"Lá cờ" Tổ quốc của anh thiếu tá Công an từ giấy chứng nhận hiến máu
Với anh thiếu tá Công an Phạm Văn Hiếu, những chiếc giấy chứng nhận hiến máu là thứ mà anh vô cùng tự hào.

Thiếu tá Phạm Văn Hiếu đang là cán bộ Đội Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Hướng tới kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), anh công an này đã nảy ra ý tưởng "vẽ" lá cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu.
Từ năm 2007 đến nay, anh Hiếu đã có nhiều lần tham gia hiến máu cứu người. Anh cho biết, mục đích của anh là chia sẻ khó khăn và giúp các số phận không may mắn, cần truyền máu để duy trì sự sống.

Hiện tại, anh đã có 26 tờ giấy chứng nhận hiến máu, luôn được cất giữ cẩn thận. Để hoàn thành tác phẩm độc đáo về lá cờ Tổ quốc anh đã mày mò ghép vào, tháo ra nhiều lần mới hoàn thành.
Thiếu tá Công an cho hay: "Mình vừa là người trực tiếp hiến máu, vừa tích cực cổ vũ, tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình hưởng ứng tham gia. Cả gia đình mình đã có tổng cộng 51 lần hiến máu nhân đạo, trong đó cá nhân mình đã 26 lần hiến máu".
Ghi nhận tấm gương tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện thời gian qua, Thiếu tá Phạm Văn Hiếu đã nhiều lần được các cấp, các ngành trong và ngoài lực lượng Công an biểu dương, khen thưởng.


Được biết, "trend" tạo hình lá cờ từ giấy chứng nhận hiến máu bắt đầu từ Thượng úy Trần Văn Phú. Anh là cán bộ công an đang công tác tại Phòng Công tác Đảng và Công tác chính trị, Công an tỉnh Hậu Giang. Trong lúc tập hợp hồ sơ, anh nảy ra ý định xếp thử giấy chứng nhận hiến máu.
Được biết, anh đã có 83 lần hiến máu, hiến tiểu cầu, nhưng do thất lạc một số giấy chứng nhận nên không thể tận dụng hết. Thượng úy Trần Văn Phú chia sẻ về “3 phút ngẫu hứng tạo nên trend”: "Chỉ mất vài phút nên hình ngôi sao chưa được đều lắm, nhưng Phú không ngờ là sau khi gửi ảnh cho một người bạn thì ngay lập tức được bạn hưởng ứng và lan tỏa ngay trong đêm 17/8. Do thất lạc một số giấy chứng nhận, nên hình này được xếp từ 75 tờ".
Theo báo Tiền phong
Xem thêm: Chân dung người đàn ông 21 lần hiến máu, đam mê "truyền lửa" đến cộng đồng
Đọc thêm
Anh cán bộ Đoàn kiêm chủ nhiệm CLB hiến máu huyện Cư M'gar, Đắk Lắk Huỳnh Xuân Lợi miệt mài dốc sức trẻ làm điều tử tế.
Hay tin một người có nhóm máu AB đang gặp nguy kịch, thầy giáo Bình Định này vội vã đi tới bệnh viện trong đêm, kịp thời cứu người.
Với thượng úy Văn Đình Thiên Sang, việc hiến máu và làm những điều có ích cho cộng đồng là một niềm hạnh phúc.
Tin liên quan
Là tỷ phú giàu thứ 23 thế giới, thế nhưng Chuck Feeney lại dạy con triết lý vô cùng ngược đời đó là: Phải biết keo kiệt với bản thân mình!
Trong bài viết này sẽ phân tích ý nghĩa của việc đo độ dài ngón út và những thông tin về vận mệnh của một người.
Bạn đang mang tâm trạng cô đơn, đang muốn viết vài dòng để sẻ chia tâm sự nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì những câu status, caption buồn về tình yêu và cuộc sống dưới đây là gợi ý hoàn hảo dành cho bạn.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.