Nhóm sinh viên miền Tây làm gạch từ rác thải nhựa để bảo vệ môi trường
Với mong muốn góp phần giảm thiểu môi trường, nhóm sinh viên trường Đại học Trà Vinh đã nghiên cứu sản xuất gạch làm từ rác thải nhựa.

Dự án gạch từ rác thải nhựa do 4 sinh viên gồm Nguyễn Thái Nguyên, Đặng Chí Hào, Lý Kim Lin, Huỳnh Thị Diễm Phương thực hiện.
Theo Kim Lin chia sẻ, nguyên liệu làm gạch là từ xi măng, tro bay, tro trấu, cát biển (không còn độ mặn và không lẫn tạp chất), đá bi bụi, bi sàn và các loại nhựa. Các nguyên liệu này sẽ được trộn với nhau theo tỷ lệ phù hợp cho đến khi đạt độ nhuyễn và dẻo phù hợp.
Tạo khuôn là công đoạn đầu tiên để làm gạch. Tiếp đến sẽ cho hỗn hợp nguyên liệu lấp đầy khuôn. Sau đó sẽ sử dụng máy ép thủy lực nén chặt để loại bỏ không khí và tạo hình, rồi đem phơi dưới nắng từ 5 - 7 ngày. Gạch từ rác thải nhựa có độ bền cao, chống thấm, chống cháy và có khả năng cách nhiệt tốt.
"Mục tiêu của nhóm là biến rác thải nhựa thành nguồn tài nguyên, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nhựa và bảo vệ môi trường. Đồng thời, cung cấp cho thị trường một loại gạch thân thiện với môi trường, khai thác giá trị kinh tế từ chất thải nhựa, tạo cơ hội kinh doanh mới và công việc cho người lao động", Kim Lin chia sẻ về mục tiêu dự án của nhóm.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, Thái Nguyên cũng chia sẻ thêm về sản phẩm: “Gạch từ rác thải nhựa không chỉ giúp làm giảm lượng nhựa thải ra môi trường, mà quá trình sản xuất tốn cũng ít năng lượng hơn so với sản xuất gạch truyền thống, giảm lượng CO2 phát thải. Nếu dự án này được đưa vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế địa phương bằng cách tạo việc làm cho cộng đồng qua quy trình thu gom và tái chế nhựa. Thông qua đó, chúng em cũng muốn nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc tái chế và bảo vệ môi trường”.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Trường ĐH Trà Vinh), cho biết sản phẩm đã được đưa đi kiểm định chất lượng. Với ý tưởng sáng tạo thú vị này, nhóm 4 sinh viên nói trên đoạt giải 3 trong cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong sinh viên Trường ĐH Trà Vinh năm 2024.
"Gạch làm từ chất thải nhựa là một ý tưởng sáng tạo và đầy tiềm năng. Bằng cách tái chế nhựa phế thải thành gạch, dự án của các bạn sinh viên không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra một sản phẩm xây dựng bền vững và thân thiện với môi trường . Sản phẩm này có khả năng cách nhiệt, chống thấm và chống cháy tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về vật liệu xanh. Hơn nữa, dự án còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tái chế và bảo vệ môi trường. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn", thạc sĩ Nguyễn Văn Vũ An nhận xét.
Xem thêm: Ấm lòng nhóm học sinh Hà Nội gom rác bảo vệ môi trường
Đọc thêm
Bệnh tan máu bẩm sinh khiến Minh Hiếu phải cắt đi một phần phổi và và cao 1,5m. Bằng nghị lực phi thường, chàng trai tí hon vượt nghịch cảnh trở thành sinh viên ĐH Y Hà Nội.
Bằng nghị lực kiên cường, cô gái Mông - Vừ Thị Sanh quyết tâm chinh phục bằng được con chữ, lấy được tấm bằng đại học để thay đổi cuộc đời, có một tương lai tốt đẹp hơn.
Mất cả cha lẫn mẹ vì bệnh xã hội, cô sinh viên – Phùng Thị Hồng Ngọc cố gắng vượt qua nghịch cảnh và định kiến, chọn học ngành xã hội học để mai sau làm công tác cộng đồng.
Tin liên quan
Nhóm học sinh Hà Nội đã cùng nhau thực hiện dự án vì môi trường Striped Project, gom rác và tạo dựng thói quen tái chế.
Amway Việt Nam tiếp tục đồng hành cùng Bộ Công Thương trong chuỗi hoạt động hưởng ứng “Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/03” năm 2024 với chủ đề: “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” do Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trên cả nước phối hợp thực hiện.
Dự án làm vải sáp ong thay thế ni lông của nhóm bạn trẻ gen Z trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan VFIS đang thu hút nhiều sự chú ý.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.