Đồ U U: Nữ giáo sư "ba không" tìm ra loại thuốc cứu cả nhân loại, đạt giải Nobel danh giá
Đồ U U là người đã công cố nghiên cứu chữa trị sốt rét giúp cứu sống hàng triệu người trên thế giới, đoạt giải Nobel danh giá.

Đồ U U là ai?
Đồ U U là nhà hóa dược Trung Quốc, được biết đến với việc khám phá ra Artemisinin. Đâylà một loại thuốc chống sốt rét vô cùng hiệu quả, đã cứu sống hàng triệu người trên khắp thế giới.
Bà sinh năm 1930 tại TP. Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Người cha là giáo viên của bà rất chú trọng việc học, hay khuyến khích con gái đọc sách khoa học, tìm hiểu về y học dân tộc.
Năm 1951, Đồ U U theo học ở Trường Y của Đại học Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, bà bắt đầu làm việc tại Viện Dược liệu, Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc.

Đến những năm 60-70 của thế kỷ XX, căn bệnh sốt rét hoành hành khắp các tỉnh miền nam Trung Quốc. Lúc đó, chỉnh phủ nước này đã khởi động dự án nhằm tìm ra phương pháp chữa căn bệnh nguy hiểm. Đồ U U được chọn để lãnh đạo nhóm nhà nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh sốt rét.
Bà bắt đầu nghiên cứu y học cổ truyền Trung Quốc, đọc các văn bản cổ xưa, tìm các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược. Bà tìm thấy tài liệu tham khảo về thanh hao hoa vàng - loại cây được sử dụng trong nhiều thế kỷ, để điều trị sốt. Bà tin rằng hợp chất Artemisinin hoạt động trong cây có thể sử dụng điều trị bệnh sốt rét.
Sau khi điều chế, Đồ U U chính là người đầu tiên thử nghiệm loại thuốc này trên cơ thể mình. Kết quả thành công mỹ mãn. Công trình nghiên cứu của bà và nhóm cộng sự được xuất bản vào năm 1977.
Giáo sư "ba không" đoạt giải Nobel
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 400.000 người tử vong vì bệnh sốt rét, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi. Việc phát hiện ra Artemisinin và phát triển hợp chất này thành một loại thuốc đã tạo nên kỳ tích. Liệu pháp điều trị phối hợp dựa trên Artemisinin (ACT) đã được áp dụng, cứu sống hàng triệu người trên khắp thế giới.

Nghiên cứu của Đồ U U liên tục được công nhận, giúp bà giành nhiều giải thưởng và danh hiệu danh giá. Năm 2015, bà trở thành người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel Sinh lý học và Y học.
Đáng nói, trước khi nhận giải Nobel, không mấy người biết tới Đồ U U vì bà rất kín tiếng, chỉ miệt mài làm việc. Bà được phong hàm "giáo sư ba không" - không có bằng sau đại học, không có nghiên cứu hoặc kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài, không phải thành viên của bất cứ viện hàn lâm khoa học nào ở Trung Quốc. Thành tích của bà truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ Trung Quốc và khắp thế giới mong muốn theo đuổi sự nghiệp khoa học.
Theo Vietnamet
Xem thêm: Chuyện người đàn ông có cánh tay vàng với 1.173 lần hiến máu James Harrison
Đọc thêm
Mất đi cánh tay do tai nạn, nhưng điều đó không thể ngăn cản được đam mê dạy học cháy bỏng, khiến anh Đỗ Thế Tùng quyết tâm làm thầy giáo cho bằng được.
Giúp người trong mọi tình huống - tâm niệm ấy dường như đã ăn sâu vào trong máu thịt của Hà Trọng Sáu. Thậm chí từng có thời điểm, anh bán của hồi môn để giúp người nghèo.
Lớp học 0 đồng giữa lòng thành phố Đà Nẵng đã hoạt động được hơn 1 năm. Đây là nơi bồi dưỡng kiến thức cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tin liên quan
Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, quản lý rủi ro và phân tích kinh doanh, nữ tiến sĩ này tiết lộ đây là ngành mới đầy hứa hẹn, khó mà thất nghiệp.
Bạn làm gì, bạn có "sống lỗi" hay không thì trời biết, đất biết và bản thân bạn quá biết. Ở đời có luật nhân quả, sống đàng hoàng, tử tế sẽ gặt trái ngọt.
Vượt qua mọi khó khăn, nữ sinh Hồ Thị Thùy Nga (lớp 12/5, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) đã trở thành thủ khoa kép với 2 điểm 10 môn Lịch sử và Giáo dục công dân tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.