Cảm động ông lão về hưu chạy xe ôm, lấy lương hưu tặng quà cho học sinh nghèo
Dù đã về hưu, ông Vũ Thái Hòa (Hải Phòng) vẫn chạy xe ôm kiếm tiền, trích thêm một khoản lương hưu để mua xe đạp cũ, sửa chữa rồi tặng học sinh nghèo.

Về hưu vẫn đam mê sửa xe đạp
Ở tuổi 70, ông Vũ Thái Hòa vẫn còn khỏe mạnh, đang sống cùng vợ trong ngôi nhà nhỏ giữa khu phố chợ Lương Văn Can, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Ông kể, hồi nhỏ, ông được bố dạy nghề thợ mộc, cơ khí, lớn lên tuy không theo nghề nhưng vẫn đam mê. Với ông, niềm vui lớn là được sửa chữa những món đồ cũ tưởng chừng đã không còn giá trị rồi tặng cho người thân anh em, bạn bè.
Năm 2018, ông bắt đầu chuyển hướng sang sửa chữa xe đạp như một thú vui tuổi già. Ông Hòa tâm sự: "Sau khi nghỉ hưu, tôi có nhiều thời gian dành cho thể dục thể thao và gia đình hơn. Môn thể thao gắn bó với tôi nhiều nhất lại là xe đạp. Mỗi chiều, tôi và bà xã lại cùng nhau đạp xe ra hồ An Biên gần nhà thư giãn. Cũng từ đây, chúng tôi gặp gỡ và kết giao với những người yêu xe đạp giống mình.

Qua những câu chuyện, tôi chợt nhận ra nhu cầu bán hoặc tái chế xe đạp cũ rất lớn. Tuy nhiên, tùy từng chất lượng của xe mới bán được. Những xe bị hỏng nặng đến mức khó chữa thường không ai muốn mua nên cuối cùng trở thành một đống phế liệu. Khi biết điều đó, tôi đã nghĩ đến việc gom những xe cũ hỏng này về, thay thế phụ tùng, sửa chữa để xe đạp hoạt động được như cũ rồi đem tặng cho những đứa trẻ khó khăn cần phương tiện tới trường".
Ông vui vẻ nói, nhìn những thứ lỉnh kỉnh này, rồi nghĩ tới mục đích mình làm nên cảm thấy vô cùng hăng hái. Ông còn hài hước chia sẻ: "Giờ bất cứ ai hỏi xe đạp có bao nhiêu bộ phận thì tôi kể được ngay nhưng bảo sử dụng điện thoại thông minh như thế nào thì chịu chết luôn".
Từ thiện như một thói quen
Ở độ tuổi của ông, người ta chủ yếu nghỉ ngơi, thư giãn, vui vầy con cháu. Thế nhưng, ông lại cảm thấy vui và hạnh phúc khi tiếp tục được "lao động". Ông Hòa bày tỏ: "Nhiều người khi biết việc tôi làm cũng ngỏ ý được góp tiền nhưng tôi không nhận. Nếu họ có xe đạp cũ hay linh kiện phụ tùng mang tới tặng thì tôi sẵn lòng, còn quyên góp tiền thì không. Tôi không thích hô hào, phô trương. Mình làm vì thói quen, thích giúp đỡ người khác. Hôm nào khỏe thì làm nhiều, hôm nào mệt thì làm ít.

Ngoài lương hưu hàng tháng, thi thoảng tôi lại chạy xe ôm, trông coi xe cho mấy người buôn bán ở chợ để thêm tiền mua phụ tùng, linh kiện thay thế cho xe đạp cũ, thậm chí mua cả xe mới. Mình già rồi, ăn uống đơn giản, sinh hoạt cũng không có gì quá phức tạp nên tiền dư làm từ thiện lại thấy ý nghĩa. Tôi theo dõi thông tin, thấy nhiều người khó khăn hơn mình nhưng vẫn hăng say làm từ thiện, vậy tại sao mình có điều kiện lại không làm?".
Tuy nhiên, cũng có lúc ông cảm thấy buồn vì lòng tốt của mình không đến đúng chỗ. Một lần nọ, do địa phương xác minh không cẩn thận, nhiều xe đạp được ông sửa chữa lại bị trao nhầm người. Thậm chí, có người nhận xe của ông xong lại đem bán lấy tiền chứ không sử dụng. Sau lần đó, tuy trong lòng vô cùng áy náy, ông vẫn tiếp tục công việc từ thiện này. Thậm chí, nếu thấy bạn bè của mình bị thiếu phương tiện đi lại, ông cũng hào phóng tặng luôn.

Lần khai giảng năm nay, ông dự định sẽ tặng 5 chiếc xe đạp cho học sinh khó khăn ở xã Kênh Giang, huyện Thủy Nguyên. Ngoài chiếc xe đạp đã được sửa như mới, ông còn gắn kèm 1 chiếc lốp xe và 1 cây bơm xe do ông tự chuẩn bị để giúp các em có sẵn phụ tùng cần thiết khi cần thay thế.
Ông Vũ Thái Hòa chia sẻ, từ năm 2018 đến nay, ông đã lắp ráp, sửa chữa và tặng cho hơn 30 chiếc xe đạp. Người nhận là các cháu học sinh nghèo ở tỉnh Bắc Ninh (quê của ông Hòa), huyện An Lão, Hải Phòng (quê vợ ông) và địa bàn nơi ông sinh sống. Ông nói: "Tôi làm từ thiện không mong cầu người được nhận quay giúp mình. Chỉ mong các cháu có phương tiện đi lại, hỗ trợ cho việc học thuận lợi hơn để sau này thành công, có cơ hội đi giúp đỡ người khác".
Theo Giadinh.net
Xem thêm: Nhớ lại cậu bé miền Tây dũng cảm quay lại cứu mẹ nuôi khỏi bình gas nổ năm nào
Đọc thêm
Thấy nhiều em có nhu cầu học tiếng Anh nhưng không có điều kiện, nam sinh Nguyễn Phan Thiên Lãm đã quyết định mở lớp dạy miễn phí.
Sau khi về nước, Hoa hậu Thùy Tiên lại tất bật với các hoạt động thiện nguyện, mới đây nhất là đi tặng đồ ăn miễn phí cho người vô gia cư.
Tuy giá bán chính là 25.000 đồng/tô, nhưng hễ thấy người già, người khuyết tật đi ngang qua thì chủ quán cháo lòng ở TP.HCM này sẵn sàng bán miễn phí.
Tin liên quan
Được khởi nguồn cảm hứng từ vụ phóng hỏa Gác Vàng, Mishima Yukio, nhà văn và biên kịch nổi tiếng người Nhật Bản, đã viết nên một áng văn chương để đời, gắn liền với sự nghiệp sáng tác của ông có tên Kim Các Tự.
Nhận định về thị trường thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa dự đoán giá bất động sản có thể sẽ giảm 30% nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi.
"Em đã nhận được 113 thư mời, trong đó 72 trường đồng ý cấp học bổng một phần trong quá trình du học. Tổng giá trị học bổng của 72 trường là vào khoảng 100 tỷ đồng", Lê Khánh Tùng chia sẻ.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.