Kinh ngư khuyết tật vượt nghịch cảnh, dạy miễn phí cho trẻ em vùng cao

Sau khi giành HCV ở ASEAN Para Games 12, nữ kình ngư Nguyễn Thị Sari trở về cuộc sống thường nhật, làm việc ở trung tâm ngoại ngữ và là giáo viên của trẻ em vùng cao.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô giáo trong lòng bọn trẻ ở xóm

Vừa lái chiếc xe 3 bánh quẹo vào con hẻm, nữ kình ngư 38 tuổi đã thấy học trò lấp ló trước cửa đợi mình. Chưa kịp xuống xe, em Hoài Phú (học lớp Bốn) đã reo lên: “Tụi con đã sắp xếp xong bàn ghế để học rồi đó cô”. Một em khác đẩy chiếc xe lăn để cô Sari ngồi lên sau đó cô trò cùng nhau vào nhà. Lấy cuốn sách rồi di chuyển lên chiếc xe lăn, Sari lăn xe đến phòng dạy học. 

Cứ thế gần 7 năm qua, lớp học của cô Sari duy trì đều đặn vào mỗi tối thứ Bảy, Chủ nhật và thứ Hai trong căn phòng nhỏ hơn 10m2 tại xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Ngoài tiếng Anh, cô còn kèm miễn phí môn toán và tiếng Việt. Em Minh Châu (học lớp Chín) - hiện được cô Sari dạy kèm tiếng Anh - cho biết: “Nhờ học cô đều đặn mà tiếng Anh của em dần tốt hơn”. 

Ban đầu, một bé trai (các bạn gọi là Cu Tí) học lớp Bảy trong xóm mất căn bản tiếng Anh, được mẹ đưa đến nhờ Sari dạy kèm. Sau 1 năm học, Tí đã thi học kỳ được 5 điểm và lên lớp Tám. Tiếng lành đồn xa, nhiều người bắt đầu đưa con đến nhờ Sari dạy học. Không theo một giáo trình nào, cô tự soạn và hướng dẫn học trò tiếp thu theo cách dễ hiểu nhất. 

kinh-ngu-khuyet-tat-vuot-nghich-canh-day-mien-phi-cho-tre-em-vung-cao
Cô Nguyễn Thị Sari dạy cho học trò tại nhà ở xã Phước Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Thời đó, một mình nuôi con, kinh tế khó khăn ngay cả 1 chiếc bàn để học trò viết bài cô cũng không mua nổi. Lớp học đơn sơ, các em đặt vở xuống nền, ngồi khom người viết bài, không chút than vãn. “Sau này, có phụ huynh thương tình tặng cho bàn ghế nên học trò đỡ vất vả hơn” - cô Sari tâm sự. Dần dần, lớp đã có gần 20 em. Phòng quá nhỏ, cô phải chia buổi để dạy. 

Bà Nguyễn Thị Hồng - 63 tuổi, người dân huyện Cần Đước - kể cháu bà được cô Sari dạy tiếng Anh gần 1 năm nay. “Từ bị mất căn bản, toàn điểm kém, cháu tôi đã thi được 8 điểm. Tôi mang ơn cô Sari nhiều lắm” - bà nói. Nhiều lần qua nhà thấy cô giáo dạy học vất vả, bà gửi ít tiền cảm ơn nhưng Sari không nhận. 

Nhiều lứa học trò từ mất căn bản dần tiến bộ, lên lớp hoặc vào đại học. Đó là niềm hạnh phúc mà nữ kình ngư không sao tả được: “Dù không viết trọn giấc mơ đứng trên bục giảng chính quy, nhưng tôi đã là cô giáo trong lòng bọn trẻ xóm mình”.

Vượt qua nghịch cảnh 

Sari sinh ra trong gia đình khó khăn, ba mẹ quanh năm lặn lội dưới ghe để nuôi các con. Năm 3 tuổi, bệnh sốt bại liệt đã cướp mất đôi chân lành lặn của Sari. Lên 7 tuổi, thấy các bạn đến trường, cô xin bà ngoại cho mình đi học. Ngoại nói: “Con què như vậy sao mà đi học được”. Cô lặng lẽ lau nước mắt, ước gì có thể đứng lên ngay lúc này để đến trường như chúng bạn. 

2 năm sau, thương em ham học, chị Hai của Sari đã tình nguyện làm đôi chân, mỗi ngày cõng em đến trường. Vào một ngày khi Sari lên lớp Bốn, cô dạy kèm cho 2 đứa em họ của mình. Đột nhiên, cô cảm nhận: “Thì ra mình cũng có thể dạy cho người khác hiểu”. Ước mơ làm cô giáo của Sari trỗi dậy từ đó. 

kinh-ngu-khuyet-tat-vuot-nghich-canh-day-mien-phi-cho-tre-em-vung-cao-0

Năm 2006, tốt nghiệp THPT, Sari tạm gác ước mơ học đại học để đi làm phụ giúp ba mẹ. Đầu năm 2007, cô lên TPHCM và xin làm cắt chỉ cho một công ty ở quận Tân Bình. Cũng từ đây, cuộc đời Sari bước sang trang mới khi gặp bác Trần Hoàng Minh - Giám đốc Cơ sở hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Mùa Xuân - người có công đầu trong việc phát hiện và khuyến khích Sari tham gia môn bơi.

Suốt 5 năm gắn bó với bơi lội, cô đoạt nhiều huy chương vàng quốc gia và quốc tế, trở thành một trong những vận động viên bơi lội người khuyết tật hàng đầu Đông Nam Á. “Nhưng không vì thế mà tôi bỏ lại con đường học tập của mình và ước mơ đứng trên bục giảng” - cô nói. 

Với ước mơ trở thành giáo viên tiếng Anh, Sari đã nỗ lực hoàn thành chương trình cử nhân ngôn ngữ Anh ở Trường đại học Hùng Vương năm 2012. 2 năm sau, Sari trở về Long An sinh sống. Trong tuần đi làm, cô tranh thủ 2 ngày cuối tuần và thứ Hai dạy kèm cho các em gần nhà. Có thời gian cô phải gián đoạn lớp học để tham gia thi đấu ở nước ngoài tận cả tháng. Nhớ cô giáo, nhiều học trò cứ nhắn tin thúc giục “cô ơi mau về với tụi con”. 

Cô cho biết, tranh thủ còn sức khỏe ráng thi đấu thêm vài năm nữa để có thêm ít tiền nâng cấp, mở rộng lớp, học trò thoải mái học tập. “Ở Sari, tôi cảm nhận đó là một người phụ nữ biết vượt qua nghịch cảnh, và làm những điều tử tế cho mọi người” - vị đại diện UBND xã Phước Đông, huyện Cần Đước nhận xét.

Nguyễn Thị Sari là thành viên kỳ cựu của đội tuyển bơi lội người khuyết tật Việt Nam, từng tham dự nhiều kỳ ASEAN Para Games, bắt đầu từ năm 2011. Cô đoạt huy chương vàng quốc gia trong 7 năm liền từ năm 2007-2012. Từng đoạt nhiều huy chương vàng, huy chương bạc tại các kỳ ASEAN Para Games. Tại ASEAN Para Games 2009, với 3 Huy chương Vàng đoạt được, cô đạt danh hiệu “Vận động viên xuất sắc nhất”. Cô từng đoạt Huy chương Đồng giải vô địch châu Á - Thái Bình Dương 2010 và đạt chuẩn A tham dự Paralympics London 2012.

(Theo Phunuonline)

Xem thêm: Biến vuông tôm thành lớp học bơi 0 đồng cho trẻ em

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng đã hoạt động được hơn 1 năm. Đây là nơi bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng
0 Bình luận

Với tâm niệm, mang sự tử tế để làm đẹp cho đời, anh Lâm Thắng sáng đi làm công nhân, tối về mở lớp học tình thương xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.

13 năm 'gieo chữ' ở lớp học 0 đồng của 'thầy giáo công nhân' Lâm Thắng
0 Bình luận

Không thể cầm lòng trước cảnh học trò bỏ về giữa chừng tìm cái ăn vì đói bụng, thầy giáo Vũ Văn Tùng đã chuẩn bị những giỏ bánh mì 0 đồng giúp các em ấm bụng, yên tâm ngồi tiếp thu tri thức. 

Giỏ bánh mì 0 đồng - Hành trang đặc biệt khi đi dạy của thầy giáo thương học trò như con
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất