Người phụ nữ gần 50 năm miệt mài gắn bó bên lớp học xóa mù chữ cho dân vạn đò
Gần 50 năm qua, dù cho là mưa hay là nắng, người phụ nữ U70 này vẫn lặng lẽ miệt mài bên lớp học xóa mù chữ cho dân vạn đò.

Ở phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, không ai là không biết đến cô Bạch Thị Ngọc Hạnh (66 tuổi). Người dân kể rằng, cô đã dạy xóa mù từ lúc dân vạn đò còn ở dưới đò, cho đến khi họ được lên bờ tái định cư và bây giờ cô vẫn tiếp tục dạy miễn phí cho đám trẻ.
Cuộc sống dân vạn đò mặc định với những con thuyền lênh đênh, vừa là phương tiện mưu sinh vừa là "ngôi nhà" để ở. Lòng thuyền chật chội là nơi ở chen chúc của cả gia đình 2-3 thế hệ. Cuộc sống tạm bợ, dính chặt với cái nghèo, cái khổ. Từ người lớn đến người nhỏ, người già đến trẻ con, không ai biết chữ. Nạn mù chữ nối từ đời ông, đời cha đến những đứa trẻ.
Năm 1976, phong trào xóa mù chữ được đẩy mạnh. Lúc đó, cô Hạnh mới mười tám, đôi mươi, học xong lớp 9, tham gia dạy chữ cho cư dân vạn đò trên sông Hương. Cứ tưởng dạy đôi ba năm, không ngờ hành trình "gieo" chữ cho cư dân sông nước theo cô đến tận bây giờ.

Lớp học thời ấy dựng tạm ở Hợp tác xã Phú Cát. Người lớn sau một ngày vất vả mệt nhoài, chỉ muốn nghỉ ngơi, ngủ một giấc thật ngon để ngày mai tiếp tục vòng quay mưu sinh. Chẳng ai muốn đến lớp. Rất nhiều người đi học vài buổi đầu, sau lại từ chối.
Không bỏ cuộc, cô Hạnh đi vận động và khuyên bảo mọi người rằng: "Học chữ khó nhưng bà con không học được nhiều thì ít nhất cũng phải biết đọc. Ai đưa tờ giấy mình còn đọc xem trong đó viết gì, chứ lỡ cầm nhầm thì nguy hiểm. Biết viết, biết tính bao giờ cũng gắn liền tự chủ, tự tin và quyền lợi của bản thân, cuộc sống của mình". Lớp học chỉ kéo dài 1 giờ nhưng 5 giờ chiều cô đã ra khỏi nhà, lên từng thuyền vận động bà con, 10 giờ đêm mới về đến ngõ.

Đến giờ, cô đã gắn bó bên lớp học ấy được 50 năm. Hỏi sao lại mang nặng "nợ duyên" với người dân vạn đò, cô Hạnh trả lời giản dị: "Vì thương". 7 giờ tối, sân nhà văn hóa cộng đồng phường Kim Long ríu rít tiếng nói cười. Trẻ con chơi đá bóng, đá cầu... Thấy bóng cô Hạnh chạy xe vào sân, cả đám vội vã vào lớp học.
Lớp học miễn phí của cô Hạnh bây giờ tầm 20 em từ lớp 1 đến lớp 5. Đa phần các em đang học tại các trường tiểu học trong khu vực nhưng học lực yếu nên cô Hạnh kèm thêm. Nhiều năm liền, cô Hạnh là chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Kim Long, chi hội trưởng phụ nữ tổ dân phố. Trong quá trình dạy xóa mù, cô đồng hành, giúp người dân nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội, phát triển kinh tế. Con cái họ nhờ vậy được học hành tử tế.
Theo báo Người lao động
Xem thêm: Ấm lòng lớp học tình thương "mẹ truyền con nối" xóa mù chữ suốt 40 năm qua
Đọc thêm
Cứ 3 buổi 1 tuần, lớp học yoga đặc biệt dành cho các bệnh nhân Khoa Ung bướu phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) lại được tổ chức.
Với hi vọng khơi nguồn cảm hứng, vun đắp đam mê nhạc cụ dân tộc, lớp học này đã được huyện Tương Dương, Nghệ An tổ chức.
Thương cảm cho những đứa trẻ khó khăn không được đến lớp, anh Trần Lâm Thắng (TPHCM) dùng tiền phụ cấp làm bảo vệ dân phố mở lớp học miễn phí.
Tin liên quan
Sáng 24/6, tại trung tâm văn hóa Đông Tây, Nguyễn Quang Thạch - người từng đi bộ từ Bắc vào Nam để truyền cảm hứng cho phong trào xây dựng tủ sách nông thôn, cho ra mắt cuốn sách "Những bước chân hy vọng".
Người xưa tin vào nhân tướng học, họ cho rằng, các nét trên gương mặt sẽ quyết định vận mệnh của 1 người. Vậy mới có câu "thà nghèo cả đời còn hơn kém sắc".
Sự thay đổi tâm trạng của Tràng và Chí Phèo thể hiện rõ nét chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút của Kim Lân và Nam Cao về số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.