Yêu sách của nhà Nguyên và những lần cự tuyệt của các vua Trần

Giai đoạn từ 1258 đến 1285, nhà Nguyên đưa ra rất nhiều yêu sách đối với Đại Việt, trong đó có việc bắt vua Trần sang chầu. Tuy nhiên, yêu sách này liên tục bị chúng ta cự tuyệt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Trần cự tuyệt yêu sách đòi sang chầu của nhà Nguyên

Trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 1 (1258) và lần 2 (1285) thì quan hệ ngoại giao giữa nhà Trần và triều đình Nguyên Mông rất căng thẳng. Nhà Nguyên đặt ra 6 yêu sách đối với nhà Trần hồi năm 1267 như sau:

1. Vua Trần phải sang chầu.

2. Vua Trần phải cho con hay em sang ở tại triều đình Mông Cổ làm con tin.

3. Phải kê khai dân số nộp cho Mông Cổ.

4. Phải chịu các quân dịch của Mông Cổ.

5. Phải nộp phú thuế cho Mông Cổ.

6. Phải để cho Mông Cổ đặt Đạt lỗ hoa xích.

Trong 6 yêu sách này, việc đặt quan Đại lỗ hoa xích xếp cuối cùng trong khi yêu cầu vua Trần phải sang chầu lại đặt ở vị trí đầu tiên. Mưu đồ của nhà Nguyên là thế nào? Theo một số phân tích, nếu vua Trần chịu sang chầu thì chúng coi như bẻ gãy ý chí phản kháng của người Việt và thậm chí còn có thể giam lỏng con tim để dễ bề thuần phục. Song nếu không sang thì chúng có cớ động binh.

Giữa hai cuộc kháng chiến quân Nguyên Mông lần 1 và lần 2, nhà Nguyên đã 9 lần đòi vua Trần sang chầu. Sau khi 3 lần thất bại, nhà Nguyên vẫn cố thêm 3 lần nữa đòi vua Trần sang chầu nhưng đều bị cự tuyệt.

Sử sách có chép, lần 1, vào năm 1258, sau khi bị thua chạy về Vân Nam thì Ngột Lương Hợp Thai đã cử hai sứ sang dụ vua Trần Thái Tông sang chầu. Lần đó, ta trói sứ đuổi về nhưng Vân Nam vừa bại trận nên không dám làm gì.

yeu-sach-cua-nha-nguyen-va-nhung-lan-cu-tuyet-cua-vua-tran-0
Vua Trần Thái Tông là 1 trong 3 vị vua Trần cự tuyệt yêu sách đòi chầu của nhà Nguyên

Đến năm 1261, ta và nhà Nguyên bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao. Lúc này nhà Nguyên lại đòi vua Trần sang chầu. Năm đó, Hốt Tất Liệt sai Nậu Lạt Đinh đưa chiếu thư sang cho vua Trần đòi chầu lần 2. Thư viết rằng: "Trước ta sai sứ sang thông chiếu, các ngươi không cho về. Ta phải ra quân năm ngoái, Quốc chúa người phải chạy ra thảo dã. Ta lại sai sứ đi chiêu dụ trả nước cho, ngươi lại trói sứ của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các ngươi thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải thân đến. Nhược bằng không sửa lỗi, hãy nói ta rõ”.

Khi đó, vua Trần Thái Tông đáp trả bằng cách hỏi vặn: "trả nước cho, ngươi lại trói sứ của ta đuổi về. Nay đặc sai sứ sang dụ dỗ: như các ngươi thực tâm nội phụ thì Quốc chúa phải thân đến. Nhược bằng không sửa lỗi, hãy nói ta rõ”.

Nậu Lạt Đinh đem lời này về Vân Nam tâu nộp. Tên này sau đó lại sang Đại Việt để dụ chầu lần 3. Vua Trần tiếp tục trì hoãn: "Đợi đức ân ban xuống, sẽ lập tức sai con sang làm con tin”. Nhưng về sau Trần Thái Tông không hề cử ai sang làm con tin cả. Nhà Nguyên cũng không làm được gì vì khi ấy bận tranh giành quyền lực sau cái chết của Mông Kha.

Đến năm 1266, Hốt Tất Liệt lại đòi vua Trần sang chầu. Lần này, đích thân y ra chiếu với lời lẽ rất hống hách: "Phàm những nước đã quy phụ với Trung nguyên, thì vua phải thân hành đến chầu, cho con em ở lại Trung Quốc làm tin, biên nạp dân số, cung ứng quân dịch, nạp thuế khóa, còn đặt quan Đạt lỗ hoa xích cai trị. Các khoản nói trên đều để tỏ rõ lòng trung thành làm nước chư hầu. Nay khanh cống hiến không hề quá hạn 3 năm, đủ biết lòng thành thật như trước, nên ta cũng lấy lòng thành thật bày tỏ vậy. Vả lại vua chưa hầu tới chầu, cho con em vào làm tin, nạp sổ dân và sổ thuế, xuất quân giúp nhau xưa vẫn đã có, không phải mới ngày nay ta bày đâu. Khanh lo làm đầy đủ mấy điều khoản đó thì trẫm còn nói gì nữa”. Thêm lần nữa, vua Trần không đáp ứng.

yeu-sach-cua-nha-nguyen-va-nhung-lan-cu-tuyet-cua-vua-tran-7
Tranh vẽ sứ giả Mông Cổ

Năm 1271, Mông Cổ đặt quốc hiệu là Đại Nguyên đã tiếp tục cho sứ sang đòi vua Trần sang chầu lần thứ 5. Nhưng vua Trần Thái Tông bảo đang bệnh, không đi được. Năm 1276, Hốt Tất Liệt tiếp tục gửi chiếu lần 6 đòi vua Trần Thái Tông vào chầu. Lần này, nhà Trần cử sứ sang cự tuyệt yêu sách đòi chầu của nhà Nguyên.

Đến năm 1277, vua cha Trần Thái Tông băng hà. Một năm sau, quân Nguyên Mông lại có chiếu đòi vua Trần Thánh Tông sang chầu. Thư viết: “Hồi xưa, khanh cùng nhà Tống thông hảo, nay nhà Tống đã dẹp yên, nhưng lễ nghĩa thờ kính thế nào, cũng chép ở trong thơ tịch, có thể xem mà biết. Việc trong thiên hạ chỉ lấy lòng chí thành làm căn bản. Nay khanh dối trá như vậy, ai sẽ tin được. Trước kia ông thân sinh khanh tuổi già suy nhược, đường sá xa xuôi, xông pha không nỗi thì còn có lý; chứ nay khanh đương tuổi cường tráng, vào chầu mà chịu sắc mạng, là chính tại lúc nầy, huống chi nước khanh tiếp giáp với châu Ung và châu Khâm của nước ta, có sợ gì mà không đi tới một lần? Hoặc giả khanh không lo sự an toàn, cố sự lờ sắc mạng của trẫm, thì khanh nên lo sửa sang thành quách cho vững vàng, chuẩn bị binh giáp cho đầy đủ để chờ quân ta; cơ hoạ phúc đổi đời, chính tại trong việc nầy, phải lo mà định đoạt lấy. Nay sai Lễ Bộ Thượng thư Sài Thung và các quan viên khác phụng sứ qua nước khanh để truyền chiếu chỉ”

Vua Trần Thánh Tông trả lời Sài Thung: "Trước dụ 6 việc đã được miễn xá, còn việc thân hành sang chầu thì tôi sinh trưởng trong thâm cung, không biết cưỡi ngựa, không quen phong thổ, sợ chết dọc đường, con em thái úy trở xuống cũng đều như thế cả”.

Năm sau, nhà Nguyên lại viết thư nhắc chuyện đòi chầu lần thứ 8. "Nếu quả không thể tự thân tới được thì phải lấy vàng thay người, hai hạt châu thay mắt và lấy thêm hiền sĩ, phương kỹ, con trai, con gái, thợ nghề, mỗi loại hai người để thay cho thổ dân. Nếu không, hãy tu sửa thành trì để đợi phán xét".

Lúc này, để trì hoãn chiến tranh, vua Trần đành cử chú họ là Trần Di Ái sang chứ vua Trần Thánh Tông nhất quyết không đi. Nhưng nhà Nguyên tráo trở lại lập Di Ái làm quốc vương bù nhìn mang về Đại Việt. Đồng thời dẫn đến 2 cuộc chiến kháng Nguyên lần thứ 2 và 3.

Sau 3 lần xâm lược thua thảm hại, nhà Nguyên vẫn còn 3 lần nữa hống hách đòi vua Trần sang chầu. Cụ thể, năm 1288, vua Nguyên viết chiếu gửi vua Trần Thánh Tông với lời lẽ như sau: "Trên danh nghĩa, Khanh đã phục tùng mà trên thực tế không hề tới chầu, đã mấy phen đưa thư sang mời, mà cứ cáo bệnh...” rồi “Nếu quả có lòng thành thật, thì sao không sang trình diện để phô bày? Chứ đâu lại có nghe nói sai tướng tới, thì lo chuyện trốn tránh, kịp đến rút quân lui về, thì nói đi cống hiến, lấy điều đó mà thờ kẻ trên, thì lòng ngay thật hay giả dối cũng đủ biết. Khanh thử nghĩ, trốn tránh ở xứ lãnh ngoại, không nghĩ đến mối hoạ binh qua, chi bằng đến sân chầu mà phục mạng thì được sủng ái và về nước một cách vinh dự, trong hai điều ấy, khanh hãy chọn một điều để xét là điều nào hơn”.

Năm 1290, vua Trần Thánh Tông mất. Năm 1291, nhà Nguyên lại viết chiếu đòi vua Trần Nhân Tông sang chầu. Thưu viết: "Các vị tổ tông ta đã qui định rằng: phàm các nước quy phụ, nước nào thân hành tới chầu thì nhân dân được an cư lạc nghiệp như thường; còn nước nào kháng cự không phục tùng, thì bị tiêu diệt, điều ấy khanh đã biết rồi. Cho nên ta sai sứ thần qua mời thân sinh khanh qua chầu, rút cuộc không vâng lời, chỉ cho ông chú qua thay mặt chầu triều. Vì thân sinh khanh không vào chầu, nên ta phong cho người chú làm An Nam quốc vương và sai sứ thần là Bất Nhãn Thiếp Mộc Nhĩ đưa về nước. Ông thân khanh lại giết người chú và đuổi sứ thần của ta, đến nỗi ta phải dấy binh qua đánh để hỏi tội, nhân dân của khanh bị chém giết thật nhiều mà quân ta cũng có tổn hại. Lúc đó Trấn Nam Vương Thoát Hoan còn trẻ tuổi, do đường thuỷ tiến binh, lầm nghe theo Toa Đô và Ô Mã Nhi, nên rơi vào tay khanh, nhân đó khanh mới được tạm yên đến nay. Khanh như biết thân hành sang chầu triều, thì những phù ấn về tước vua, ta sẽ cho cả không tiếc gì, đất đai và nhân dân ngõ hầu được bảo tồn vĩnh viễn”.

Năm sau lại tiếp chiếu thư gợi ý sang chầu: "Ta đã xét lời biểu dâng lên. Năm ngoái có quan Thượng thư bộ Lễ là Trương Lập Đạo tâu rằng: "ông ấy đã qua nước An nam biết rõ sự thể trong nước, xin qua hiểu dụ vua Trần sang chầu triều". Nhân vậy, ta lại sai Lập Đạo đi sứ, nay khanh đã biết lỗi, dâng biểu thú tội, thì ta chẳng trách phạt gì nữa. Nhưng nếu mượn cớ con mồ côi đương có tang chế và đường sá xa cách, sợ chết dọc đường không dám đi chầu; xét lại mượn những lời lẽ như trên là bất thông. Trong đời có loài vật gì cứ an toàn mãi ru? Trong thiên hạ có chỗ nào để người ta cứ sống hoài ru? Lời dụ nầy, khanh phải xem cho chu đáo, nếu dùng những lời xảo trá hư văn và chỉ chiếu lệ cống hiến lễ vật, như thế thì đạo nghĩa còn đâu nữa?”

Thế nhưng trước sau như 1, ba đời vua Trần đều cự tuyệt yêu sách hống hách và nhà Nguyên cũng không làm gì được. Chính vì thế, các chiếu sau 1292 thì đều không đề cập yêu sách này nữa vì chúng biết rằng các vua Trần đều không dễ dàng khuất phục.

Nhà Nguyên đòi vũ khí tối thượng, nhà Trần từ chối

Sau khi nhà Trần và nhà Nguyên có giao bang từ năm 1261 thì phía phương Bắc liên tục yêu cầu ta cống nạp. Xét trong quan hệ ngoại giao thời xưa thì việc đòi hỏi bất đẳng này đã thành thông lệ. Những nước nhỏ thường bị các nước lớn bắt cống nạp. Mặc dù nhà Trần đánh thắng quân Nguyên lần 1 vào năm 1258 nhưng ta cũng nhượng bộ một cách khéo léo để tránh quân Nguyên có cớ lại xâm chiến. Nói tóm lại, ta cống mà thực ra không cống như dã tâm của nhà Nguyên.

Nói về chuyện cống nạp, vào tháng 10/1262, Hốt Tất Liệt gửi chiếu thư cho vua Trần Thái Tông: "Khanh đã gửi đồ lễ xin làm bầy tôi, vậy bắt đầu từ năm Trung Thống thứ tư (1263), cứ 3 năm cống một lần. Hãy chọn Nho sĩ, thầy thuốc, người giỏi âm dương bói toán, các loại thợ, mỗi thứ 3 người, cùng dầu tô hợp, quang hương, vàng bạc, châu sa, trầm hương, đàn hương, sừng tê, đồi mồi, trân châu, ngà voi, vải trắng, chén sứ, đem đến cả một lúc...”.

Vào cuối năm 1266, vua Trần mới sai Dương An Dưỡng và Vũ Hoàn sang cống nhưng chỉ mang mấy đồ sản vật chứ quyết không cống người. Đây là việc làm đấu tranh biểu thị ý tự tôn dân tộc không cho người Việt làm nô lệ dân tộc khác. Nhà Trần không bao giờ chịu góp quân lính để đi đánh thuê cho nhà Nguyên. Quan trọng hơn, ta không cống người thì sẽ hạn chế được nhà Nguyên khai thác tình hình của đất nước thông qua giới tri thức là Nho sĩ, thầy thuốc và giới thạo âm dương...

yeu-sach-cua-nha-nguyen-va-nhung-lan-cu-tuyet-cua-vua-tran
Vua Trần kiên quyết từ chối việc cống nạp voi cho nhà Nguyên

Năm 1267, nhà Nguyên còn bận các mặt trận với quân Tống nên đành gửi chiếu nói kiểu vỗ về: "Theo bài Thánh chế của vua Thái Tổ Hoàng Đế; Phàm những nước đã quy phụ với Trung Quốc, thì vua phải thân hành đến chầu, cho con em ở tại Trung Quốc làm tin, biên nạy dân số, cung ứng quân dịch, nạp thuế khoá, còn đặt quan Đạt lỗ hoa xích cai trị. Các khoản nói trên đều để tỏ rõ lòng trung thành làm nước chư hầu. Nay khanh cống hiến, không hề quá hạn ba năm, đủ biết lòng thành thật như trước, nên ta kể lại chế độ tổ tông nước ta, cũng lấy lòng thành thật tỏ bày vậy".

Hai năm sau, khi tình hình yên ổn, nhà Nguyên lại thay đổi thái độ. Trương Đình Trân trong thư gửi vua Trần đã nêu: "An Nam vào cống không đúng kỳ hạn". Hoàng Thường - sứ Mông Cổ cũng viết: "Đã 10 năm nay, vương không sang cống".

Trong chiếu năm 1278 được An Nam chí lược chép cũng ghi lại thái độ bất mãn của nhà Nguyên khi vua Trần không đáp ứng chuyện cống nạp: "Theo chế độ của tổ tông đã quy định, phàm các nước nội phụ thì vua phải thân hành tới chầu, gửi con em làm tin, biên nạp dân số, nộp thuế lệ, mộ dân trợ binh và vẫn đặt quan Đạt lỗ hoa xích để thống trị; sáu điều nói trên, năm trước đã có lời dụ cho khanh biết rồi, thế mà qui phụ đã hơn 15 năm, khanh chưa từng tới triều kiến một lần nào, và các điều qui định đến nay vẫn chưa thi hành; tuy rằng ba năm tới cống hiến một lần, nhưng các đồ cống hiến đều không dùng được”.

Trong tất cả những thứ mà nhà Nguyên yêu cầu cống nạp, chúng khao khát nhất chính là loài voi của Đại Việt. Tuy nhiên, nhà Trần không bao giờ đáp ứng. Năm 1269, vua Trần Thái Tông đáp lời: "Theo lời của Khu Rung Khay A, bệ hạ muốn đòi mấy con voi lớn. Loài thú ấy thân thể to lớn lắm, bước đi rất chậm chạp, không như ngựa của thượng quốc. Xin tuân sắc chỉ, đợi đến năm sau tiến cống sẽ đem dâng”.

Những năm sau nhà Nguyên vẫn giục cống voi nhưng vua Trần không cống. Năm 1272, vua Trần đáp thẳng: "Sứ đến nói việc đòi voi, trước vì sợ trái chỉ nên không dám nói thẳng là theo hay không theo, chứ thật ra vì tượng nô không chịu rời nhà, khó sai họ đi, còn việc cống nho sĩ, thầy thuốc và thợ thì khi bồi thần nước tôi là Lê Trọng Đà vào bệ kiến, gần uy quang trong gang tấc cũng không nghe chiếu dụ đến việc ấy”.

Theo một số nhận định, sở dĩ quân Nguyên đòi voi không phải để mang về ngắm cho vui mà chúng đã có toan tính. Trong lần xâm lược Đại Việt thứ nhất, quân Nguyên đã chứng kiến sức mạnh của tượng binh. Loài vật to lớn này khiến vó ngựa phương Bắc khiếp sợ.

Trong các cuộc chiến xâm lược phương nam thì quân Hán, quân Tống cũng rất ngại phải đối đầu với tượng binh của người Việt. Sự có mặt của tượng binh đã khắc chế sức mạnh của chúng. Nhà Nguyên muốn lấy voi của Đại Việt về để nghiên cứu cách phá tượng. 

Nhưng với tinh thần cảnh giác cao, vua Trần tuyệt đối không cống tiến voi cho kẻ thù để tránh mầm mống hậu họa về sau.

Xem thêm: Hai "nhà tiên tri" gieo quẻ, dự đoán vua Trần đánh thắng quân Nguyên Mông là ai?

Đọc thêm

Trong tam thập lục kế có kế thứ tư “dĩ dật đãi lao” (lấy nhàn để đối phó với mỏi mệt) và nhà Trần đã vận dụng triệt để binh pháp cổ này để khiến quân Nguyên sa lầy, không lối thoát.

Dĩ dật đãi lao - chiến thuật cổ giúp nhà Trần đẩy quân Nguyên sa lầy
0 Bình luận

Bạch Đằng năm 1288 là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, đã đánh bại hoàn toàn thủy quân Nguyên. Vậy sử gia nhà Nguyên viết gì về trận chiến này?

Sử gia nhà Nguyên: Trận Bạch Đằng 1288 đã diệt gọn thủy quân Nguyên
0 Bình luận

"Lưỡng quốc tướng quân" Nguyễn Sơn là một trong hai người Việt duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được phong quân hàm tướng của 2 quốc gia. 

'Lưỡng quốc tướng quân' Nguyễn Sơn: Chống chiến tranh, giành hòa bình, hữu nghị và Tổ quốc trên hết
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất