Xúc động tấm lòng của cậu học trò mồ côi vừa đỗ ĐH Bách Khoa Hà Nội: "Em xin nhường sự giúp đỡ cho người khác"
Bản thân mồ côi cha mẹ từ sớm, lại có gia cảnh khó khăn, thế nhưng Đinh Minh Triều (quê Thái Bình) vẫn cố gắng học hành để thi đỗ ĐH Bách Khoa Hà Nội.

Nhắc tới tên em Đinh Minh Triều (SN 2003), người dân ở xóm 8, thôn Trình Nhất Đông, xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình không khỏi xót xa. Triều sinh ra đã không có bố, một mình mẹ em cố gắng nuôi con ăn học. Thế nhưng, không may khi Triều đang học lớp 8 thì mẹ bất ngờ qua đời. Thương cháu, dì của Triều là cô Đinh Thị Nụ đưa em về nhà nuôi dưỡng đến nay.
Triều tâm sự: "Lúc mẹ mất cũng là lúc em lên đường đi thi học sinh giỏi toán cấp huyện. 10 giờ sáng cùng ngày em về chịu tang mẹ. Từ đó em được dì - người mẹ thứ hai nuôi dưỡng". Không phụ lòng mong mỏi của người mẹ quá cố và mọi người trong gia đình, Triều xuất sắc thi đỗ vào trường THPT chuyên Thái Bình.

Sau khi biết hoàn cảnh của Triều, nhà trường đã tạo điều kiện để em được ở ký túc xá cho tiện việc học hành. Cứ thế, đến chiều thứ 7 khi học xong là em lại quay về nhà để thắp hương cho mẹ, chiều chủ nhật lại về ký túc xá để chuẩn bị tuần học mới.
Không để những khó khăn, vất vả của cuộc sống cản trở ước mơ, Đinh Minh Triều vô cùng nỗ lực học hành. Nhờ vậy, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, 10x đã xuất đạt số điểm 27,15 khối A và thi đỗ ngành Toán Tin của ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Đỗ đại học mơ ước Triều tất nhiên cảm thấy rất vui, nhưng bản thân cậu bé mồ côi vẫn còn ngổn ngang trăn trở. Cầm giấy báo trúng tuyển đại học, em lo lắng vì hông biết chú dì của em còn vất vả thế nào nữa mới đủ sức lo cho em ăn học hết những năm tháng tiếp theo. Ngay từ khi còn nhỏ, chàng tân sinh viên quê Thái Bình đã rất thấm thía gánh nặng "cơm, áo, gạo, tiền".

Biết đến hoàn cảnh đặc biệt của Triều, nhiều ngày qua có vô số nhà hảo tâm tìm đến giúp đỡ. 10x cảm thấy vô cùng cảm động, nhưng em lại có một hành động khiến mọi người bất ngờ: sẵn sàng nhường quà cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn. Triều tâm sự: "Nhận được sự giúp đỡ của mọi người em rất xúc động, nhưng em nghĩ mọi người giúp đỡ em đến đây là quá tốt với em rồi còn con đường phía trước em sẽ phải tự đi bằng đôi chân của mình. Vậy nên nếu ai muốn giúp đỡ nữa thì em xin nhường cho những bạn kém may mắn khác như em".
Chị Đinh Thị Nụ tự hào nói: "Triều là một cậu bé ngoan, chưa khi nào để tôi phải phiền lòng về chuyện học hành của cháu. Ngay cả khi cuối tuần về nhà cháu cũng tranh thủ giúp tôi chăm em, làm việc nhà. Cháu chưa từng đòi hỏi tôi phải mua cái nọ, cái kia cho cháu như bạn bè khác. Lúc nào cũng giản dị với mấy bộ quần áo cũ. Triều thiệt thòi nhiều nên cháu cũng ít nói, khá khép kín nhất là với người lạ. Điều tôi mong mỏi nhất lúc này là vợ chồng tôi đủ sức lo cho cháu hết những năm tháng đại học để cháu không phải bỏ ngang vì hoàn cảnh".
Chia sẻ về dự định tương lai, Triều cho biết em sẽ vừa cố gắng học hành, vừa đi làm thêm để giúp đỡ chú dì. Em bày tỏ: "ia đình em còn nhiều khó khăn nên sau khi nhập học, em sẽ kiếm việc làm để kiếm thêm thu nhập trang trải việc học hành, không để gánh nặng tiền bạc càng đè nặng lên chú dì".
Xem thêm: Vợ chồng trẻ là giáo viên ở TP.HCM cùng nhau lên đường chống dịch, mừng sinh nhật trong bộ đồ bảo hộ
Đọc thêm
Biết tin người dân đang rời TP.HCM chạy xe máy về quê, nhiều bà con ở miền Tây và Tây Nguyên đã chuẩn bị sẵn thức ăn, nước uống để tặng họ.
Mớii đây, startup hàng hiệu Joolux của CEO Tạ Xuân Hiển đã thực hiện chiến dịch gây quỹ "Trao tủ đồ yêu thương" để mua xe cứu thương cho lực lượng tuyến đầu.
Kiều bào ở Úc là thành viên nhóm Sen Đá Cái Bang đã chung tay với Tỉnh Đoàn Bình Phước, nhóm Bụi Kết Nối và các nhà hảo tâm gửi tặng 900 bệnh nhân ung thư và bà con TP.HCM túi an sinh.
Tin liên quan
Cổ nhân dạy "Con ngựa tốt sẽ bị người khác cưỡi, người tốt sẽ bị người khác phụ". Người khôn ngoan hãy nhớ, quá lương thiện là một thứ bệnh.
Cùng ngắm nhìn lại loạt ảnh về giao thông ở Hà Nội vào năm 1989 qua ống kính của nữ phóng viên người Pháp. Những con đường quen thuộc mang đậm dấu ấn của thời gian.
Giai đoạn từ 1258 đến 1285, nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách đối với Đại Việt, trong đó có việc bắt vua Trần sang chầu. Tuy nhiên, yêu sách này liên tục bị chúng ta cự tuyệt.