Kỹ sư Nguyễn Bình Nam: Hơn 1 thập kỷ cõng gạch, băng rừng xây trường cho trẻ vùng cao

Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, hơn 10 năm qua, an Nguyễn Bình Nam (Đà Nẵng) đã vận động xây dựng được gần 20 ngôi trường mới khang trang cho trẻ em vùng cao.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giữa tháng 1/2024, điểm trường Ông Bình (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hoàn thành, chính thức đi vào hoạt động. Buổi học đầu tiên ở ngôi trường mới tràn ngập tiếng cười, hạnh phúc của thầy trò sau bao ngày háo hức, mong chờ.

Từ một ngôi trường tạm bợ nằm sâu trong núi, điểm trường Ông Bình đã trở thành một ngôi trường kiên cố, khang trang.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong
Buổi học đầu tiên của học sinh ở điểm trường mới Ông Bình

Đây là ngôi trường thứ 17 mà anh Nguyễn Bình Nam (chủ nhiệm câu lạc bộ Bạn Thương nhau) và các cộng sự đã vận động xây dựng cho các học sinh miền núi khó khăn nhất ở Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Kon Tum. 

Những điểm trường “cổ tích”

Ý tưởng xây dựng điểm trường của chàng kỹ sư điện Nguyễn Bình Nam bắt nguồn trong một chuyến đi tình nguyện Tết vùng cao ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cách đây 13 năm. Đau đáu khi chứng kiến cảnh cô trò điểm trường Nước Ui phải học trong một lớp học dựng bằng gỗ, hở hoác 4 bề, nền đất sình lầy đã thôi thúc anh bắt tay vào việc kiên cố lại điểm trường này. Ngôi trường mới khánh thành sau 2 tháng với chi phí hơn 200 triệu đồng nhờ sự đóng góp, kêu gọi qua mạng xã hội. 

Với phương châm “Đi thật xa- nơi thật khó- đến tận nơi- trao tận tay” hơn 10 qua, anh Nam và các cộng sự đã băng rừng, lội suối xoá hàng chục điểm trường tạm cho học sinh miền núi. Các điểm trường mới, ngoài phòng học còn có phòng nghỉ cho giáo viên, bếp, khu vệ sinh. Kinh phí cho một điểm trường từ 400-500 triệu đồng, có nơi lên tới gần 1 tỷ. 

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-8
Điểm trường Ông Bình (xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) trước khi được thay áo

Anh Nam chia sẻ, để xây dựng được một điểm trường ở miền núi là cả một hành trình vất vả, không hề dễ dàng. Có những điểm trường mất gần cả năm mới hoàn thiện do đường xá đi lại vô cùng khó khăn, hầu hết phải vận chuyển vật liệu bằng sức người.

Như tại điểm trường Ông Deo (huyện Nam Trà My), đường đến điểm rất xa và nguy hiểm vì đường mòn rất nhỏ, một bên là vách đá, một bên là vực sâu. Nếu không có người dân địa phương cùng hỗ trợ rất khó  hoàn thành.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-7
Đường đến các điểm trường đều xa xôi, đi lại khó khăn

“Thời điểm đó, mọi người phải cõng từng bao cát, gạch, tôn, thép… đi bộ suốt 2 tiếng, trèo qua hai, ba ngọn núi mới đến điểm tập kết. Chỉ riêng quá trình vận chuyển vật liệu đã mất hơn 4 tháng. Sau gần một năm với nhiều nỗ lực, điểm trường cũng hoàn thành, giúp gần 100 em học sinh mầm non và tiểu học có nơi học khang trang”, anh Nam kể.

Điểm trường mới gần đây nhất là Ông Bình cũng mất 4 tháng ròng rã mới hoàn thành với kinh phí gần 1 tỷ đồng.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-6
Các tình nguyện viên cùng giáo viên, người dân địa phương cõng gạch xây trường

“Năm 2017, chúng tôi trèo đèo lội suối gần 5 tiếng mới tới điểm trường Ông Bình. Không nghĩ là sau 6 năm, lại có thể xây được ngôi trường trên núi đó. Một nơi không có điện lưới quốc gia, không có sóng điện thoại nay mọc lên một ngôi trường mới hiện đại, có đầy đủ mọi thứ. Trường có hệ thống điện mặt trời, có điện chiếu sáng, có quạt, tivi, tủ lạnh… Nhìn ngôi trường mới được dựng lên giữa rừng xanh, không chỉ lũ trẻ mà người lớn cũng mừng rơi nước mắt”, anh Nam tâm sự.

Ngoài xây dựng điểm trường, câu lạc bộ còn của anh Nam còn tổ chức các chương trình như: Bữa cơm miền núi, Tủ sách vùng cao, Sữa vùng cao, Én nhỏ vùng cao; Đi dạy trên núi… để các em ở những điểm trường xa xôi bớt khó khăn và đi học thường xuyên hơn.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-5
Những bữa cơm có thịt để các em được ăn no, ăn ngon và đi học thường xuyên hơn

Trong đó, chương trình “Bữa cơm miền núi” được duy trì từ năm 2014 đến nay. Câu lạc bộ tài trợ mỗi điểm trường mỗi tuần một bữa cơm trưa có thịt cá.

Tháng 9/2022, anh Nam triển khai thêm chương trình “Đi học trên núi” nhằm giúp đỡ trẻ em mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Dự án đến nay đã giúp đỡ 360 em của 6 huyện miền núi Quảng Trị, Quảng Ngãi và Quảng Nam với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng/năm.

Anh kêu gọi bạn bè, mạnh thường quân ở thành phố bảo trợ mỗi em 500 nghìn đồng/tháng. Hàng tháng, thầy cô nhận tiền từ dự án để mua sắm quần áo, sách vở, nhu yếu phẩm hỗ trợ cho các em và gia đình. Dự án cam kết sẽ hỗ trợ cho các em đến lúc học xong lớp 12.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-4
Dự án Đi học trên núi đã hỗ trợ cho 360 em học sinh nghèo khó khăn đều đặn mỗi tháng 500 nghìn đồng để các em vững bước đến trường

Đặc biệt mới đây, câu lạc bộ của anh Nam đã tổ chức chương trình “Bạn trẻ vùng cao xuống phố” đưa các em xuống tham quan TP Đà Nẵng. Đó như một món quà tinh thần, giúp các em có thêm động lực để phấn đấu, cố gắng học hành.

“Những đứa trẻ xuống phố là những bạn đặc biệt vì có hoàn cảnh khó khăn, rụt rè. Lần đầu tiên các con được đi biển, xem pháo hoa, xem phim… Nhìn những toà nhà cao tầng, những ánh đèn lấp lánh, các con ngạc nhiên, vui mừng đến mức chỉ biết ồ lên đẹp quá.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-3
Anh Nguyễn Bình Nam- Chủ nhiệm của câu lạc bộ Bạn thương nhau

Lúc xuống biển, các con còn hỏi chú Nam ơi sao nước mặn thế? Con lấy chai nhựa đựng nước mặn mặn này về núi được không? Những câu hỏi ngô nghê của các em khiến người lớn rưng rưng”, anh Nam nói.

“Hi vọng khi được xuống phố, nhìn thấy thế giới rộng lớn, bao la các em sẽ cố gắng để đến trường, chăm chỉ học hành. Chỉ có học, chỉ có con chữ mới giúp các em thay đổi tương lai, thay đổi mảnh đất quê hương”, anh Nam nói.

ky-su-nguyen-binh-nam-hon-1-thap-ky-cong-gach-xay-truong-2
Những đứa trẻ vui sướng khi lần đầu tiên được xuống phố

Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian tới, anh Nam cho biết, anh chuẩn bị khởi công thêm một điểm trường ở huyện Nam Trà My. Đây là điểm trường thứ 18 dành cho trẻ em vùng sâu, vùng xa. 

(Theo VietNamNet)

Xem thêm: Chân dung cô giáo hiến 1.000m2 đất xây trường để trẻ em trong bản có chỗ học

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Để con em có ngôi trường khang trang học tập, người dân C Dong đã nghỉ đi rẫy để cõng từng viên gạch, từng bao cát lên xây trường.

Mỗi ngày một việc tốt: Bà con Ca Dong cõng từng viên gạch lên núi xây trường
0 Bình luận

Hơn một thập kỷ qua, ông Nguyễn Minh Lương (ngụ P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang) chi 8 tỷ xây nhiều cầu kiên cố; dành hàng tỷ đồng giúp người nghèo và hiến đất xây trường...

Lão nông An Giang chi tiền tỷ xây cầu, giúp dân nghèo và hiến đất xây trường
0 Bình luận

Cuối năm 2012, anh Ngô Văn Khánh đưa ra quyết định táo bạo: Bán mảnh đất bố mẹ cho ở quê, mua 600m2 đất trên thành phố rồi xây dựng thành 8 phòng học dạy miễn phí.

Vì trẻ em: Thầy giáo bán đất, xây trường miễn phí
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất