Xót xa số phận của thầy giáo trẻ hơn 10 lần hiến máu cứu người lại mắc ung thư máu
Từng là một thầy giáo trẻ tham gia hiến máu nhân đạo tới hơn 10 lần, anh Nguyễn Văn Hải vô cùng suy sụp khi biết mình mắc ung thư máu.

Trước kia, thầy giáo dạy toán Nguyễn Văn Hải (26 tuổi, trú xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là một người vô cùng khỏe mạnh. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo ở miền quê cát trắng, từ nhỏ chỉ biết lao đầu vào học để đổi đời. Năm 2015, nỗ lực cố gắng của anh được đền đáp khi Hải thi đỗ Đại học Quảng Bình, ngành Sư phạm Toán.
Ngoài giảng dạy, 9x Quảng Bình còn là một thành viên tích cực của các hoạt động thiện nguyện do nhà trường và Tỉnh Đoàn Quảng Bình phát động. Đặc biệt, anh luôn nằm trong Ban chủ nhiệm trong CLB hiến máu của Tỉnh Đoàn Quảng Bình. Đến nay, anh đã có hơn 10 lần tham gia hiến máu, hàng trăm lần kêu gọi hiến máu nhân đạo.

Hải tâm sự: "Mình có sức khỏe, nên khi còn là sinh viên cũng như khi đã đi làm em không nề hà việc gì. Em hiến máu với suy nghĩ những giọt máu của mình cho đi sẽ góp phần mang lại sự sống cho ai đó cần. Không ngờ bây giờ em lại mắc phải căn bệnh oái ăm này...".
Số phận như trêu người chàng trai trẻ, khi anh tình cờ phát hiện ra mình bị ung thư. Lúc đó là cuối năm 2021, vào đúng ngày con gái anh tròn 2 tuổi, Hải bất ngờ xây xẩm mặt mày rồi ngất xỉu. Những ngày sau đó là những cơn sốt trên 39 độ triền miên, cơ thể xuất hiện những vết máu tụ bầm tím. Sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết người thầy giáo trẻ đã mắc căn bệnh ung thư máu quái ác.

Vì căn bệnh quái ác, thầy giáo dạy toán đành ngậm ngùi xa các em học sinh thân yêu, tạm rời bục giảng của Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề thành phố Đồng Hới. Anh kể: "Bắt đầu từ tháng 11/2021 em được truyền hóa chất ở Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương. Bác sĩ bảo cơ hội sống duy nhất của em là phải được ghép tế bào gốc. Nghe tin em bị bệnh, em trai em đang du học ở Nhật xin tạm dừng học để về nước".
Đáng nói, gia cảnh nhà anh Hải nghèo khó, nên để có tiền mua vé máy bay, em trai anh phải lao động vất vả suốt 3 tháng trời. Đến khi về nước, em trai lại lập thức thử xét nghiệm, và rất may là tủy của em hoàn toàn phù hợp với Hải. Nhưng chi phí gần 1 tỷ đồng cho ca phẫu thuật, hậu phẫu ngay cả trong mơ Hải cũng không dám nghĩ đến.

Thầy giáo trẻ buồn bã, nghẹn ngào nói: "Bác sĩ bảo em vẫn còn nhiều cơ hội để trở về với con gái, được trở lại với bục giảng nếu ca ghép tủy thành công. Nhưng số tiền lên tới 800 triệu đồng cho ca phẫu thuật và hậu phẫu, thì trong mơ gia đình em cũng không dám nghĩ đến.
Nhiều lúc em muốn buông xuôi phó mặc cho số phận, những khi nghĩ về đứa con gái nhỏ, nghĩ về gia đình, về các em học sinh thân yêu và những người xung quanh luôn lo lắng cho mình, em lại không thể nào...".
Bác sĩ Võ thị Thanh Bình, Trưởng khoa ghép tế bào gốc, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho anh anh Hải mắc bạch cầu dạng tủy cấp. Anh đã được truyền hóa chất nhiều đợt, và phương án chữa trị tốt nhất là ghép tế bào gốc đồng loài. Sau khi xét nghiệm thì thấy người em trai ruột của bệnh nhân hoàn toàn phù hợp để tiến hành ca phẫu thuật này.

Bác sĩ nói thêm: "Được biết hoàn cảnh của bệnh nhân rất khó khăn, khó có thể lo được chi phí cho ca phẫu thuật, hậu phẫu vào khoảng 800 triệu đồng. Chính vì vậy, chúng tôi tha thiết mong mỏi các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ bệnh nhân, cho bệnh nhân cơ hội được trở về chăm sóc gia đình, được trở lại với nghề trồng người cao quý của mình…".
Mọi sự giúp đỡ cho anh Nguyễn Văn Hải xin gửi về:
Địa chỉ: Thôn 7, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
ĐT: 0896438263
Hiện Hải đang điều trị tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương
ĐT: 02438330088 (số phòng Công tác xã hội)
Theo Dân Trí
Đọc thêm
Vì không đủ điều kiện phẫu thuật áp xe ngoài màng tủy mà chị Thắm phải xin về nhà uống thuốc cầm cự. Cũng vì thế mà vết thương lở loét dần, không lành được như trước.
Thương bố mẹ và em trai tật nguyền, chị Ly nhất quyết không lấy chồng để chăm sóc họ. Vậy mà ông trời chẳng thương, đầy đọa chị mang bệnh, tính mạng mong manh.
Căn bệnh U lympho khiến cho cậu bé Vàng Chấm Phong (SN 2017) đau đớn, mệt mỏi. Thế nhưng, những ngày được chữa bệnh của con không còn nhiều vì bố mẹ đã cạn tiền.
Tin liên quan
Nhà thơ Chế Lan Viên sẵn sàng nói mất mặn mất nhạt với người có hành động, lời nói mà ông xem là "chướng tai gai mắt". Có lần, ông rủ vợ con ra ngoài ngắm trăng, mới khen trăng được vài phút thì lại quay ra bàn chuyện thơ với vợ... rồi cãi nhau quên luôn cả trăng.
Cổ nhân dạy “Người nghèo không tiết kiệm 3 loại tiền, người giàu không vào 3 cửa”, vậy 3 loại tiền và 3 cửa người xưa nói đến là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại một số câu chuyện hài hước về các vua Trần với con cái cũng như bầy tôi. Điều này chứng minh, đây đều là các vị anh quân có đức tính giản dị, gần gũi.