Nữ y sĩ Xê Đăng bất chấp lệ làng, băng rừng vượt suối cứu bé trai suýt bị chôn sống theo mẹ

12 năm trước, sản phụ người Xê Đăng ở vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) bị băng huyết chết sau khi hạ sinh con trai. Người nhà và dân làng quyết chôn sống đứa bé theo mẹ vì hủ tục cho rằng đó là "cái chết xấu".

Đỗ Thu Nga Theo dõi

"Trái tim mình coi Quốc Khánh là con ruột, mong con gắng học hành, chăm ngoan để sau này có tương lai tươi sáng, thành người có ích", nữ y sĩ trẻ chia sẻ.

Cố thuyết phục người làng không chôn "con ma rừng"

Cậu bé ấy mang cái tên đặc biệt - Quốc Khánh - vì được cứu đúng dịp lễ 2-9. Giờ đây dù cuộc sống còn lắm chật vật, nữ y sĩ ấy vẫn quyết nuôi nấng đứa trẻ đàng hoàng.

12h trưa 2/9/2011, chị Hồ Thị Hiếu, 24 tuổi, y sĩ Trạm y tế xã Trà Cang, dọn mâm cơm chưa kịp ăn thì nhận điện thoại.

"Làng Tắk Giang có sản phụ sinh khó, nhờ bác sĩ lên đỡ đẻ", người gọi giọng hốt hoảng.

nu-y-si-xe-dang-cuu-be-trai-suyt-bi-chon-song-theo-me-0
Quốc Khánh giờ đã là cậu học sinh chăm ngoan lớp 7

Bỏ chén đũa, chị Hiếu xách hộp đồ nghề y tế chạy đi, nhưng sau đó một cuộc gọi nữa báo sản phụ bị băng huyết và đã mất sau khi sinh một bé trai.

"Bé còn sống không?", chị hỏi. Người ấy đáp: "Còn, nhưng người thân, dân làng bảo người mẹ chết xấu nên họ sợ, tập tục phải chôn người mẹ ngay cùng với đứa bé".

"Không được, ngăn họ lại giùm tôi!", cô y sĩ hoảng hốt.

Chị gọi điện thoại cho em gái mình là chị Hồ Thị Hoàng (có chồng ở làng Tắk Giang) đến nhà xem tình hình, ngăn không cho chôn sống đứa trẻ, nếu khó quá thì bồng trộm đứa bé ra cho chị.

Nhưng nhiều dân làng vẫn khăng khăng hủ tục. Cha đứa bé cũng sợ, không dám giữ mạng sống con ruột mình. Chị Hiếu bảo em gái đưa điện thoại để thuyết phục cha đứa bé và dân làng. Và cuộc thuyết phục bằng tiếng Xê Đăng diễn ra gần nửa giờ trong lúc chị đang vội vã lội suối, băng rừng.

"Để tôi đem đứa bé về dưới này nuôi, mọi người không sợ nữa", cô y sĩ trẻ nói. Hết lần này đến lần nọ, chị nói chuyện điện thoại với nhiều người.

"Nhưng lỡ đứa bé chết dọc đường thì sao?", người làng hỏi vì lo nếu chị đem đứa bé giữa đường lỡ chết thì sợ đem trả lại họ, đây là điều kiêng kỵ. "Nếu chết, tôi sẽ tự chôn, không đem về làng nữa", chị lại quả quyết.

Và rồi sau một hồi thuyết phục bằng những lời lẽ sắc bén, cả tình lẫn lý qua điện thoại, cộng với uy tín trưởng trạm y tế luôn gắn bó, giúp đỡ dân làng, phần thắng đã về phía nữ y sĩ. Người làng đồng ý giao bé cho chị.

Chị Hiếu bảo người làng cắt giùm rốn của cháu bé, rồi em gái ôm cháu băng rừng lội suối đem ra giúp chị.

nu-y-si-xe-dang-cuu-be-trai-suyt-bi-chon-song-theo-me-0
Nữ trưởng trạm Hồ Thị Hiếu khám bệnh cho trẻ em bản làng và được người dân thương quý

"Hồi đó từ trung tâm xã lên làng đâu có đường, mình phải đi bộ, băng rừng, lội suối hai giờ mới tới. Mình còn lấy tiền túi trả 300.000 đồng, dù lúc đó tháng lương chỉ 600.000 đồng, để hai thanh niên dẫn đường cho em gái đi ra chỗ mình", chị Hiếu nhớ lại.

Khi gặp em gái bồng một đứa bé đỏ hỏn khóc oe oe, chị Hiếu mừng rơi nước mắt. Chị em cô lại bế đứa bé nhanh chóng rời khỏi rừng. Chạy! Có lẽ đó là những bước chạy hối hả nhất cuộc đời, bởi chị sợ người làng đổi ý chạy theo giành bé lại.

Rồi đứa bé nặng chừng 2,5kg ấy được đưa đến Trung tâm y tế huyện chăm sóc. Ba ngày sau bé xuất viện, chị Hiếu không dám bế về làng mình mà đành ở nhờ nhà người quen.

"Lúc đó tôi phải mua sữa, tã để chăm sóc bé với đồng lương ít ỏi của mình", chị nhớ lại. Còn cô em gái ban đầu cũng không dám về nhà vì sợ người làng chửi mắng, sau đó phải về cúng bằng gà mới được trở lại nhà.

"Cũng may đúng thời điểm đó, mình được vào biên chế, lương mỗi tháng 4 triệu đồng, có tiền nuôi con. Hằng ngày đi làm, mình phải thuê một người chăm bé giúp, trả họ mỗi tháng 800.000 đồng", chị Hiếu tâm sự.

Sau "cái chết xấu", đời Quốc Khánh vẫn đẹp

Phận gái trẻ chưa chồng mà lại có con, nhưng chị Hiếu không bị mọi người dè bỉu mà trái lại họ cảm phục. Bởi chị đã mạnh mẽ bất chấp lệ làng, bước qua hủ tục giành giật mạng sống một đứa bé vô tội.

Hồ Quốc Khánh, tên đứa trẻ được đặt từ ngày lễ 2-9 định mệnh ấy, lấy họ của chị để nhắc nhớ và mong sau này có một tương lai tươi sáng hơn.

Hai năm sau, chị Hiếu nên duyên với anh Zơ Râm Phượng, người thanh niên cảm phục cô gái có tấm lòng nhân hậu. Vợ chồng sinh được một cậu con trai. Anh Phượng tâm sự hồi đó cảm phục cô gái dũng cảm và có tấm lòng bao la.

Chồng làm nông, vợ là trưởng trạm y tế với lương mỗi tháng 6 triệu đồng, dù cuộc sống còn chật vật nhưng Quốc Khánh luôn sống trong tình yêu thương của ba mẹ. Chị bảo hồi trước ba ruột Quốc Khánh cũng đôi lần thăm cậu.

Trong căn nhà gỗ cũ kỹ, tuềnh toàng, nhiều bức ảnh Quốc Khánh từng năm tuổi được treo bên cạnh ảnh đứa con ruột của vợ chồng. Chẳng có sự phân biệt nào giữa hai đứa trẻ trong tình yêu thương dành cho chúng.

nu-y-si-xe-dang-cuu-be-trai-suyt-bi-chon-song-theo-me-7
Chị Hiếu cứu đứa bé lúc suýt bị chôn sống theo mẹ

Quốc Khánh, cậu bé đỏ hỏn bị người làng gọi là "ma rừng" ngày ấy, giờ đã lớn, hay cười với đôi mắt sáng. Cậu đang học lớp 7 và rất vâng lời ba mẹ.

"Con thương, biết ơn mẹ nhiều lắm, hứa sẽ cố gắng học để không phụ công mẹ", Quốc Khánh bộc bạch.

Từ nhà đến trạm y tế cách 16km, đường xấu khó đi, nhưng nữ trưởng trạm vẫn nỗ lực với công việc của mình. Do đường xa nên có lúc sáng đi tối mới về, có bữa công việc bận quá thì ở lại luôn trên trạm một hai ngày.

Nữ trạm trưởng ấy được người dân kính trọng, mến thương vì tận tụy với nghề, hay giúp đỡ bà con.

Chị Hiếu kể lúc đầu đưa đứa bé về, có người tìm đặt vấn đề trả 70 triệu đồng để chị đưa Quốc Khánh cho họ nuôi, nhưng chị đã gạt phăng đi.

"Mình khó khăn lắm mới giành giật được con từ hủ tục, nên phải có trách nhiệm với đứa bé. Tiền quan trọng, nhưng uy tín còn lớn hơn nhiều lần, đem con bán thì người làng coi mình ra gì nữa", chị thổ lộ.

Xóa bỏ hủ tục

Ông Ngô Tấn Lạc, chủ tịch UBND xã Trà Cang, cho biết thời điểm xảy ra chuyện chị Hiếu cứu đứa bé đã lâu, lúc này nhận thức một số người dân còn hạn chế, sinh tại nhà còn phổ biến nên có nguy cơ cho mẹ và trẻ.

Nhiều năm qua, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể đã quyết liệt vận động người dân xóa bỏ hủ tục như "cái chết xấu". Giờ đây không còn xảy ra trường hợp vậy nữa, tư tưởng cái chết xấu, đất xấu không còn trong tâm lý bà con Xê Đăng.

Chẳng hạn như trước đây cháy nhà, người dân cho rằng đất xấu, họ sợ, phải bỏ đi nơi khác làm nhà, nhưng chính quyền liên tục tuyên truyền người dân bỏ tư tưởng đó đi, đến giờ không còn nữa.

"Có trường hợp cháy nhà, xã vận động người dân bỏ kiêng cữ lạc hậu, làm lại nhà mới trên nền đất cũ. Cũng có trường hợp cháy nhà chết người, xã vận động gia đình hiến đất, làm khu thể thao cộng đồng cho bà con vui chơi, không để bị ảnh hưởng tư tưởng chết xấu, bỏ làng như ngày trước", ông Lạc kể.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Người tốt, việc tốt: Cô gái Ba Na làm mẹ đơn thân từ tuổi 15, cứu 2 bé sơ sinh thoát hủ tục chôn sống

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Không chỉ lái xe 0 đồng giúp đỡ bà con miền núi, những mảnh đời bất hạnh mà chú Nguyễn Văn Lâm còn luôn dạy các con mình bài học về lòng nhân ái, sự chia sẻ trong cuộc đời.

Người tốt việc tốt: Tài xế 55 tuổi hạnh phúc khi được lái xe 0 đồng
0 Bình luận

Ngày 6/9, Harold Browning được UBND TP Hà Nội công nhận là một trong 70 cá nhân "Người tốt, việc tốt" năm 2022.

Chân dung 1 công dân ngoại quốc được vinh danh 'Người tốt Thủ đô' năm 2022
0 Bình luận

Tử tế là điều rất quan trọng nhưng phải tùy từng hoàn cảnh. Lòng tốt cũng phải có giới hạn, mức độ...

Cha mẹ dạy con 'không được' là người tốt trong những trường hợp này: Tử tế cần thiết nhưng phải tùy hoàn cảnh
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 9 giờ trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PC Right 1 GIF
Đề xuất