Người đàn ông hơn 10 năm tình nguyện đứng canh "ngã tư tử thần" ở Hải Phòng
Tuổi cao, lại mắc chứng bại liệt, nhưng người đàn ông này vẫn miệt mài với công việc đứng canh "ngã tư tử thần" ở Hải Phòng.

Ông Nguyễn Văn Xá, 78 tuổi, trú thôn Dụ Nghĩa, xã Lê Thiện, huyện An Dương, Hải Phòng bộc bạch: "Ở đây họ gọi tôi là barie chạy bằng cơm. Trước khi tôi ra đứng gác, người ta gọi đây là 'ngã tư tử thần' vì đã có hàng trăm vụ tai nạn chết người do va chạm tàu hoả. Không ít lần tôi chứng kiến người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh".
Đến nay, ông đã có 15 năm làm đứng trông coi đoạn đường dân sinh cắt ngang đường sắt tại Km 87+375. Đó quả là nỗ lực và quyết tâm không tưởng của một người đàn ông đã bước sang tuổi "thập cổ lai hy".
Ông Xá kể, ông mắc chứng bại liệt hồi nhỏ, chân teo nên cả đời phải dùng nạng để di chuyển. Không thể làm việc nặng, ông xin vào xưởng may quần áo trong thôn, sau làm trong xí nghiệp, tiền công hàng tháng cộng với lương giáo viên của vợ đủ nuôi ba con ăn học.

Khi mắt kém, sức khoẻ yếu, con cái đều trưởng thành ông xin nghỉ hưu, tính ở nhà an hưởng tuổi già. Nhưng có lẽ trời chưa muốn cho ông nghỉ nên "bắt" ông liên tục chứng kiến những vụ tai nạn đường sắt thương tâm ở ngã tư ngay đầu thôn. Năm 2009, ông giấu vợ con, tình nguyện viết đơn xin ra lập chốt chắn đường tàu khi vừa bước sang tuổi 63.
Khi chính quyền xã đã đồng ý, bà Đào Thị Yên, vợ ông mới hay tin. "Ông hết việc để làm rồi à?", bà thốt lên. "Sức khoẻ đã không bằng ai lại còn đòi ra chỗ vắng vẻ, lắm nghiện hút để gác tàu". Người trong thôn không ai tin là ông già liệt hai chân lại có thể xung phong làm cái việc mà chẳng ai dám nhận ấy. Có người còn thẳng thừng bảo ông "rảnh việc nói bừa cho oai".
Thế nhưng, ông chẳng nói câu nào, cứ thế miêt mài chống nạng ra mảnh đất trống sát đường tàu đứng canh. Rồi ông đi xin ở đâu được một cây tre dài, kì cạch ngồi sơn từng khúc màu trắng - đỏ làm barie. Sự nghiệp làm "barie sống" của ông bắt đầu như thế.


Ở cái ngã tư này không có đèn tín hiệu, thời gian đầu ông Xá phải ngồi trong chòi lắng tai nghe tiếng còi tàu để chống nạng ra hạ barie. Về sau thành quen, ông thuộc lòng giờ có tàu, tự căn thời gian hạ thanh chắn chuẩn xác như một nhân viên đường sắt thực thụ. Ông kể: "Mỗi ngày 8 chuyến tàu khách và 10 chuyến tàu hàng. Tàu khách chạy nhanh, phải hạ barie trước năm phút còn tàu hàng chậm nên chỉ cần hạ trước 2 phút".
Phản đối không được, bà Yên đành chuyển sang ủng hộ, cùng chồng làm việc thiện. Cũng từ ấy đến giờ, hai vợ chồng cùng nhau đứng ở trạm gác như thế. Năm 2014, Ban An toàn giao thông TP Hải Phòng mới có chế độ trợ cấp cho ông Xá, mỗi tháng 600.000 đồng, nay nâng lên 2 triệu đồng. Cùng năm đó, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố xây tặng ông bà ngôi nhà rộng chừng 12 m2 thay cho chòi gác lụp xụp, và trang bị thêm chiếc điện thoại có định để báo tàu chạy qua.
Thấy ông tuổi cao, lọ mọ sớm hôm gác tàu, nhiều người khuyên nghỉ nhưng "barie sống" lắc đầu. Người đàn ông U80 khẳng định: "Chỉ khi tìm được người kế nhiệm tôi mới dám nghỉ, còn không tôi vẫn trực chốt ở đây đến hơi thở cuối cùng".
Theo VnExpress
Xem thêm: Ấm lòng hội lão nông miền Tây xây dựng hơn 500 căn nhà cho người nghèo
Đọc thêm
Mới đây, Tổng Giám đốc Agribank - Phạm Toàn Vượng đã trao tặng 10 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Để có thể tiếp tục hành trình đi tìm đồng đội 25 năm qua, người cựu chiến binh ở Hà Nội này không ngần ngại bán đất, thay 8 đời ô tô.
Vừa qua, Công ty xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) kết hợp cùng MTTQ quận Lê Chân, TP Hải Phòng tổ chức lễ trao tặng nhà đoàn kết cho 2 hộ có hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Có một nghịch lý là người giàu lại thích lối sống bình dân giản dị, còn người thường ít tiền lại hay trưng diện.
Sau 5 năm nhún nhường, sống theo "nếp nhà người khác", tôi quyết định buông tay trở về cuộc sống của chính mình, tôi nghĩ đó là quyết định đúng đắn nhất của tuổi già.
"Cửa đối diện cửa, nhà không tan cũng nát" - đây là lời nhắn của người xưa liên quan đất phong thủy. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.