Những bông hoa thiện nguyện: Trạm đọc và quán cơm Yên Vui của người phụ nữ mê từ thiện

Hành trình thiện nguyện của  bà Lan bắt đầu từ năm 2010. Và đến nay, 1 tuần 7 ngày, bà dành toàn bộ thời gian cho các hoạt động thiện nguyện.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

LBT: Hành trình vun trồng, bồi đắp những giá trị tốt đẹp, nhân văn trong cuộc sống vẫn luôn được các bà, các mẹ, các chị lan tỏa mỗi ngày. Những người phụ nữ hết lòng vì công tác thiện nguyện được cộng đồng yêu mến gọi là những "bông hoa thơm" trong vườn hoa thiện nguyện!

Ở tuổi 63 nhưng bà Nguyễn Thị Lan (số 490 đường Lê Đại Hành, phường Yên Thế, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn miệt mài với các hoạt động thiện nguyện. Theo bà Lan, làm thiện nguyện không chỉ giúp người mà còn để bản thân có thêm niềm vui trong cuộc sống.

Sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh

Chiều cuối tuần, tôi có dịp cùng bà Lan đến thăm và hỗ trợ thực phẩm cho những người khiếm thị trên địa bàn TP. Pleiku. Điểm đến đầu tiên là cơ sở xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền của Hội Người mù (số 67 đường Hoàng Văn Thụ). Do trời mưa nên cơ sở khá vắng khách, 3 người khiếm thị đang trao đổi về cách bấm huyệt. Bà Lan cầm suất nhu yếu phẩm khẽ đặt vào tay từng người. Dù bà Lan không nói câu nào nhưng bằng cách nào đó họ vẫn nhận ra và nói to: “Bà Lan đến ạ”.

Trò chuyện cùng tôi, chị Rơ Lan H’Úc cho hay: “Bà Lan thường đến cho chúng em thức ăn và nhu yếu phẩm. Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, cơ sở vắng khách, chúng em không có tiền mua thức ăn, nhiều khi phải ăn mì tôm qua bữa. Bà Lan biết được đã đến tặng gạo, rau củ quả, dầu ăn... Nhờ sự hỗ trợ kịp thời của bà Lan mà chúng em vượt qua khó khăn. Chúng em xem bà như người thân trong nhà”. 

tram-doc-va-quan-com-yen-vui-cua-nguoi-phu-nu-me-tu-thien
Bà Nguyễn Thị Lan tặng quà cho học viên ở Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh

Bà Lan bắt đầu tặng nhu yếu phẩm, cơm chay hay suất bánh canh từ năm 2020 đến nay. Bên cạnh đó, kể từ năm 2016, hàng tháng, bà Lan tự bỏ tiền mua nhu yếu phẩm (mỗi suất trị giá 300.000 đồng) để tặng 10 người khiếm thị đang ở trọ trên địa bàn TP. Pleiku. Họ chủ yếu mưu sinh bằng nghề bán vé số, bán chổi, bán tăm dạo. Đặc biệt, trong đợt dịch Covid-19, bà Lan đã hỗ trợ họ bán gần 1.000 cây chổi.

Rời cơ sở xoa bóp, bấm huyệt cổ truyền của Hội Người mù, bà Lan dẫn chúng tôi đến thăm, tặng quà cho anh Lăng Văn Bền (SN 1983, đang trọ ở 47/2 đường Nay Der, TP. Pleiku). Quê ở tỉnh Lạng Sơn, anh Bền vào Gia Lai mưu sinh bằng nghề bán chổi đã được 10 năm. Lúc chúng tôi đến, anh Bền đang ăn tối, mâm cơm chỉ có vài con cá nục, một tô canh rau. Được tặng quà, anh xúc động: “Hàng tháng, tôi chỉ kiếm được 1-2 triệu đồng, tiền trọ với tiền ăn là hết sạch. Tôi biết ơn bà Lan nhiều lắm, nhờ có bà hỗ trợ mà chúng tôi đỡ khó khăn và vượt qua dịch bệnh”.

Bà Lan tâm sự: “Trong những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, tôi dành tình cảm đặc biệt cho người khiếm thị. Họ từ nơi xa đến mưu sinh và hầu hết đều không có người thân. Thấy các cháu mò mẫm đi bán hàng kiếm sống, tôi không cầm lòng được nên giúp đỡ, động viên mọi người cố gắng vươn lên. Dẫu khiếm khuyết cơ thể nhưng các cháu luôn tràn đầy sự lạc quan, vui vẻ. Các cháu đã truyền năng lượng sống tích cực để tôi thêm gắn bó với công việc thiện nguyện của mình”.

Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm

Gần 3 năm qua, bà Lan còn là thành viên tích cực của bếp ăn Yên Vui (số 50 Thống Nhất, TP. Pleiku). Bếp ăn hoạt động từ giữa tháng 11-2020, nấu ăn miễn phí vào các buổi trưa thứ  hai, tư, sáu hàng tuần.

Khi bếp ăn từ thiện này ra đời, bà Lan là thành viên lớn tuổi nhất tham gia phục vụ. Công việc bắt đầu từ lúc 7 giờ sáng, mỗi phần cơm có từ 3 món trở lên. Để có được những món ăn ngon lành, bà Lan và các thành viên của bếp ăn chọn lựa các loại rau củ quả đảm bảo tươi ngon, thức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài 150 suất bán tại quán cho những người bán vé số, bán hàng rong… bếp còn đóng hơn 200 hộp cơm để tặng Mái ấm Thiên Ân. Khối lượng công việc nhiều, để cho kịp buổi trưa, bà Lan cùng các thành viên phải cắt đặt sắp xếp phù hợp, tất bật cả buổi mới xong. Khi hoàn thành mọi việc, các thành viên mới ngồi lại ăn trưa, rồi tranh thủ dọn dẹp. Làm việc tự nguyện, không có đồng tiền công nào nhưng bà Lan và các thành viên đều vui vẻ, nhiệt tình, dồn tình cảm vào mỗi suất ăn. Chị Võ Thị Ngọc Hân-thành viên quán Yên Vui-cho biết: “Bếp ăn này đã cấp phát hàng chục ngàn suất cơm đến tay những hoàn cảnh khó khăn. Quán duy trì gần 3 năm, cô Lan đều đến rất sớm và ra về khi đã xong việc. Sự nhiệt tình của cô Lan khiến những người trẻ như chúng tôi thực sự nể phục”.

tram-doc-va-quan-com-yen-vui-cua-nguoi-phu-nu-me-tu-thien-0
Bà Nguyễn Thị Lan (bìa phải) là thành viên tích cực của bếp ăn Yên Vui (số 50 đường Thống Nhất, TP. Pleiku)

Không chỉ nấu cơm, bà Lan còn kết nối các tổ chức thiện nguyện để tặng tủ sách, đồ dùng sinh hoạt và thức ăn cho các học viên Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh. Mới đây, bà Lan cùng Câu lạc bộ Vòng tay yêu thương trao tặng 400 cuốn sách hướng nghiệp, đắc nhân tâm, giáo dục đạo đức, hạt giống tâm hồn giúp học viên giải trí, bổ sung kiến thức và thêm niềm tin vào cuộc sống. Ngoài ra, mỗi tháng 3 lần, bà Lan còn phối hợp với một số nhóm thiện nguyện nấu bánh canh tặng các học viên. 

Anh Hoàng Đôn Tình-cán bộ quản lý học viên tại Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh-cho hay: “Các bạn học viên rất quý bà Lan. Những cuốn sách, những câu chuyện mà bà Lan chia sẻ mang lại rất nhiều giá trị, động viên học viên kiên trì, cố gắng hơn trong điều trị”.

Tạo niềm vui cho mình

Trong 12 năm qua, bà Lan đã tham gia rất nhiều hoạt động ý nghĩa: là thành viên tích cực của Dự án cơm từ thiện Pleiku, tự bỏ tiền túi tặng học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi của Trường THPT chuyên Hùng Vương. Những ngày dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bà Lan lại miệt mài làm “người vận chuyển” nhu yếu phẩm hỗ trợ lực lượng tuyến đầu và người dân nơi tâm dịch. Nghe tin ở đâu có người cần giúp đỡ, bà Lan lại tìm đến thăm hỏi, động viên và kết nối sự trợ giúp của mọi người.

Người đàn bà nhỏ bé nhưng luôn nhanh nhẹn, tích cực trên các chặng đường làm việc thiện, chia sẻ lý do đến với công việc mình yêu thích: “Tôi có một quán cà phê nhỏ ở gần chợ Yên Thế. Tuy không dư dả nhưng may mắn khi có một gia đình hạnh phúc, con cái trưởng thành và có công việc ổn định, chồng luôn cảm thông, đồng hành. Gặp người khó khăn hơn mình, tôi lại thấy thương và muốn san sẻ cùng họ. Khi mọi người vui, tôi thấy mình làm được việc có ích, từ đó cố gắng nhiều hơn”.

tram-doc-va-quan-com-yen-vui-cua-nguoi-phu-nu-me-tu-thien-7
Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bà Nguyễn Thị Lan đã hỗ trợ anh Lăng Văn Bền-một người khiếm thị bán hơn 200 cây chổi

Bắt đầu làm thiện nguyện từ năm 2010, thời gian đầu, bà Lan tự bỏ tiền mua quà đến tặng các cụ già và trẻ em ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh. Dần dần, bà Lan trở thành địa chỉ tin cậy để các Mạnh Thường Quân tìm đến chung tay góp sức cho các hoạt động thiện nguyện. Sự rõ ràng và minh bạch trong các hoạt động thiện nguyện khiến bà Lan nhận được sự tin tưởng của các Mạnh Thường Quân. 12 năm gắn bó với hoạt động thiện nguyện, bà Lan không nhớ đã giúp đỡ bao nhiêu gia đình và số phận kém may mắn. Bà tâm sự: “Trong hành trình thiện nguyện, tôi nhận được nhiều niềm vui xen lẫn không ít nỗi buồn. Vui vì có thể sẻ chia, giúp đỡ mọi người. Buồn vì nhiều người cần được giúp đỡ nhưng sức mình không kham nổi, còn vì có người chưa hiểu cho việc mình làm là “chuyện bao đồng”. Tuy nhiên, đem niềm vui đến cho người cũng chính là tạo niềm vui cho mình. Suy nghĩ đó là động lực để tôi ngày càng gắn bó với hoạt động từ thiện”.

(Theo Báo Gia Lai)

Xem thêm: Những bông hoa thiện nguyện: Đội xây cầu, làm đường từ thiện U60

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Lê Thân Thiện là ông chủ doanh nghiệp mê làm từ thiện. Trên mạng xã hội vẫn lưu lại rất nhiều hoạt động từ thiện ý nghĩa của anh Thiện.

Chuyện về ông chủ doanh nghiệp mê làm từ thiện
0 Bình luận

Bà Nguyễn Thanh Thủy khởi nghiệp với nghề mua tôm nhỏ lẻ. Sau đó, nhờ con tôm bà gây dựng nên cơ ngơi đồ sộ. Mỗi năm đều chi hàng trăm triệu làm từ thiện.

Tấm lòng nhân hậu của người phụ nữ miền Tây: Mỗi năm chi hàng trăm triệu làm từ thiện
0 Bình luận

Từ đôi bàn tay trắng, anh Sang và vợ gây dựng nên công ty điện tử. Có chút thành quả, anh Sang miệt mài đi làm từ thiện. Nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang khi vợ anh phát hiện mắc ung thư...

Người đàn ông nghèo trở thành giám đốc, đam mê làm từ thiện, cạo đầu cùng vợ chữa ung thư
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 16 giờ trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 17 giờ trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất