Hai mẹ con Hà Nội quyết tâm bỏ phố về biển, dậy sớm để dọn rác: Cứ hô hào nhưng mình không làm thì ai tin

Sau khi chuyển từ Hà Nội vào Cam Ranh sinh sống, cứ 5h sáng mẹ con chị Thiên Bình lại lặng lẽ cầm cào ra biển dọn rác, quyết tâm bảo vệ môi trường.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 01/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chị Thiên Bình (Hà Nội) tâm sự, hồi tháng 6/2021, chị cùng con trai 12 tuổi chuyển vào Phú Quốc. Họ thuê nhà trên núi Hàm Ninh ở, với mục đích giải tỏa căng thẳng sau thời gian "tù túng" ở nhà vì COVID-19. Được hít thở không khí trong lành, đầu óc thư thái, sức khỏe cải thiện, con trai trở nên vui vẻ, thoải mái chia sẻ cảm xúc với mẹ, chị Bình nghiêm túc tính chuyện "bỏ phố về biển".

Thế là, đầu năm 2022, mẹ con chị khăn gói đồ đạc, chuyển tới thôn Bình Lập, xã Cam Lập, TP. Cam Ranh sinh sống. Đây là nơi nổi danh với làn nước trong xanh, bãi cát trắng trải dài, phong cảnh hoang sơ, và là một trong những địa điểm du lịch hút khách.

hai-me-con-ha-noi-quyet-tam-bo-pho-ve-bien-day-som-de-don-rac
Chị Thiên Bình cùng con trai 12 tuổi trong buổi dọn rác ở bãi biển trước thôn Bình Lập

Chị Bình nhớ lại: "Nhưng ô nhiễm mỗi trường là điều đầu tiên tôi thấy. Toàn xã Cam Lập có hơn 300 hộ, gần 700 người với tổng diện tích hơn 21 km2 mà không có một điểm tập kết và xử lý rác thải". Đủ loại rác thải, từ lồng bè nuôi tôm đến chai lọ, túi nilong được thu gom, tẩm xăng và đốt ngay trên bãi biển. Tệ hơn, họ để rác trôi nổi tự do, cứ thế dạt vào bãi cát, ghềnh đá.

Dân trong vùng ví mặt biển như tấm thảm rác khổng lồ, ngập ngụa. Không chịu nổi cảnh này, chỉ vài ngày sau khi chuyển đến, chị đã rủ con sáng sáng đi nhặt rác. Vì chưa có bãi rác và đơn vị thu gom chuyên nghiệp, họ đành đốt và chôn xuống đất sau vườn nhà. 

Dọn sạch vài hôm, rác từ các nơi khác lại trôi về, mẹ con chị lại tiếp tục phơi mình dưới nắng để vớt và đốt rác, nhưng chưa từng có ý định bỏ cuộc. Chưa kể, chị còn đi gặp bà con, vận động họ không xả thải ra biển, hướng dẫn cách xử lý an toàn.

hai-me-con-ha-noi-quyet-tam-bo-pho-ve-bien-day-som-de-don-rac
Đủ loại rác thải, từ lồng bè nuôi tôm đến chai lọ, túi nilong,... dạt vào bờ biển

Thế nhưng, có không ít người nói chị rảnh rỗi, khùng. Họ bảo, chị chỉ lo chuyện bao đồng, chứ đó là trách nhiệm của chính quyền. Rất may, cũng có những người thấy thương, lại ý thức là chuyện nên làm đã ra giúp đỡ. Chị kể: "Cứ hô hào mọi người phải bảo vệ môi trường nhưng chính mình không hành động thì ai tin. Tôi hy vọng mọi người thay đổi nhận thức, cùng dọn sạch rác thải ven biển Cam Lập và xa hơn là các tỉnh lân cận".

Tháng 6 vừa rồi, với ý định lan tỏa việc tử tế, chị Thiên Bình đứng ra lập nhóm "Touch blue", hàm ý "chạm tay vào màu xanh, chạm tay vào biển". Chỉ sau hơn 1 tháng, nhóm đã có tới 400 thành viên, gồm mẹ con chị Bình, ngư dân trong thôn và những người quan tâm tới môi trường.

hai-me-con-ha-noi-quyet-tam-bo-pho-ve-bien-day-som-de-don-rac
Một góc rác thải tại bờ kè ở thôn Bình Lập

Mỗi ngày, nhóm tổ chức hoạt động nhặt rác với 5-6 thành viên chủ chốt. Ngoài ra, chị còn tổ chức chương trình dọn rác kết hợp với nghỉ dưỡng cho người lớn và trẻ nhỏ ở các tỉnh vào cuối tuần. Tới nay, nhiều bãi biển, ghềnh đá ngập rác ở Cam Lập đã trở nên thoáng đãng, trong sạch.

Anh Nguyễn Minh Đức, 47 tuổi, quản lý của nhóm "Bỏ phố về biển" trên mạng xã hội cho biết, ô nhiễm môi trường biển là một vấn đề nhức nhối, cần được quan tâm. Không chỉ người yêu thiên nhiên, mà những người bỏ phố về biển cũng dần thay đổi nhận thức bảo vệ môi trường. Chị Bình là một trong số ít người có hoạt động cụ thể và thiết thực nhất. Một số thành viên trong nhóm cũng chủ động đến Cam Lập dọn rác, số khác bắt đầu làm sạch ở vùng biển mình đang sinh sống.

hai-me-con-ha-noi-quyet-tam-bo-pho-ve-bien-day-som-de-don-rac
Mỗi ngày, nhóm tổ chức hoạt động nhặt rác với 5-6 thành viên chủ chốt

Ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch UBND xã Cam Lập, cho biết nhóm của chị Thiên Bình mới thành lập, nhưng đã hỗ trợ, cải thiện môi trường biển, trong điều kiện địa phương chưa có nơi tập kết và thu gom rác thải chung. Vị lãnh đạo cho hay: "Hoạt động của nhóm vừa kịp thời, cần thiết mà còn tạo ra nét sống văn minh cho những người dân địa phương. Đây cũng là lần đầu tiên một người dân mới chuyển đến địa phương nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bắt tay thực hiện".

Hiện UBND xã đã có phương án thu gom rác và trình thành phố phê duyệt. Khi có phương án cụ thể chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng nhóm, các đơn vị kinh doanh du lịch tổ chức thu gom và đưa rác về nơi xử lý tiêu chuẩn, đảm bảo cuộc sống cho bà con.

hai-me-con-ha-noi-quyet-tam-bo-pho-ve-bien-day-som-de-don-rac
Các thành viên của Touch Blue cùng UBND xã Cam Lộc dọn rác hôm 26/7.

Về phần mình, chị Bình cho hay "Touch Blue" đang muốn  mua máy ép nhựa, nilon để xử lý rác lượng rác được thu gom và đem bán cho những đơn vị tái chế. Tiền thu về sẽ tiếp tục sử dụng cho những hoạt động bảo vệ môi trường biển. Người mẹ trẻ tâm sự: "Biển nước mình rất đẹp, tôi mong muốn có thêm nhiều bàn tay cùng góp sức bảo vệ, làm sạch bờ biển dọc Việt Nam không chỉ riêng Cam Ranh".

Theo Quỳnh Nguyễn/VnExpress

Xem thêm: Ông lão nghèo suốt 6 năm miệt mài đẩy xe tự chế đi nhặt rác không lương khắp Hội An

Đọc thêm

Không chỉ tự mình lặn xuống biển nhặt rác, huấn luyện viên Đức còn lan tỏa hành động ý nghĩa này đến học viên của mình. Anh đưa việc nhặt rác vào giáo trình giảng dạy để lan tỏa hành động ý nghĩa này ra cộng đồng.

HLV lặn dành cả thanh xuân nhặt rác dưới đáy đại dương, đưa hoạt động ý nghĩa này vào giáo trình giảng dạy
0 Bình luận

Trước năm 11 tuổi, cô bé Sophy Ron chưa từng được đặt trên đến trường mà chỉ cắm cúi nhặt rác ở bãi rác Phnom Penh, Campuchia.

Sophy Ron: Từ cô bé nhặt rác đến nữ thủ khoa xinh đẹp Đại học Melbourne
0 Bình luận

Việc làm cần mẫn của cụ ông 70 tuổi bị liệt 2 chân đã góp phần bảo vệ môi trường thoát khỏi rác thải nhựa. 

Cụ ông 70 tuổi liệt 2 chân tình nguyện chèo nhặt rác trên sông suốt 15 năm và bức ảnh làm thay đổi cuộc đời
0 Bình luận

Tin liên quan

Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt chính là đây - Con gì bỏ đuôi thì thành con ngựa?

Câu đố tiếng Việt: Con gì bỏ đuôi thì thành con ngựa? - khá hack não đó nhé
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng”, đại ý nhìn vào tướng mũi, tướng miệng của một người sẽ biết họ có phú quý, giàu sang hay không.

Cổ nhân dạy “Đàn ông xem mũi, đàn bà xem miệng” vì sao?
0 Bình luận

4 điểm chung của những bậc cha mẹ có con thành đạt được chuyên gia nuôi dạy con cái Margot Machol Bisnow đút rút sau nghiên cứu, phỏng vấn và tìm hiểu con đường xây dựng sự nghiệp của 70 doanh nhân hàng đầu nước Mỹ.

Đúc kết của chuyên gia: Cha mẹ có con thành đạt không bao giờ làm 4 điều này
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất