Người đàn ông dành 20 năm sửa giày miễn phí cho người lao động nghèo
Hơn 20 năm mở tiệm sửa cũng là từng ấy năm anh Huỳnh Thanh Tuấn (45 tuổi) sửa giày miễn phí cho người lao động nghèo.

Bên con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Thiện Thuận (quận 3, TP.HCM) có một cửa tiệm sửa giày dép nhỏ không tên. Điểm duy nhất đặc biệt ở đó là tấm bảng nhỏ màu sắc rực rỡ, ghi rằng: Tuấn - nhận sửa giày dép miễn phí cho các anh chị vé số, xích lô, ba gác và người khiếm thị. Đây là cửa tiệm của anh Huỳnh Thanh Tuấn (45 tuổi), thợ sửa giày dép suốt hai thập kỷ qua.

Anh Tuấn kể, anh vốn là người gốc Sài Gòn. Khi xưa, mỗi khi đi học ngang qua tiệm sửa giày dếp trên vỉa hè, ông chủ tiệm hay trêu: "Sau này không đi học nữa thì tới đây chú dạy nghề cho". Khi ấy chỉ là câu nói đùa, nhưng ai ngờ sau này anh quyết tâm theo nghề luôn.
Anh Tuấn nhớ lại: "3 năm ngồi vỉa hè học nghề, tôi để ý hơn tới những đôi giày, dép mà người đi đường đang mang. Cánh đàn ông lái ba gác, xích lô hay những người bán vé số thường mang những đôi đế đã mòn, có những đôi đế mỏng như một chiếc dao cạo".

Lần nọ, một người đàn ông đạp xích lô tới cửa tiệm của anh, nhờ sửa đôi dép da cũ mèm, quai sứt, đế mòn. Thấy vậy, anh liền khuyên ông mua đôi mới, nhưng người đàn ông đó đáp lại: "Tôi không đủ tiền để mua dép mới. Chú ráng sửa cho tôi". Từ ấy, trong lòng anh đã nuôi ý định giúp những người khổ hơn mình.
Năm 2000, anh Tuấn học nghề xong và mở tiệm sửa giày của riêng mình trên vỉa hè gần chợ Bàn Cờ (quận 3). Từ khi mới mở tiệm, anh đã đề ra tôn chỉ: Nhất định không lấy tiền của người lao động nghèo. Anh tâm sự: "Mình ít đi lại nên giày dép lâu hư chứ người lao động họ đi nhiều, dép nhanh mòn lắm, cứ mua và sửa liên tục thì làm gì có tiền".
Một chủ tiệm đàn gần đó, ông Nguyễn Văn Minh (68 tuổi) nói: "Trước kia khó khăn, người ta mua được đôi dép mới là quý lắm. Có người còn mang đôi dép thủng một lỗ ở gót đến nhờ chú Tuấn sửa. Nhiều người thấy ảnh làm việc tốt cũng đem giày dép cũ đến nhờ anh tặng lại cho người cần".
Cứ thế, suốt 20 năm mở cửa tiệm sửa giày là chừng ấy năm anh nhận sửa giày miễn phí cho người lao động nghèo. Anh cười nói: "Việc tôi làm chẳng có gì to tát". Anh kể, mình hạnh phúc nhất là thỉnh thoảng được người bán trái cây tặng cho vài trái xoài vì anh đã sửa giày cho họ. Có khi, mấy cô bác bán vé số cũng nhất quyết dúi cho anh tờ vé số rồi mới đi.
Anh Tuấn tâm sự, thực ra bên cạnh những người khó khăn, cũng có vài người lợi dụng lòng tốt của anh để được sửa miễn phí. Dù trong lòng có hơi hoài nghi, nhưng sau cùng anh vẫn vui vẻ nhận sửa. Anh khẳng định, từ hồi làm nghề đến giờ, anh chưa bao giờ từ chối sửa miễn phí cho ai.

Anh Hải (33 tuổi), một người đang học việc và làm việc ở cửa tiệm anh Tuấn cho hay: "Khách mang dép đến sửa dù không có anh Tuấn ở tiệm thì em vẫn làm giúp họ bình thường. Học anh Tuấn, sau này nếu có một tiệm riêng, em cũng sẽ làm giúp bà con như anh đang làm".
Vài năm trở lại đây, cửa tiệm của anh Tuấn ế khách dần, lượng người đến nhờ sửa giày dép miễn phí giảm hẳn. Tuy vắng khách, nhưng ông chủ tiệm U50 vẫn không khỏi vui mừng. Với anh, ít khách sửa miễn phí tức là thu nhập của họ đã khá hơn xưa, đã có thể mua giày dép mới mà không cần sửa. Dù thế, anh Tuấn vẫn tự nhủ rằng: "Với tôi, dù ít hay nhiều, miễn giúp được người khác bằng cái nghề của mình là điều khiến tôi vui".
Cụ bà 80 tuổi gần 10 năm miệt mài may chăn, may quần áo tặng người có hoàn cảnh khó khăn
Đọc thêm
Gần 1 năm nay, bà Nguyễn Thị Bạch Phượng cứ đều đặn ngày 2 buổi, cầm tấng bảng chặn xe cô để học sinh trường cấp 2 Tân Kiên sang đường đi học cho an toàn.
Sống đẹp đơn giản là giữ được một tâm hồn biết chia sẻ, đồng điệu với hoàn cảnh của người khác và làm thiện nguyện từ những việc nhỏ bé nhất.
Sinh năm 1922, nay đã gần 100 tuổi, nhưng cụ ông Trần Cang ở Sóc Trăng vẫn đam mê làm từ thiện, được người dân yêu mến gọi là "ông Bụt".
Tin liên quan
Bà Cảnh bị bỏng nặng nằm mê man trên giường bệnh, trong khi đó người chồng bị tâm thần ở nhà vẫn phải dùng thuốc, không ai chăm sóc.
Nhân sinh trên đời như thân ở bụi gai, tâm bất động, thân bất động thì không bị tổn thương.
CDC Hà Nội cho biết, đã xác định được 150 trường hợp F1 liên quan đến cặp vợ chồng giám đốc Hacinco dương tính với SARS-COV-2.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.