán cải được.

Đạo tràng là gì? Hiểu đúng nghĩa của từ đạo tràng

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận