Chuyện cựu VĐV khuyết tật cưu mang người khốn khó Văn Thị Hoài Thương

Nhiều năm qua, cựu VĐV bóng bàn khuyết tật Văn Thị Hoài Thương đã giang tay cưu mang những người khốn khó.

Chi Nguyễn
09:30 20/10/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kể về cuộc đời của mình, chị Văn Thị Hoài Thương (TP.HCM) không khỏi chạnh lòng. Ba mẹ qua đời trong chiến tranh, từ nhỏ đã được đưa vào mái ấm của nhà thờ sinh sống. Sau này, chị lấy chồng rồi rời khỏi mái ấm, đi bán vé số sống qua ngày.

Với bản tính vui vẻ, xởi lởi, nhiều người đồng cảnh ngộ với chị cứ đi theo chị rồi về nhà chị nương nhờ. Trò chuyện, hỏi han, rủ một chị, rồi hai chị về ở chung. Cứ thế, họ rủ thêm những người khác. Cái nhà vẫn bé tí nhưng ai cũng chỉ cần một chỗ đặt lưng, mình cũng đâu cần gì khác... Thế là nhân khẩu cứ đông dần lên.

chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong

Năm 1996, được một người thương tình cho 10 triệu đồng, chị mua một mảnh đất nhỏ ở xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn/ Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, chị cũng có được mái nhà che mưa, che nắng, rồi đưa những mảnh đời cơ cực về sinh sống.

Những người ấy tuy có số phận khốn khổ, nhưng vẫn cố gắng tìm việc để kiếm sống. Họ đi nhặt ve chai, bán vé số, kết cườm, phục vụ,... Hiện tại, điều chị Thương lo lắng nhất là nền căn nhà nhỏ này quá thấp, cứ mùa mưa đến là các thành viên phải thay nhau tát nước. Nền nhà hiện giờ thấp hơn mặt đường khoảng 40 cm, xung quanh lại không có nơi thoát nước nên cứ mưa là ngập.

chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong
chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong

Bản thân chị Thương thì bán vé số, lại kiêm thêm vận động viên bóng bàn. Mỗi khi có giải đấu bóng bàn quốc gia thì chị lại khăn gói lên đường thi đấu cho đội người khuyết tật TPHCM. Khi đã có tuổi, tay phải lại yếu nên chị không thể thi đấu được nữa.

Ngồi trên chiếc xe lăn chinh chiến qua nhiều giải đấu, mân mê trên tay những tấm huy chương và đôi vợt, chị không khỏi ngậm ngùi. Người phụ nữ bộc bạch: "Giờ tay rất yếu sau khi mổ, nhớ đồng đội, nhớ không khí tập dợt lắm chứ em. Người ta có điều kiện được tập dợt nhiều, thi đấu cần thành tích. Còn mình, mỗi giải đấu có huy chương kiếm chừng năm sáu triệu là mừng lắm rồi. Mình cố gắng thi để có tiền thưởng về trang trải cuộc sống cho mọi người".

chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong
chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong
chuyen-cuu-vdv-khuyet-tat-cuu-mang-nguoi-khon-kho-van-thi-hoai-thuong

Lúc trước, mái nhà của chị Thương cưu mang 20 người. Giờ chỉ còn lại 17 người, trông đó có 7 đứa nhỏ đang tuổi ăn học. Mười mấy năm trôi qua, đã có những đám cưới và những đám tang trong gian nhà nhỏ này. 

Xót xa nhất, là chồng của chị cũng đã ra đi. Lúc biết tin, chị chết ngất và cũng muốn chết đi cho hết cuộc đời cơ cực. Khi tỉnh lại, chị thấy trên người ướt nước mắt của hai con nhỏ, nước mắt của bà ngoại, nước mắt của những chị, em bạn. Thế là, cựu VĐV khuyết tật ấy lại cắn răng chống trọi, nỗ lực vươn lên. Chị cười, nói: "Dường như có phép lạ, cứ hễ tới đường cùng tôi lại được người giúp đỡ".

Theo báo Dân Trí

Xem thêm: Chàng khuyết tật bén duyên với tranh gạo, dạy nghề cho người đồng cảnh ngộ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận