Câu chuyện truyền cảm hứng về hành trình đến trường Y của "chiến binh mùa đông"

Ngày nhận giấy báo trúng tuyển "chiến binh mùa đông" vỡ òa cảm xúc. Hành trình bền bỉ của cậu đã nở hoa rực rỡ...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chào đời bất đắc dĩ

"Chiến binh mùa đông" chính là nam sinh Tuấn Anh (quê Tây Ninh). Sở dĩ Tuấn Anh có biệt danh như vậy là vì lúc nào em cũng phải ăn mặc ấm áp vì cơ thể không thể chịu được lạnh. 

Vào tháng 6/2023, giữa cái nắng nóng 38 độ C, Tuấn Anh vẫn đội mũ len, mặc hai lớp áo dày để cơ thể đỡ run rẩy, cố hoàn thành bài thi Toán.

Lúc nhận kết quả 24,5 điểm, Tuấn Anh nói tưởng mình đang mơ bởi đã cầm chắc cơ hội đỗ Đại học Y dược TP.HCM. Trong khi đó, mẹ cậu là bà Tô Ngọc Như (48 tuổi) ngồi cạnh cũng rưng rưng nước mắt nhớ lại hành trình 12 năm đèn sách có cả máu, nước mắt và mồ hôi của con trai.

Theo VnExpress, Tuấn Anh sinh non khi mới 7 tháng. Em chào đời bất đắc dĩ sau vụ tai nạn giao thông của mẹ năm 2005. Tuấn Anh ốm yếu hơn bạn bè cùng trang lứa, lại hay bị bệnh vặt. Đến tuổi đi học, Tuấn Anh hay chảy máu mũi, nặng nhất là vào mùa mưa khi thời tiết trở lạnh. 

hanh-trinh-den-truong-y-cua-chien-binh-mua-dong-tuan-anh
Cơ thể Tuấn Anh không thể chịu được nhiệt độ thấp

Bà Như vội vã đưa con đi bệnh viện thăm khám để tìm căn nguyên. Theo kết luận của bác sĩ, Tuấn Anh bị viêm xoang bướm, căn bệnh hiếm gặp gây biến chứng thường xuyên đau đầu, tai, xung huyết chảy máu mũi, thị lực giảm dần. Đặc biệt, người bị bệnh này không chịu được nhiệt độ thấp, cơ thể lúc nào cũng phải được giữ ấm như đang ở giữa mùa đông.

Từ ngày đó, cặp sách của Tuấn Anh lúc nào cũng nặng hơn bạn bè, bởi bên trong chứa đủ thứ linh tinh từ thuốc bổ máu, khăn giấy, mũ len, găng tay, áo len, túi chườm nóng. Những ngày nhiệt độ dưới 30 độ C, cậu phải xin mẹ đón về bởi máu chảy ròng cả tiết học không ngừng.

Con đường học vấn đầy gian truân

Đường học hành của Tuấn Anh rất chông gai. Năm 15 tuổi, Tuấn Anh suýt dừng việc học vì bệnh tật không có bạn bè, không chơi được thể thao. Sau giờ học, Tuấn Anh chỉ ở nhà lướt điện thoại, dần dần trở thành cậu bé nghiện game. Điểm số ngày càng đi xuống. 

"Em không biết học xong để làm gì, bệnh tật như thế này liệu sau này có tìm được việc không", Tuấn Anh nói.

Tuấn Anh lê lết chườn qua từng ngày để đợi đến hè với ý định nghĩ học. Thời điểm đó, Tây Ninh bước vào mùa nắng nóng như đổ lửa, bà Như ngày đi làm lưng áo ướt sũng mồ hôi nhưng trưa về nhà vẫn không dám bật quạt, điều hòa vì sợ con bệnh nặng. Có lần Tuấn Anh lên lầu nhìn xuống cả nhà đang căng mình chịu nóng, lòng dân lên cảm giác có lỗi.

Cùng năm, Tuấn Anh bị thủy đậu nhưng cơ thể ốm yếu sẵn nên sốt cao, ngất xỉu. Lúc tỉnh dậy, Tuấn Anh lờ mờ thấy bóng mẹ, lay tay chân gọi con, mặt đầm đìa nước mắt.

"Kể từ đó, em biết mình quý giá và quan trọng với gia đình", Tuấn Anh nói. Cậu đặt mục tiêu vào Đại học Y dược TP HCM để trở thành bác sĩ, hy vọng chữa được bệnh của mình và đỡ đần bố mẹ.

Sau trận ốm đó, Tuấn Anh bắt đầu "sống khác". Em đăng ký vào trường nội trú ở TP.HCM, cách nhà gần 100km, nơi có quy định cấm sử dụng điện thoại. 

Tuấn Anh ở cùng phòng với 20 bạn nhưng không thể bắt các bạn tắt điều hòa. Cậu chọn cho mình 1 góc khuất nhất, quấn chăn và choàng áo ấm để ngủ.

Sau khi cai được điện thoại, cậu tăng tốc học tập từ đoạn đầu cấp 3. Tuấn Anh nói mình không thông minh như bạn bè, có nhiều lỗ hổng kiến thức, cơ thể lại bệnh tật nên cần cố gắng gấp hai, gấp ba. Bạn bè dần quen với hình ảnh cậu trở về phòng lúc 16h45 sau tiết chiều, rồi cặm cụi mang sách vở đến phòng tự học đến tối mịt.

hanh-trinh-den-truong-y-cua-chien-binh-mua-dong-tuan-anh-9
Tuấn Anh đã vượt lên chính mình để hiện thực hóa ước mơ

Trần Quân, 19 tuổi, bạn cùng phòng suốt ba năm THPT là người thường chứng kiến Tuấn Anh chảy máu mũi, rơi vào tình trạng thiếu máu, ho vào nửa đêm. Tuy vậy, trước mỗi kỳ thi quan trọng, Quân luôn thấy Tuấn Anh mang sách vở học bài quá nửa khuya như bao bạn khác. "Điều này khiến cả phòng cảm phục nghị lực của cậu ấy", Quân nói.

Đang đà cố gắng, bệnh tình Tuấn Anh đột ngột trở nặng. Căn bệnh viêm xoang bướm đã ảnh hưởng đến hốc mắt trái gây nhòe mờ, đầu đau nhức. Có hôm ngồi học, máu hòa với mồ hôi nhễ nhại, cổ họng mặn chát. Mỗi tối, thầy quản nhiệm phải thức trông cậu đến hai, ba giờ sáng.

Bà Như lại khăn gói đến TP HCM đón con về Tây Ninh điều trị. Nửa tháng sau, Tuấn Anh lại nài nỉ trở lại trường. Mỗi ngày, cậu phải uống khoảng 6 loại thuốc, thị lực mắt trái giảm sâu nên chỉ có thể nhìn bảng bằng mắt phải.

Bước vào lớp 12, Tuấn Anh muốn mình đến gần với vạch đích đỗ trường Y nên ôn thi vào đội tuyển chuyên Sinh của trường. Những tháng cuối chạy nước rút, cậu uống thuốc chống đông máu rồi tự nguyện ôm tập vở đến phòng giáo viên vào mỗi buổi chiều.

Những lúc nghe con tâm sự vừa ngủ gục 10-15 phút trên bàn học, bà Như thấy xót. "Con không cần phải trở thành bác sĩ, con chỉ cần là người bình thường, khỏe mạnh và bình an là mẹ hạnh phúc", bà Như nói với con. Đáp lại, Tuấn Anh nói trường Y chỉ là mục tiêu đầu đời và nhờ nó, cậu biết mình sẽ đi hướng nào, làm gì.

Ngày nhận được kết quả trúng tuyển, Tuấn Anh vỡ òa nhưng người khóc nhiều nhất là bà Như. Cậu nói mình là "chiến binh mùa đông" của mẹ bởi lúc nào cũng choàng khăn len, áo ấm nhưng nay đã trưởng thành.

Chiều cuối tuần giữa tháng 4, Tuấn Anh dọn dẹp căn trọ ở quận 5 rồi về Tây Ninh thăm mẹ. Họ xem lại bức ảnh Tuấn Anh từ bé đến lớn, luôn nổi bật giữa đám đông bởi trang phục khác biệt. Cậu nhớ lại những cột mốc mình đã đi qua, lúc ốm yếu, bệnh tật hay khi nhận huy chương vàng học sinh giỏi.

"Con cảm thấy mình may mắn vì đã không bỏ cuộc", Tuấn Anh nói với mẹ.

(Theo VnExpress)

Xem thêm: Nghị lực phi thường của GenZ 6 lần làm phẫu thuật, tự xây kênh Tiktok trăm ngàn người hâm mộ

Đọc thêm

Vụ tai nạn kinh hoàng 9 năm trước đã cướp đi đôi tay và chân phải nhưng không thể đánh gục ý chí và sự lạc quan của anh Đặng Long Hồ (31 tuổi, quê Long An).

Nghị lực phi thường của chàng trai mất tay sau tai nạn
0 Bình luận

Dẫu không thể nhìn thấy và nghe được trọn vẹn bằng hai tai nhưng cô gái Lê Dương Thể Hạnh vẫn mạnh mẽ vượt nghịch cảnh, tha thiết yêu cuộc sống...

Nghị lực phi thường của cô gái khiếm thị mê viết sách
0 Bình luận

Dẫu có đôi bàn tay và bàn chân không như người thường nhưng anh Huỳnh Tấn Phát (29 tuổi, Long An) vẫn làm tốt công việc và luôn khát khao báo hiếu cho mẹ.

Nghị lực phi thường của chàng trai có đôi bàn tay, bàn chân kỳ lạ
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất