Ấm lòng một gia đình ở Bình Dương chi tiền tỷ mở quán cơm miễn phí
Gần 1 tháng qua, Bếp cơm Nghĩa Tình do một gia đình ở Bình Dương tự chi tiền mở cứ đều đặn phát 600 suất ăn miễn phí như thế.

Tháng trước, gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (72 tuổi) tại đường Phan Chu Trinh, phường Lái Thiêu, TP Thuận An quyết định mở cửa Bếp cơm NGhĩa tình. Anh Trần Văn Tuấn (48 tuổi), con trai bà Xuân cho hay sau khi thuê mặt bằng, gia đình đã phải đầu tư xây dựng, trang bị bàn ghế, bếp ăn khoảng 1 tỷ đồng.
Anh tâm sự: "Do việc nấu nướng chủ yếu là mọi người trong gia đình thực hiện, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phục vụ quán nên giai đoạn đầu còn hơi lúng túng. Hiện tại sau một thời gian đã hoạt động thì quán cũng dần ổn định, các công việc trở nên suôn sẻ hơn”, anh chia sẻ.


Tất cả từ đi chợ, nấu ăn đến việc bưng bê, rửa chén đều do các thành viên trong gia đình của bà đảm nhận. Để chuẩn bị hàng trăm suất cơm miễn phí cho những vị khách đặc biệt, các thành viên trong gia đình phải đi chợ mua nguyên liệu từ 4 giờ sáng và tiến hành sơ chế, nấu nướng từ 5 giờ 30 phút. Tuy vất vả, nhưng cả gia đình bà Xuân đều đồng lòng nấu những suất cơm miễn phí tặng cho bà con mỗi trưa thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Gia đình bà Xuân làm nghề kinh doanh vàng nhiều năm nay tại mảnh đất Thuận An (Bình Dương). Việc phục vụ cơm miễn phí là tâm nguyện đã ấp ủ từ rất lâu của gia đình. “Mỗi sáng, các thành viên trong gia đình sẽ tập trung nấu cơm phục vụ bà con, chiều sẽ quay về tiệm vàng cách quán vài trăm mét tiếp tục công việc buôn bán. Ngoài người nhà còn có một số nhân viên của tiệm cũng đến hỗ trợ phục vụ quán cơm vào buổi trưa”, bà Xuân chia sẻ.


Để đảm bảo đủ không gian phục vụ, ngoài tận dụng căn nhà mặt phố trên đường Phan Chu Trinh, gia đình còn thuê thêm mặt bằng kế bên với mức 10 triệu đồng/ tháng. Bếp cơm Nghĩa Tình đầu tư 10 triệu/ngày để duy trì, đặc biệt là không nhận tiền ủng hộ từ cộng đồng. Chị Phạm Thị Mỹ Phương, thành viên của quán nhấn mạnh: “Nguồn thực phẩm được các thành viên chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo là hàng tươi mới dùng trong ngày, quán không tích trữ qua ngày hôm sau để tránh thực phẩm bị hư hỏng, mất chất lượng”.
Theo PLO
Xem thêm: Nể phục chiến sĩ biên phòng dũng cảm cứu bé gái bị đuối nước trong đêm ở Cao Bằng
Đọc thêm
Vượt lên nỗi đau bệnh tật, nữ giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Lương Phú, xã Phong phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, chị Nguyễn Thị Bảy đã tạo việc làm cho hơn 600 lao động nông dân.
Vào ngày 4/8, Lễ khánh thành cầu Vĩnh Lân được tổ chức bởi UBND xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh. Buổi lễ có sự tham dự của đoàn Đại biểu quốc hội TP. Cần Thơ, lãnh đạo địa phương, đại diện Quỹ từ thiện Next-G Foundation, cùng các nhà tài trợ và đông đảo người dân trong khu vực.
Cô gái Đắk Nông đang có công việc ổn định, nhưng rồi quyết "bỏ phố về rừng" làm từ thiện để giúp đời.
Tin liên quan
Theo chuyên gia tài chính Hilary Seiler, hầu hết mọi người đang ngó lơ lạm phát cận kề và tiêu xài tiền bạc như trước mà không biết đó là sai lầm chí mạng.
Dẫu đã có 2 căn nhà cùng khoản tiền được bố để lại nhưng tôi vẫn làm việc "bán mạng" để mua thêm nhà, khẳng định giá trị bản thân.
Hơn 40 năm rồi anh mới có dịp về lại quê hương. Ngày anh đi tóc hãy còn xanh, giờ trở lại tóc đã bạc màu sương gió. Quê hương là nơi người ta không thể nào quên được, dù bôn ba bươn chải khắp bốn thương thì khi mỏi gối chồn chân, nơi người ta muốn quay về nhất vẫn là chốn cũ.