Vượt nghịch cảnh, cô giáo tí hon miệt mài dạy nghề cho người khuyết tật
Không đầu hàng số phận, cô giáo tí hon - Vũ Thị Nga (1977, Hải Dương) nỗ lực trở thành cô giáo dạy nghề, tự nuôi sống bản thân và tạo công ăn việc làm cho nhiều bạn trẻ khuyết tật khác.

Từ khi sinh ra, chị Vũ Thị Nga đã không may mắn như những đứa trẻ khác. Do ảnh hưởng của chất độc màu da cam nên từ khi mới lọt lòng, chị Nga đã bị vẹo cột sống, lưng gù và tay chân co quắp lại. Dù gia đình cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình vẫn thế. Vì dị dạng bẩm sinh nên việc di chuyển của chị Nga rất khó khăn, thậm chí việc phát âm cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Lớn lên với thân hình khuyết tật, nhưng chị Nga luôn tự nhủ việc bản thân được sinh ra, được bố mẹ yêu thương đã là hạnh phúc rồi. Nên luôn cố gắng lạc quan, không ngừng học thật giỏi để thay đổi số phận, không phụ công sức của cha mẹ chăm sóc. Đến tuổi đi học, dù đường đến trường rất xa, nhưng chị Nga vẫn cố gắng đến trường mỗi ngày. Với quyết tâm của mình, nhiều năm liền chị Nga luôn là học sinh giỏi khiến bạn bè và thầy cô vô cùng nể phục.

Mặc dù rất ham học, nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên học hết cấp hai, chị Nga đành xin nghỉ học để chuyển sang học nghề, kiếm tiền phụ gia đình. Tại trung tâm 8/3 – trường học nghề dành cho người khuyết tật tỉnh Hải Dương, chị Nga được dạy học nghề đan móc. Bằng sự chăm chỉ và ý chí vươn lên, sau 3 tháng kiên trì, tỉ mỉ chị đã hoàn thành xuất sắc khóa học thêm và được trung tâm giữ lại làm việc.
Sau nhiều cố gắng, chị Nga đã trở thành cô giáo dạy nghề đan móc cho nhiều người khác. Với đôi tay thoăn thoắt, cô giáo tí hon – Vũ Thị Nga khiến nhiều người cảm phục và ngưỡng mộ bởi những sản phẩm thủ công đan móc vô cùng tỉ mỉ và chuyên nghiệp. Không chỉ dạy đan móc những sản phẩm nhỏ xinh, mà cô giáo 7X này còn dạy học trò tạo ra những sản phẩm đan mang tính ứng dụng cao như túi xách, quần áo, đặc biệt là áo dài,… Mỗi sản phẩm chị Nga làm đều thể hiện sự tinh tế, khéo léo và đầy sáng tạo.

Nhắc nói đến công việc của mình, cô giáo tí hon luôn bày tỏ sự hạnh phúc và tự hào vì công việc này đã giúp chị tự nuôi sống bản thân, san sẻ gánh nặng kinh tế với gia đình, đặc biệt là tạo công ăn việc làm và truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật khác.
Khi được hỏi về ước mơ tương lai, chị Nga mong muốn bản thân có nhiều sức khỏe hơn để tiếp tục công việc dạy học của mình. Bên cạnh đó, chị cũng hy vọng sản phẩm do mình và các bạn học viên làm ra sẽ có chất lượng cao hơn và có chỗ đứng trên thị trường.
Theo VTV
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, người phụ nữ 8X cống hiến hết mình cho xã hội
Đọc thêm
Không đầu hàng số phận, nữ nhà văn khuyết tật – Trần Trà My (1986, Quảng Trị) truyền cảm hứng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
Vừa qua, ý tưởng biến xe lăn thường thành xe lăn điện của nhóm sinh viên ĐH Quốc Tế đã thu hút nhiều sự chú ý.
Gần 20 năm sống trên xe lăn, nhưng người phụ nữ xương thủy tinh – Nguyễn Thị Lan Anh (1978) vẫn không ngừng theo đuổi hành trình cống hiến cho xã hội, quyết tâm thay đổi vị thế của người khuyết tật, giúp họ tiếp thêm niềm tin vào cuộc sống.
Tin liên quan
Theo nhân tướng học của người xưa, những người sinh ra mà sở hữu đủ 3 nét tướng này thì sẽ mang mệnh phú quý giàu sang.
Người xưa nói, nghe thanh sắc âm điệu của đàn bà sẽ biết họ là người thế nào còn xem cách đàn ông giữ và tiêu tiền sẽ biết tấm lòng họ đến đâu.
Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những "nỗi khổ riêng", vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.