Phan Kính: Vị thám hoa nước Việt dốc sức cống hiến cho đất nước, được Càn Long nể trọng mà tặng 18 cỗ quan tài

Sinh ra trong cảnh nghèo, nhờ ý chí và ham học hỏi, Phan Kính đã trở thành thám hoa tài giỏi có nhiều cống hiến cho Đại Việt, ngay cả nhà Thanh cũng nể trọng.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 12/09
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong số những vị thám hoa lịch sử Việt, có Phan Kính là người được vua Lê Hiển Tông tin dùng, ngay cả nhà Thanh vô cùng kính nể. Vốn xuất thân nghèo khó, chỉ nhờ bằng ý chí và ham học hỏi, ông đã vượt lên số phận và dốc sức cống hiến cho nước nhà.

Con nhà nghèo hiếu học, viết bài trên lá chuối xanh

Phan Kính tự là Dĩ Trực, hiệu Tĩnh Trai, sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng hiếu học ở làng Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn (nay là xã Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh). Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, lên 3 tuổi đã thuộc nằm lòng nhiều ca dao, tục ngữ. Thấy con thông minh, cha ông là Phan Quán đã cho con học chữ từ năm 6 tuổi.

Lúc bấy giờ, gia cảnh nhà Phan Kính vô cùng khó khăn. Giấy đã viết hết thì phải lộn mặt trái mà viết tiếp, không ít lần phải viết bài trên lá chuối tươi. Văn bia tại từ đường họ Phan do chính Thám hoa Phan Kính soạn có ghi: "Nhà nghèo, giấy bút đồ dùng cái gì cũng thiếu, thường phải lộn mặt giấy cũ để làm văn, không có đèn học thì phải chờ ánh trăng hoặc đêm khuya thì ngồi cạnh khung dệt của mẹ để chung đèn mà đọc sách".

phan-kinh-tham-hoa-nuoc-viet-duoc-can-long-tang-18-co-quan-tai
Năm 1722, xã Lai Thạch tổ chức kỳ thi sát hạch, Phan Kính mới 7 tuổi đã xếp hạng nhất

Thông minh lại chăm chỉ, chẳng mấy chốc Phan Kính đã thuộc hết kinh sử đương thời, biết làm cả thơ phú. Năm 1722, xã Lai Thạch tổ chức kỳ thi sát hạch, Phan Kính mới 7 tuổi đã xếp hạng nhất. Giỏi nhưng không kiêu, ông vẫn cố gắng học hành, ngày đêm dùi mài kinh sử. Năm 14 tuổi, gia đình cho ông theo học Thám hoa Ngô Sách Hân, sau này chính ông giúp Phan Kính lên Thăng Long học hành.

Năm 1743, Phan Kính ra Thăng Long dự thi, tương truyền có qua sông Lam ném dao mà thề rằng: "Không đỗ đạt thì không trở về". Trong số 3.000 sĩ tử năm đó, ông thi đỗ thám hoa. Khoa thi ấy không có trạng nguyên hay bảng nhãn, nên Phan Kính là người đỗ cao nhất. Đề thi chế sách do chính vua Lê Hiển Tông ra đề, bao gồm 10 mục với 100 câu hỏi. Quyển thi của vị thám hoa tài ba ấy được vua dùng bút son ngự phê: "Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh".

phan-kinh-tham-hoa-nuoc-viet-duoc-can-long-tang-18-co-quan-tai
Quyển thi của Phan Kính được vua dùng bút son ngự phê: "Cho đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh"

Sau khi đỗ đạt, ông được vua cho về quê vinh quy bái tổ, nghỉ ngơi 3 tháng và thu xếp việc nhà. Đến giữa năm 1744, ông ra Thăng Long nhậm chức. Ban đầu, ông làm  Hàn lâm viện đãi chế, chuyên việc cung phụng từ lệnh ở bên vua. Sau này, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Giám sinh ở Quốc Tử Giám, Đốc đồng trấn Sơn Tây, Đốc đồng xứ Thanh Hóa, Thư đốc thị Nghệ An, Đốc đồng xứ Tuyên Quang, Kinh lược sứ, Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa...

Vị Thám hoa được nhà Thanh kính nể

Trong những năm 1758-1761, Phan Kính giữ chức Đốc đồng xứ Tuyên Quang kiêm tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hóa (gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và một phần Sơn La ngày nay). Ông được vua Lê cho quân tới giữ trấn vùng biên giới phía Bắc, nhiều lần thương thuyết với quan chức nhà Thanh.

Sách Đại Nam nhất thống chí có chép, Phan Kinh được triều đình cử đi sứ nhiều lần trong khoảng thời gian từ 1759 đến 1760. Vốn là người có kiến thức sâu rộng, lại có tài ngoại giao, ông đã giúp nước ta dựng lại cột mốc biên giới, giúp ổn định cương giới giữa Đại Việt và nhà Thanh. Thậm chí, Càn Long còn rất mến phục tài trí của ông, từng phong ông danh vị "Lưỡng quốc đình nguyên thám hoa". Chưa kể, vị hoàng đế nhà Thanh này còn tặng cho Phan Kính 1 chiếc áo cẩm bào, kèm 2 bức trướng ghi "Thiên triều đặc tứ Bắc Đẩu dĩ Nam nhất nhân nhi dĩ". Câu này có nghĩa là: "Thiên triều đặc cách, phía Nam Bắc Đẩu, chỉ một người thôi".

Không may trong chuyến đi này, do làm việc quá sức, Phan Kinh lâm bệnh nặng rồi đột ngột qua đời ở nhiệm sở Hưng Hóa. Năm ấy ông mới 47 tuổi, tài năng vẫn còn đang độ chín muồi. Nghe tin Phan Kính qua đời, Càn Long bày tỏ sự kính phục và tiếc nuối, cho người đóng 18 cỗ quan tài, khâm liệu rồi đưa ông về nước.

phan-kinh-tham-hoa-nuoc-viet-duoc-can-long-tang-18-co-quan-tai
Áo Cẩm Bào vua Càn Long tặng Phan Kính. Ảnh: Báo Tiền phong.

Thi hài Phan Kính được rước về Thăng Long, đông đảo bá quan văn võ tới viếng. Vua Lê Hiển Tông và chúa Trịnh Doanh đã cấp lễ vật, tử tuất rất trọng hậu và tự tay đề bức trướng phúng viếng. Trên đó ghi 2 dòng là: "Lưỡng đồ văn hữu vũ / Vạn lý hiểm vy di" (tức "Hai đường kiêm văn võ/ Vạn dặm hiểm lại bình"). 

Vua Lê còn truy phong ông chức Hữu thị lang Bộ hình, tước Quỳ dương bá, thụy Trung hiển. Sau khi tiến hành tang lễ, vua giao cho Bộ Lễ cùng binh lính hộ tống cả 18 cỗ linh cữu Phan Kính về mai táng, không ai biết thi hài ông nằm ở quan tài nào. Đến năm 1783, Thám hoa Phan Kính lại được vua Lê Hiển Tông sắc phong là "Thành hoàng hiệu Anh Nghị Đại Vương", ghi nhớ công lao nội trị và ngoại giao xuất sắc. Vua còn sai thợ giỏi về thôn Vĩnh Gia dựng đền thờ, lăng tẩm, đặng giao cho 3 tổng Lai Thạch, Hòa Lâm, Bình Hồ thuộc huyện La Sơn thờ phụng.

Phan Kính để lại nhiều tác phẩm sâu sắc như Kinh truyện tử sử, Sách văn lược cú, Dĩ Trực thị tộc, Vinh cổ Thái Lão, Vĩnh Gia Thám hoa Phan Kính truyện, Văn thi Hội, thi Đình, Văn tế sống cô Nhiễu... Bạn cùng thời với ông, danh nhân Đặng Trần Côn từng viết về ông rằng: "Học sâu như biển, kình nghê vùng vẫy trận văn, lời sắc hơn dao, phù dung tơi bời ngọn bút". 

Xem thêm: Vị vua nghiêm minh bậc nhất triều Nguyễn và nghi án giết chị dâu chấn động lịch sử

Đọc thêm

Sử Việt ghi nhận ít nhất 3 Thái hậu lâm triều nhiếp chính nhưng nước tiếng về tham vọng quyền lực và chứa đựng nhiều ẩn ức lịch sử hơn là Tuyên Từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh. 

Nguyễn Thị Anh - Thái hậu ác nhất sử Việt: Mưu hại Hoàng tự, giết vua gây thảm án Lệ Chi Viên, tàn sát công thần
0 Bình luận

Lê Ngân là 1 trong những công thần lập nhiều chiến công khi Lê Lợi khởi nghĩa. Nhưng khi đang ở đỉnh cao quyền lực thì ông phải nhận kết cục cay đắng vì mê tín dị đoan.

Danh tướng Lê Ngân gặp họa sát thân vì mê tín dị đoan
0 Bình luận

Lịch sử Việt Nam có rất nhiều các vị trạng nguyên lỗi lạc, nhưng 5 cái tên này là những cái tên tiêu biểu nhất, là tấm gương sáng cho con cháu đời đời noi theo.

5 vị trạng nguyên nổi danh nhất, là bậc kỳ tài trong lịch sử dân tộc Việt Nam
0 Bình luận

Tin liên quan

Những bức ảnh nổi tiếng này đã trở thành huyền thoại. Tuy nhiên những câu chuyện ẩn chứa phía sau là điều không phải ai cũng biết.

Câu chuyện bí ẩn phía sau 7 bức ảnh nổi tiếng nhất lịch sử, số 3 khiến nhiều người ngã ngửa
0 Bình luận

Từng là một trong những người tình được Cựu hoàng Bảo Đại yêu chiều hết mực, thế nhưng, cuộc đời của vũ nữ Lý Lệ Hà sau này lại ngập tràn trong cay đắng.

Chân dung Lý Lệ Hà - 'Tiểu tam' hết lòng hầu Vua nhưng vẫn bị bỏ rơi
0 Bình luận

Cuộc sống luôn có những thử thách mà con người phải đối mặt. Tâm con người giống một con đường, càng tính toán đường càng cụt, càng bình thản đường càng rộng.

Ở đời: Đường rộng không bằng tâm rộng, mệnh tốt không bằng tâm tốt
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất