Họa sĩ thi công lá cờ gốm trên đảo Trường Sa Lớn: "Tôi gửi hồn tôi vào lá cờ Tổ quốc"

Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy chính là người đã thi công lá cờ gốm trên đảo Trường Sa Lớn. Chị cảm thấy rất xúc động khi khi chứng kiến tình cảm nồng nhiệt lớn lao của người Việt với chủ quyền biển đảo của đất nước suốt mấy ngày qua.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đặc biệt, khi lá cờ Tổ quốc thiêng liêng bằng gốm sứ trên mái nhà hội trường đảo Trường Sa Lớn "đột nhiên biến mất" trên ứng dụng của Google. Đó là tác phẩm gửi gắm tấm lòng của một người con Việt với Tổ quốc, với Trường Sa, cũng là tấm lòng chung của mọi người Việt.

Tình yêu nước luôn gắn kết người Việt. Khi chủ quyền Tổ quốc bị xâm phạm thì tất cả người Việt sẽ cùng nhau hành động để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.

Từ Hà Nội, họa sĩ Thu Thủy - người đã thực hiện nhiều dự án tôn vinh chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước - xúc động nhớ về những dự án tâm huyết của mình.

tam-su-cua-hoa-si-thi-cong-la-co-gom-tren-dao-truong-sa-lon
Họa sĩ Thu Thủy khi thi công lá cờ gốm trên đảo Trường Sa Lớn

Chủ quyền Tổ quốc nhìn từ trên không

Năm 2011, một năm sau khi hoàn thành "Con đường gốm sứ" nổi tiếng ở Hà Nội, họa sĩ Thu Thủy có dịp đến với quần đảo Trường Sa.

Lần đầu ra với khúc ruột xa xôi mà gần gụi của nước Việt, đứng trước biển cả bao la và tình người ấm áp, chị thấy niềm tự hào dân tộc dâng tràn. Chính lúc ấy, hình ảnh lá cờ Tổ quốc lớn như hiện ra trước mắt chị.

Ý tưởng làm lá cờ Tổ quốc bằng những mảnh gốm mosaic tại Trường Sa bắt đầu từ đó. Phải là gốm, bởi chỉ có sự bền bỉ của chất liệu này mới chịu được nắng gió Biển Đông để bền vững cùng thời gian.

Hơn nữa, chị Thủy còn muốn đó phải là một lá cờ đủ lớn để mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy khi máy bay bay ngang nơi này hoặc nhìn được qua ảnh vệ tinh trên các ứng dụng của Google, Apple..., để chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa được khẳng định thêm từ một chiều không gian khác: trên không.

Ý tưởng đẹp lập tức nhận được sự ủng hộ của Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân. Những ngày khảo sát tìm địa điểm khá thuận lợi khi chị Thủy chọn được nóc nhà hội trường tại trung tâm của đảo có kích thước 15x20,8m, đúng theo tỉ lệ tiêu chuẩn của quốc kỳ Việt Nam là chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài.

100 kiện gốm đã đi gần 2.000km từ Bắc vào Nam bằng tàu hỏa, bằng ô tô rồi tiếp tục theo năm chuyến tàu biển của hải quân vượt biển để cập đảo Trường Sa Lớn. 

Có những khi gió lớn, tàu không thể cập được vào cầu cảng Trường Sa. Các chiến sĩ ở đảo phải vận chuyển bằng xuồng.

tam-su-cua-hoa-si-thi-cong-la-co-gom-tren-dao-truong-sa-lon-0
Họa sĩ Thu Thủy cùng các chiến sĩ Trường Sa bên bức tranh gốm ở cột mốc chủ quyền ở trung tâm đảo Trường Sa Lớn

Bao nhiêu ân tình từ đất liền thương yêu đã được gói cùng từng viên gốm nung bởi đất sông Hồng ra với khúc ruột Trường Sa.

Hai tháng miệt mài, mọi người cùng làm việc ngày đêm tại Trường Sa, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Khi gắn xong viên gốm cuối cùng của lá cờ Tổ quốc, tất cả những người có mặt đều rưng rưng.

Một cột mốc chủ quyền được gắn thêm tại vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Lá cờ không chỉ được nhìn thấy rõ ràng từ trên không, mà với thiết kế độ dốc 5 độ, tàu từ phía xa cũng có thể nhìn thấy lá cờ.

Lá cờ rực sắc thắm rộng 310m2 hoàn thành vào tháng 6-2012 nổi bật giữa hòn đảo thiêng liêng, giữa biển trời xanh thẳm, nặng 3,5 tấn có kích thước 12,40x25m ghép từ 310.000 viên gốm mosaic được trao kỷ lục "Lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam".

Nhưng có một điều còn lớn hơn thế ở lá cờ này trong lòng mỗi người Việt: đó là chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Lời nhắn gửi Google của người 5 lần ra Trường Sa

Sau lá cờ đặc biệt, họa sĩ Thu Thủy tiếp tục làm tấm bản đồ Việt Nam bằng gốm sứ để đặt tại Trường Sa Lớn. Lần này, các nghệ nhân Bát Tràng đã dùng kỹ thuật in trên gốm nặng lửa để in từng địa danh, từng tên đảo, bán đảo, bãi cạn, bãi ngầm suốt dọc chiều dài của vùng biển Việt Nam.

88 mảnh gốm với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa cùng các hòn đảo khác dọc chiều dài lãnh thổ Việt Nam được hoàn thành, chính xác từng chi tiết nhỏ, để ghép thành bản đồ Việt Nam tại nhà khách Thủ Đô của đảo.

Ngoài ra, họa sĩ Thu Thủy và các cộng sự còn thể hiện bốn bức tranh gốm đặt hai bên tường cạnh cột mốc chủ quyền trung tâm Trường Sa.

tam-su-cua-hoa-si-thi-cong-la-co-gom-tren-dao-truong-sa-lon-9

Các bức tranh ca ngợi hình ảnh người chiến sĩ hải quân cùng ước vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam, những hình ảnh thân thuộc, nét đẹp của thiên nhiên đất nước đã hiện diện nơi đảo xa nhờ công sức, ý tưởng của chị Thủy.

Năm 2014, họa sĩ Thu Thủy tiếp tục thực hiện bức tranh gốm Trường Sa - sức mạnh Việt Nam đặt tại cầu cảng đảo Trường Sa Lớn. Năm 2016, chị thiết kế công trình Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở đảo Sơn Ca.

Từ những dự án tâm huyết với Trường Sa, những kỷ niệm cảm động của năm lần ra với quần đảo này, Trường Sa đã trở thành một phần rất thiêng liêng trong họa sĩ Thu Thủy.

Nơi đảo xa ấy với chị chính là nhà như trong những vần thơ tha thiết chị viết khi nhớ Trường Sa: "Tôi gửi hồn vào lá cờ Tổ quốc/ Giữa Trường Sa lấp lánh ánh bình minh/ Yêu Trường Sa, tôi càng yêu đất nước/ Nhớ Trường Sa! Từng mạch đập, tim mình!...

Hỏi về việc mấy ngày nay Google Maps và Google Earth không hiển thị rõ hình ảnh cờ Việt Nam tại Trường Sa, họa sĩ Thu Thủy cho biết: 

"Tôi tin rằng trước những phản ánh của báo chí Việt Nam và đại diện Google Việt Nam, bộ phận kỹ thuật của Google Maps quốc tế sẽ sớm cập nhật hình ảnh rõ nét hơn lá cờ đỏ sao vàng trên Google Maps và Google Earth.

Chúng ta cùng theo dõi sự cập nhật mới nhất của họ và chúng ta sẽ cùng tự hào khi nhìn thấy lại lá cờ đỏ sao vàng thắm tươi ở đảo Trường Sa Lớn trên các ứng dụng của Google".

Từ sông Hồng ra "khúc ruột" Trường Sa

Trước sự việc quốc kỳ Việt Nam ở Trường Sa "biến mất" trên Google, sáng 12-7, Tuổi Trẻ đã trao đổi với nghệ nhân ưu tú - nhà ghép gốm Nguyễn Quý Sơn (giám đốc Công ty cổ phần gốm sứ Quang Minh) về chất liệu gốm sứ đặc biệt được sử dụng cho công trình "Lá cờ Tổ quốc bằng gốm lớn nhất Việt Nam".

Ông Sơn cho biết chất liệu gốm phủ men nặng lửa được sử dụng để ghép cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa dù môi trường có khắc nghiệt thế nào thì vẫn đảm bảo lâu bền, vững vàng theo thời gian.

"Gốm được nung ở nhiệt độ rất cao đến 1.230 độ C. Khi nung ở nhiệt độ cao sẽ có độ kết khối vững chắc, sương - men gắn liền với nhau như một thể đặc phù hợp với nhiều môi trường. Cho nên dù môi trường có khắc nghiệt đến thế nào cũng đảm bảo đến hàng ngàn năm không thể phai, bạc màu, đảm bảo bền vững với thời gian. Đó là điểm đặc biệt nhất của gốm Bát Tràng" - ông Sơn nói.

Nghệ nhân nhớ lại từ thời điểm kết hợp với họa sĩ Thu Thủy trong dự án "Con đường gốm sứ" tạo tiếng vang lớn, gốm Bát Tràng đã có mặt trên khắp mọi miền Tổ quốc, ứng dụng vào nhiều công trình tiêu biểu, công trình công cộng, cảnh quan của đất nước.

Nhưng vinh dự hơn cả là khi gốm Bát Tràng của vùng đất sông Hồng đã được mang ra "khúc ruột" Trường Sa thân yêu.

"Tôi cảm thấy vinh dự, tự hào vì lá cờ được làm bằng sản phẩm gốm Bát Tràng. Tôi mong thế hệ con cháu sau này đều có thể được chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng trên đảo Trường Sa, khơi dậy lòng yêu nước, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước" - ông chia sẻ.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ từ Quân chủng Hải quân cho biết sau khi có thông tin quốc kỳ Việt Nam "biến mất" trên Google, đơn vị khẳng định quốc kỳ Việt Nam vẫn hiện diện trên đảo Trường Sa.

(Nguồn: Tuổi trẻ)

Xem thêm: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam!

Đọc thêm

Theo Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, chỉ khi giữ gìn được Biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Người đầu tiên trong sử Việt coi trọng việc giữ gìn chủ quyền biển đảo
0 Bình luận

Trong thời gian trị vì, vua Minh Mạng đã chủ trương thực hiện nhiều chính sách cụ thể nhằm khẳng định chủ quyền cương hải một cách rất bài bản và quyết liệt.

Những chính sách bài bản, quyết liệt của vua Minh Mạng với chủ quyền biển đảo Việt Nam
0 Bình luận

Fado.vn mới đây đã có động thái tuyên bố ngừng kinh doanh toàn bộ các sản phẩm đến từ hãng H&M. Đây là sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam có động thái mạnh tay loại bỏ các sản phẩm đến từ nhãn hàng của Thụy Điển nhằm ủng hộ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Fado.vn - Sàn thương mại đầu tiên của Việt Nam ngừng bán hàng H&M để ủng hộ chủ quyền biển đảo Việt Nam
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất