Nghị lực sống và lòng nhân ái: Ông chủ khuyết tật tạo công ăn việc làm cho người đồng cảnh
Dù có khuyết tật ở chân nhưng Phan Minh Quý chưa bao giờ chùn bước. 9x vượt liên nghịch cảnh trở thành chủ xưởng may tạo công ăn việc làm cho chàng chục người đồng cảnh ngộ.

Quý là một trong 64 gương thanh niên khuyết tật được tôn vinh trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2020. Đó cũng là phần thưởng tiếp thêm nguồn năng lượng mới để chàng trai khuyết tật tiếp tục chinh phục mọi khó khăn vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống đầy thách thức.
Không ngừng nỗ lực
Năm 1990, khi mới chào đời Phan Minh Quý khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Rồi một trận ốm ập đến, hai chân của cậu bị teo lại. Kể từ đó, Quý trở thành người khuyết tật. Chỉ di chuyển bằng cách bò, lết, năm 9 tuổi cậu mới được đi học lớp 1 và đến trường với sự dìu dắt của bố mẹ, người thân. Thương con trai, bố mẹ Quý gọi cửa nhiều nơi để chữa bệnh cho cậu. Ròng rã suốt gần chục năm mới may mắn tìm được một bác sĩ giỏi nhận phẫu thuật và mổ xong mất một năm tập vật lý trị liệu, Quý bắt đầu tập tễnh những bước chân đầu tiên, khi đã lên 10 tuổi.
Vì sức khoẻ không tốt nên cậu không theo kịp học hành. Hết lớp 9, Quý xin nghỉ và tự bươn chải kiếm việc làm. Non nớt bước vào đời, lại khuyết tật, chàng trai trẻ chật vật xin việc. Quý tới các khu công nghiệp xin làm nhưng không công ty nào nhận. Rồi cậu tìm đến một xưởng gỗ mỹ nghệ, cuối cùng cũng được nhận vào làm.
Chàng trai trải lòng: "Bố mẹ khuyên mình ở nhà vì cho rằng ra ngoài không làm được gì nhưng mình nghĩ lúc bố mẹ còn khỏe còn nuôi được con, chứ khi bố mẹ già, ai sẽ nuôi mình? Lúc đi tìm việc làm dù chưa biết sẽ làm gì nhưng mình vẫn quyết tâm "bung ra"".
Làm ở xưởng gỗ mỹ nghệ được một thời gian vất vả mà thu nhập bấp bênh, nhận thấy nếu không có nghề trong tay sẽ khó ổn định cuộc sống, Quý khăn gói về lại quê Ninh Bình, đến một xưởng dạy nghề học may. Suốt 6 tháng trời theo học, đôi chân của chàng trai trẻ phải học cách đạp máy may. Chặng đường gian nan nhưng Quý không ngừng cố gắng. Sản phẩm đầu tay của cậu là chiếc áo sơ-mi.
Học ở xưởng may, không những được truyền dạy kỹ năng nghề, Quý còn cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực của người khuyết tật giàu nghị lực như cô giáo của mình. Từ đó, chàng trai thêm tự tin vào chính bản thân và xây dựng mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Trở thành một thợ may có tay nghề, Phan Minh Quý quyết định đi xin việc ở những công ty lớn.

Sẻ chia, giúp đỡ người đồng cảnh
Hành trình xin việc của chàng trai khuyết tật đầy gian nan bởi khiếm khuyết của cơ thể nhưng cậu vẫn đặt niềm tin mãnh liệt vào tay nghề. Thế rồi, niềm vui vỡ oà khi cậu được một công ty liên doanh với nước ngoài cho thử việc. Trực tiếp Tổng giám đốc người Hàn Quốc tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với Quý.
Khi công việc đang ổn định chàng trai 9X lại đưa ra một quyết định táo bạo. Quý về quê mở xưởng may để tạo việc làm cho những người cùng cảnh ngộ và lao động lớn tuổi ở địa phương. Năm 2020, dù thế giới khốn khó với dịch bệnh Covid-19 nhưng chàng thanh niên khuyết tật vẫn tạo dựng được một xưởng may và nhận nhiều đơn đặt hàng.
Cậu còn tập trung dành thời gian dạy nghề cho người khuyết tật, phụ nữ ngoài tuổi 40. Quý cho hay: "Mình mở rộng các mối quan hệ để tìm kiếm đối tác mới. Cùng với đó chuẩn bị một lực lượng lao động ổn định, chắc về tay nghề để khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, xưởng may sẽ tiếp tục sản xuất để kịp thời hoàn thành các đơn hàng đã ký kết”.
Ngay từ khi mới thành lập, xưởng may của Quý đã hỗ trợ việc làm cho 12 lao động, với mức lương tối thiểu 4.5 triệu đồng/tháng và nhiều hơn thế.
Nghị lực vươn lên và đạt được những thành công hơn rất nhiều người bình thường nhưng chàng trai khuyết tật rất khiêm tốn. Quý bày tỏ: “Đến bây giờ vẫn chưa phải là thành công, chỉ là ổn hơn chút thôi. Tất cả những gì mình làm vẫn chưa đủ, làm sao phải tuyển thêm được nhiều người khuyết tật, đào tạo dạy nghề, giúp họ tự lo được cho bản thân, sống được cuộc sống như họ mong muốn".
(Theo Tuổi trẻ thủ đô)
Xem thêm: Nghị lực sống và lòng nhân ái: Chân dung người thương binh hết lòng vì cộng đồng
Đọc thêm
Dù là người khuyết tật nhưng chị Trương Thị Tiền (41 tuổi, thôn Long Thành, xã Tịnh Thiện, TP Quảng Ngãi) vẫn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ người khó khăn.
Mất đi một chân là bi kịch kinh hoàng với một vũ công nhưng với Kara Skrubis, cô coi đó là nghịch cảnh để bản thân mạnh mẽ hơn. Và cô cũng chưa bao giờ từ bỏ ước mơ trình diễn ở sân khấu lớn.
Gia đình ông Ý đã giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ học sinh nghèo trong suốt nhiều năm trời chỉ với một mục đích "mong họ có thêm niềm tin, động lực để sống tốt hơn, càng thêm tin yêu cuộc sống hơn".
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.