Chủ quán hào phóng cho họa sĩ nghèo ăn miễn phí, nửa thế kỷ sau nhận về cả một gia tài

Chủ quán ăn ở Canada đã đồng ý trao đổi một bức tranh nhỏ với họa sĩ nghèo để đổi lại những bữa ăn miễn phí, nửa thế kỷ sau nhận về cả gia tài.

Chi Nguyễn
06:00 05/06/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vợ chồng ông bà Tony và Irene Demas từng mở một nhà hàng nhỏ nằm ở tỉnh Ontario, Canada vào những năm 1970. Do thu nhập khá, họ không ngần ngại trao đổi bữa ăn để lấy những vật phẩm do các thợ thủ công, nghệ nhân hay nghệ sĩ địa phương thực hiện.

Bà Irene nhớ lại: "Mọi người đều giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Khi ấy, tôi mới ngoài 20, vợ chồng tôi thường trao đổi qua lại với những người khác, để đôi bên cùng có lợi và cảm thấy cuộc sống dễ sống, dễ thương hơn. Chẳng hạn mỗi sáng chúng tôi mang súp và bánh sandwich tới cho người bán hoa tươi sống cạnh nhà, đổi lại, chúng tôi có thể lấy hoa mang về cắm trong quán".

chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
Vợ chồng chủ quán ăn Tony và Irene Demas bên bức tranh của nữ họa sĩ Maud Lewis

Ở quán của ông bà có một họa sĩ người Anh tên John Kinnear rất hay lui tới. Lúc nào ông cũng chỉ gọi món bánh sandwich pho-mát, nhưng không phải lúc nào người họa sĩ nghèo cũng có tiền trả. Như với những người nghệ sĩ khác, ông bà Demas lại đưa ra thỏa thuận ấm áp tình người. Đó là, họ sẽ được quyền chọn một số bức tranh do họa sĩ này thực hiện, đổi lại chỉ cần Kinnear tới quán, ông sẽ được phục vụ bánh sandwich pho mát miễn phí.

Một lần nọ, thay vì mang những tác phẩm của mình, họa sĩ nghèo nọ lại đem tới những bức họa khá kỳ lạ. Ông bày tranh lên bàn, lên ghế quán ăn, rồi đợi vợ chồng nhà Demas ra chọn tranh.

Bà Irene kể: "Tôi từ dưới bếp đi lên rồi ngồi im một lúc. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy tranh nghệ thuật nào như vậy. Tôi không hiểu nhiều về nghệ thuật nên thoạt tiên tôi nghĩ có lẽ ông họa sĩ đang trêu đùa tôi, chứ nghệ thuật gì mà trông... lạ thế. Liệu tranh này có phải do trẻ con vẽ rồi ông ấy mang tới cho tôi không? Các bức tranh đều rực rỡ sắc màu và có nội dung khá đơn giản".

chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
Nữ họa sĩ Maud Lewis

Lúc này, ông John Kinnear mới giải thích, những bức họa này là do một nữ họa sĩ tên Maud Lewis thực hiện. Nữ họa sĩ này rất nghèo, bà không đủ tiền để mua dụng cụ vẽ, lại bị viêm khớp, nhưng điều đó không thể ngăn cản đam mê của bà. Lewis đã đi nhặt những tấm gỗ vứt đi và những lọ sơn thừa mà những người ngư dân bỏ lại sau khi sơn xong con thuyền của họ. Thương cảm cho bà, ông Kinnear đã tặng bà một số dụng cụ vẽ của mình, và đổi lại nhận được vài bức tranh của bà.

Nghe xong câu chuyện, ông bà Demas không khỏi xúc động. Bà Irene nhìn một lúc, rồi nghĩ rằng mình nên chọn một bức phù hợp để treo trong phòng của con trai nhỏ sắp chào đời. Vì vậy, bà đã chọn bức vẽ khắc họa một chiếc xe tải, có màu sắc vô cùng sặc sỡ. Bức tranh đã được treo trong nhà ông bà Demas suốt nửa thế kỷ qua.

chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
Những bức tranh của bà Lewis luôn có màu sắc tươi tắn, sặc sỡ

Trong suốt cuộc đời mình, bà Maud Lewis đã phải sống trong cảnh nghèo khó. Thế nhưng, những bức tranh của bà luôn mang màu sắc rực rỡ, toát lên vẻ vui tươi, yêu đời. Bà thường khắc họa cuộc sống ở miền quê thuộc tỉnh Nova Scotia, Canada; khắp nơi trong nhà bà đều là những bức họa. Từ cửa ra vào, cửa sổ đến những bức tường, chỉ cần có chỗ trống bà sẽ say mê cầm cọ vẽ.

Nữ họa sĩ nghèo chỉ chấp nhận buông cọ vào những năm tháng cuối đời, khi chứng viêm khớp trở nặng. Bà qua đời ở tuổi 69, vào ngày hè rực rỡ năm 1970 ở Digby, Canada. Và không ai có thể ngờ rằng, sau này nữ họa sĩ nghèo Maud Lewis lại trở nên nổi tiếng đến thế. Tên tuổi của bà được biết đến nhiều hơn, các tác phẩm của bà được yêu thích và tăng giá trị.

chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
Khắp nơi trong nhà nữ họa sĩ Maud Lewis đều là những bức họa

Vợ chồng ông bà Demas không chỉ sở hữu bức tranh do bà Lewis vẽ, mà họ còn có một số bức thư khác mà hai họa sĩ John Kinnear và Maud Lewis gửi cho nhau. Trong thư, nữ họa sĩ Maud Lewis cảm ơn ông John Kinnear vì sự hào phóng của ông, vì ông vẫn tiếp tục tìm cách giúp đỡ bà về sau.

Nghe theo lời khuyến khích của các con, ông bà Demas quyết định bán đấu giá bức tranh. Và họ không khỏi ngỡ ngàng khi biết giá của nó, khoảng 35.000 CAD (tương đương 620 triệu đồng). Bà Irene tâm sự: "Tôi cảm thấy tiếc cho bà Maud Lewis bởi bà ấy không thể chứng kiến gia tài hội họa của mình giờ đây đã gia tăng giá trị như thế nào, bà ấy không được hưởng những quả ngọt từ các tác phẩm nghệ thuật của mình.

chu-quan-cho-hoa-si-ngheo-an-mien-phi-50-nam-sau-nhan-ve-ca-gia-tai
Những bức thư khác mà hai họa sĩ John Kinnear và Maud Lewis gửi cho nhau

Về chồng tôi, ông ấy đã 90 tuổi rồi, còn bản thân tôi cũng không thể nào sống thêm 50 năm nữa để tiếp tục treo bức tranh này trong nhà. Bọn trẻ khuyên rằng chúng tôi nên bán bức tranh đi và sử dụng số tiền bán tranh theo ý thích, để có thể tận hưởng cuộc sống trong những ngày tháng cuối đời dư dả hơn".

Theo Guardian

Xem thêm: Hành động ý nghĩa của Ricky Star: Dùng toàn bộ tiền kiếm được từ hit "Tình bạn diệu kỳ" mua xe đạp tặng học sinh nghèo

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận