Làng 'nói phét gia truyền' ở Bắc Giang: Lạc quan phơi phới qua những lời nói phét đầy văn thơ

Bao đời nay tục ‘ăn no, nói phét, người cười rụng răng’ vẫn được lưu giữ tại làng Dương Sơn, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang); không chỉ là nét văn hóa độc đào mà còn truyền thải lối sống lạc quan, yêu đời.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thói “nói phét gia truyền” chắc hiếm người nghe; thế nhưng tại làng Dương Sơn, cái tiếng “ăn no, nói phét, người cười rụng răng” đã có một thời vàng kim chói lọi, nổi danh khắp miền Bắc.

Nghe chuyện làng nói phét

Tôi cố lý giải: “Lâu nay con vẫn nghe câu Hoà Làng nói phét có ca - Dương Sơn nói phét bằng ba Hoà Làng. Thế có đúng không vậy cụ?” “Cẩn thận dân Hòa Làng sang vây bắt lại không ai can ngăn, mau đi đi, thừa hơi đến đây gây sự à?” cụ nói với ánh mắt tỉnh bơ khiến tôi định quay xe khỏi làng. Tuy nhiên, khi nhìn sang gốc cây bàng cổ thụ thấy mấy thánh niên tủm tỉm cười, tôi mới biết vừa bị cụ cho ăn... quả lừa.

Cụ bà lúc này mới cười khoái chí: “Muốn nghe văn ca nói phét thì tìm ông Lập bên thôn Chiềng. Ông ấy mà không nói phét sẽ ốm ngay”. Sau đó, cụ gọi 1 thanh niên cho tôi số điện thoại của cụ Lập và dặn dò: “Trước khi đến thì gọi cho ông ấy một tiếng. Phải nói là đến mua mật ong vì ông bán mật, chứ nói đến chơi thì không gặp đâu.” Tôi ngay lập tức gọi và nói theo lời cụ bà, cụ Lập bên kia hào sảng: “Lại nghe mấy bà bên thôn Húng nói hả, sang đây cho mật ong chứ ông không bán”, vậy là tôi lại bị cụ bà lừa một lần nữa.

tim-hieu-ve-lang-noi-phet-gia-truyen-o-bac-giang-1
Làng nói phét Dương Sơn

Theo Vũ Văn Lập (81 tuổi, trú tại thôn Chiềng, xã Liên Sơn), người làng Dương Sơn dù mang tiếng nói phét nhưng không đi lừa đảo hay làm việc xấu. Họ chỉ nói quá câu chuyện, sự việc để mang tiếng giải trí, nghe rồi mới ngẫm ra là đúng. Trước kia, các cụ trong làng thường kể con cháu nghe rằng: “Dân Dương Sơn có thể bắt được quan tây, quan tàu - bỏ mũ, xuống ngựa, cúi đầu chào dân - Dân ưng, dân chịu mới cho vào làng”, nghe thì tưởng nói phét nhưng thực tế, trước đây cổng làng Dương Sơn rất nhỏ và thấp, quan muốn vào làng phải bỏ mũ hoặc xuống ngựa đi bộ mới vào được bên trong.

Bên cạnh đó, nơi đây còn truyền tai về câu chuyện phét việc bán mật ong của cụ Lập như sau:

“Ổ ong một ngày thu được vạn can

Ong no bụng quá xếp hàng đùa nhau

Mật vàng như thể vàng thau

Mời nhau một giọt, mười năm sau vẫn thèm

Thư cảm ơn còn nhiều hơn tiền mặt

Cứ mỗi ngày, mấy chục vạn lá thư

Từ Mỹ, Nga, Trung Hoa, Anh, Pháp

Qua Nhật, Hàn, giáp Đại Tây Dương

Mật ngon xuất khẩu bốn phương

Làm giàu chính đáng, cụ Lập ấm no”.

Một ngày trưa nắng tháng 7, chúng tôi có dịp về xã Liên Sơn nổi danh một thời về thói nói phét bằng ca từ đậm chất văn thơ. Trên đường vào làng Dương Sơn, chúng tôi gặp một cụ bà 80 tuổi liền hỏi: “Thưa cụ đây có phải làng nói phét không ạ?”. Thấy vậy, cụ ngước lên nhìn bằng ánh mắt nghiêm nghị: “Ai bảo ở đây nói phét. Vào đây cứ bô bô cái miệng, vu oan nói phét là thanh niên nó úp sọt, đánh hội đồng đấy”.

Hỏi mới biết, cụ Lập nuôi và bán mật ong, không ít người trong xã đi xuất khẩu lao động ghét qua mua mật ong của cụ mang đi nên nói cụ Lập xuất khẩu mật ong cũng có lý.

Thời 'hoàng kim' của làng nói phét

Khi đến nhà ông Nguyễn Văn Sự (SN 1950) để hỏi chuyện làng, ông lắc đầu “Tôi vừa trải qua trận ốm nặng, phải mổ não, giờ chả nhớ chuyện gì”. Thấy người hỏi chuyện thất vọng, ông liền phì cười. Hóa ra ông vừa ‘nói phét’, sau đó kể về làng và cái tên ‘làng nói phét’ cho mọi người nghe.

Theo ông Sự, từ nhiều năm trước Sơn Dương đã được gọi là làng nói phét với gương mặt đại diện là người nông dân tên Tam, còn gọi là ‘cụ Tam’. Nhà cụ Tam nghèo, không có con cái nhưng lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười nhờ tài nói quá của cụ. Đến tận bây giờ, dân làng vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về tài ăn nói của cụ.

tim-hieu-ve-lang-noi-phet-gia-truyen-o-bac-giang-3
Ông Tứ và ông Sự

Khoảng năm 1965, cụ Tam sau một lần lên đào sắn ở đồi sắn cạnh nhà về kể với mọi người: “Hôm đó, tôi đang sốt, người nóng lắm. Đào được củ sắn to, tôi cài vào cạp quần rồi về nhà. Về đến nhà, thấy củ sắn bở tung như vôi”. Ý cụ là bị sốt, người nóng tới mức chín cả sắn. Tuy nhiên, cách kể chuyện hài hước của cụ khiến nhiều người bật cười.

Một lần khác, có nhà thuê cụ Tam lập mái tranh, cụ về kể cho mọi người: “Tôi trèo lên mái nhà lợp tranh, không ngờ mái nhà cao, không cẩn thận bị ngã xuống đống tranh phía dưới. Ba ngày sau, gia chủ bới tranh lên vẫn thấy tôi sống sót, môi còn đỏ tươi”. Nghe cụ nói mọi người chỉ biết phù cười. Sau này cứ thấy ai trèo lên mái nhà đảo tranh, người làng lại cười: ‘Cẩn thận lại ngã như cụ Tam nhé’...

Ngoài ông Sự, ông Vũ Văn Tứ (SN 1965, làng Dương Sơn) cũng kể câu chuyện uốn sừng trâu mà mình được nghe lại: “Theo cụ Tam, đó là con trâu có sừng cong quá đà, không đúng tầm đẹp. Một lần, có người bán vôi đi qua, cụ Tam nghĩ chuyện mua vôi uốn sừng trâu. Cụ nói: ‘Tôi lấy vôi bọc lá chuối sau đó ốp vào sừng trâu, lùa con trâu xuống ao. Trâu xuống ao, vôi tôi ra, nóng quá làm mềm sừng trâu. Thế là tôi tranh thủ uốn sừng theo ý muốn’. Dù biết cụ nói khoác nhưng người nghe vẫn cười bò”.

Sau đó, mọi người cũng dần học cách nói chuyện vui vẻ, hài hước của cụ Tam, sau này phát triển hơn khi trở thành thơ, vè. Theo chị Lê Thị Kim Oanh - phòng văn hóa xã hội xã Sơn Liên, nói quá, nói phét gây cười đã trở thành là nét văn hóa được lưu giữ. Thậm chí nhiều năm trước, ở đây còn  tổ chức cuộc thi nói phét giữa các làng, thu hút được rất nhiều người dân tham gia.

Xem thêm: Lý giải về hội chứng Pica: Khi con người có thể ăn đất cát thay cơm mỗi ngày

Đọc thêm

Những con cò này có nguồn gốc từ một nhóm khủng long ăn thịt. Chúng sở hữu thân hình đồ sộ khi cao tới 1,4 m, thích ăn rùa, rắn, vịt và đôi khi là cả cá sấu.

Kỳ lạ loài cò 'hậu duệ khủng long' có thể xơi tái cá sấu trong một nốt nhạc
0 Bình luận

Tại hòn đảo này, chỉ có một người phụ nữ duy nhất họ chấp nhận và tôn kính, còn lại toàn bộ những người phụ nữ khác và giống cái đều bị cấm tuyệt đối.

Hòn đảo kỳ lạ chỉ cho phép đàn ông đặt chân tới: Duy nhất một người phụ nữ là ngoại lệ
0 Bình luận

Dù gọi là chuột nhưng loài vật này lại có chiếc vòi siêu dài, có họ hàng gần với voi hơn là chuột.

Kỳ lạ loài chuột có vòi siêu dài, thích sống chung thủy 'một vợ một chồng'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất