Cuốn sách chỉ 19 USD thay đổi tư duy về tiền của cây bút tài chính, giúp tiết kiệm 50% thu nhập
Mỗi người có một cách chi tiêu khác nhau, không phải lúc nào bắt chước phương pháp quản lý tài chính của người khác mà ta tiết kiệm được tiền.
Sarah Sharkey là cây bút tài chính trên Business Insider kiêm chủ trang blog Adventurous Adulting về quản lý tài chính cá nhân. Trước khi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này, cô thừa nhận mình cũng phải vật lộn với việc tiết kiệm tiền bạc.
Sarah cho hay: "... Tôi từng chỉ kiếm được khoảng 25.000 USD/năm cho công việc đầu tiên của mình. Với mức thu nhập quá thấp, ý tưởng tiết kiệm một nửa hoặc thậm chí nhiều hơn quả thực rất khó khăn. Trên thực tế, chỉ tiết kiệm vài đô sau mỗi lần nhận lương với tôi cũng đã là một thách thức. Dù vậy, sau 4 năm, tôi đã tìm cách tiết kiệm hơn 50% thu nhập/năm".
Được biết, cây bút tài chính này đã thay đổi tư duy tiền bạc sau khi đọc được một cuốn sách chỉ 19 USD. Đó là cuốn "The Psychology of Money" (Tạm dịch: "Tâm lý học về tiền bạc") của tác giả Morgan Housel, giúp cô ngộ ra một số khía cạnh về quản lý chi tiêu mà trước đó cô không thể xử lý. Dưới đây là 3 điều mà Sarah Sharkey rút ra sau khi đọc xong cuốn sách này:
Có nhiều phương pháp đúng đắn để tiếp cận tiền
Sarah cho biết, mỗi người trong chúng ta đều có quan điểm riêng về tiền bạc. Có một số người đang siêng năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai, và cũng có người muốn sống hết mình cho hiện tại, vừa làm vừa chơi thay vì tằn tiện. Bản thân cây bút tài chính này rơi vào nhóm tiết kiệm và đầu tư.
Cô luôn cảm thấy bị cám dỗ khi thấy ai đó mua những món đồ hay ho. Cô cảm thấy tội lỗi khi muốn mua giống họ, lỡ lãng quên mục tiêu tiết kiệm của mình. Thế nhưng, sau khi đọc xong cuốn sách kia, Sarah nhận ra rằng không có cách nào là "đúng" hay "sai" trong việc quản lý tiền bạc.
Cô tự xác định mục tiêu của mình là tiết kiệm phần lớn thu nhập, đạt tự do tài chính vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Tất nhiên, không phải ai cũng muốn theo đuổi FIRE (Financial Independence, Retire Early - Tự do tài chính, Nghỉ hưu sớm). Tương tự, không phải ai cũng muốn chi tiêu thoải mái, đốt toàn bộ tiền vào những thứ một thích.
Điều quan trọng là ta lựa chọn làm những gì phù hợp với giá trị bản thân. Đừng vì thấy có một trào lưu nào đó đang thịnh hành mà ta cũng bắt chước như vậy. Hãy suy nghĩ thật kĩ và đưa ra những quyết định tốt nhất có thể, như vậy ta mới không phải hối hận.
Lựa chọn tiền bạc hợp lý
Khi đi sâu vào việc quản lý tiền bạc, ta sẽ gặp phải những câu hỏi về việc nên chi tiêu theo góc độ tài chính hay dựa trên sự bình yêu trong tâm hồn. Chẳng hạn, câu hỏi sẽ là ta nên đầu tư nhiều hơn (góc độ tài chính) hay trả nợ thế chấp sớm (để được bình yên trong tâm hồn).
Sarah cho biết, bản thân cô cũng rất phân vân về điều này. Lý trí của cô nói rằng, nếu muốn đi lâu dài, cô nên ưu tiên đầu tư thay vì trả hết thế chấp với lãi suất. Thế nhưng, trái tim cô lại nói rằng hãy trả hết nợ trước, vì như thế cô sẽ ngủ ngon hơn.
Cây bút tài chính cho hay, sau khi đọc chương 11 có tựa đề "Hợp lý > Lý trí", cô đã rút ra kết luận cho bản thân mình. Sarah chia sẻ: "Tôi nhận ra rằng trả nợ thế chấp sớm là một lựa chọn hợp lý vì nó giúp tôi ngủ ngon hơn. Dù thế nào thì tôi cũng đang đưa ra một quyết định thông minh với số tiền của mình trong hoàn cảnh của mình.".
Thế nào là đủ?
Không ít người sẵn sàng làm những việc "điên rồ", thậm chí trái pháp luật để có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Cá nhân Sarah từng cảm thấy rất khó hiểu về điều đó, bởi cô không biết tại sao lại có những người mạo hiểm mọi thứ chỉ vì một ít tiền mặt.
Tác giả Morgan Housel đã giải thích rằng, với một số người, họ không bao giờ xác định bao nhiêu tiền là "đủ" với mình. Vì thế, ngay cả khi đã giàu có, họ vẫn muốn nhiều tiền hơn nữa, và sẽ làm mọi cách để kiếm được nhiều tiền hơn.
Vì thế, Sarah Sharkey đã dành nhiều thời gian để nghĩ xem thế nào là "đủ" với mình. Sau đó, cô quyết định rằng mình đang theo đuổi tự do tài chính, và con số hợp lý với cô là "đủ" để nuôi cả gia đình mà không cần làm việc quá vất vả. Cây bút tài chính này cho hay: "Bất kể bạn có bao nhiêu tiền, nó sẽ không bao giờ là đủ trừ khi bạn quyết định rằng bạn đã có đủ. Nếu bạn không bao giờ có đủ, bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng theo đuổi đồng tiền tiếp theo".
(Theo Business Insider)
Thuộc nằm lòng quy tắc 50-30-20 giúp ta quản lý chi tiêu và làm giàu nhanh chóng
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận