Chuyện người đàn ông có cánh tay vàng với 1.173 lần hiến máu James Harrison

James Harrison được ví von là "người đàn ông có cánh tay vàng", từng hiến máu tới 1.173 lần trong hơn 60 năm.

Chi Nguyễn
10:06 18/07/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

James Harrison là ai?

James Harrison, tên đầy đủ James Christopher Harrison được mệnh danh là "người đàn ông có cánh tay vàng". Từ năm 18 tuổi đến khi 81 tuổi, ông đã tham gia hiến máu tới 1.173 lần. Ước tính, những lần hiến máu của người đàn ông sinh năm 1936 này đã cứu sống được 2,4 triệu trẻ sơ sinh.⁣

Năm 1951, khi đó mới 14 tuổi, James tỉnh lại sau một ca phẫu thuật lồng ngực. Cậu bị cắt mất một lá phổi, phải nằm viện theo dõi suốt 3 tháng trời. Rất may, cậu đã qua cơn nguy kịch, nhờ lượng máu lớn từ những người tốt bụng hiến tặng. Cũng từ đó, cậu thề rằng sau khi đủ tuổi hiến máu, nhất định sẽ cố gắng hết mình để báo đáp.

james-harrison-nguoi-dan-ong-hien-mau-toi-1173-lan

Ông James kể: "Cha nói tôi được truyền 13 đơn vị máu và tính mạng tôi được cứu bởi những người không quen biết". Ngay khi bước sang tuổi 18, ông liền ghé thăm Tổ chức Chữ thập đỏ Úc để hiến máu. Harrison sợ kim tiêm, ông phải quay mặt đi và cố gắng phớt lờ cơn đau mỗi khi các bác sĩ rút máu từ cánh tay.

Nhóm máu đặc biệt sản xuất kháng thể hiếm

Vào lúc bấy giờ, các bác sĩ ở Úc vô cùng lo lắng, khi có hàng ngàn ca mang thai trên cả nước gặp kết cục xấu. Bà Jemme Falkenmire, Tổ chức Chữ thập đỏ Úc nhớ lại: "Cho đến tận năm 1967, có hàng ngàn em bé chết mỗi năm mà các bác sĩ không biết tại sao. Nó rất kinh khủng. Phụ nữ liên tục bị sẩy thai, còn nhiều em bé sinh ra mắc dị tật não".

Cuối cùng, người ta xác định được rằng, nguyên nhân là căn bệnh huyết tán ở trẻ sơ sinh. Căn bệnh này còn được gọi là bệnh tan máu Rhesus, gọi tắt là HDN (Haemolytic Disease of the Newborn). Nguyên do là khi một phụ nữ có nhóm máu Rh(-) mang thai một em bé có nhóm máu Rh(+), sự không tương thích khiến cơ thể người mẹ từ chối tiếp nhận hồng cầu trong máu của bào thai. 

james-harrison-nguoi-dan-ong-hien-mau-toi-1173-lan

Dù vậy, các bác sĩ đã tìm ra giải pháp, đó là tiêm cho phụ nữ mang thai một loại thuốc chế biến từ huyết tương mang kháng thể hiếm. Họ lục tung ngân hàng máu để tìm loại huyết tương đặc biệt này, và phát hiện ra một cá tên ở bang New South Wales, chính là James Harrison.

Trong huyết tương của James có một thành phần đặc biệt được sử dụng để chữa bệnh Rhesus. Đó là một kháng thể khỏe mạnh và bền vững lạ thường có tên gọi Globulin miễn dịch Rho(D) tồn tại trong máu của ông. Kháng thể này giúp chữa bệnh Rhesus, thể thường gặp nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh (HDN). Các bác sĩ cho rằng, nó có cơ duyên từ việc ông phải truyền 13 lít máu sau khi phẫu thuật vào năm 14 tuổi. 

Người đàn ông có cánh tay vàng

Thời điểm đó, James đã tham gia hiến máu thường xuyên được hơn 10 năm. Các nhà khoa học đã liên lạc, và mời ông ham gia vào một chương trình gọi là Anti-D. Được nhiên, người đàn ông này đã lập tức nhận lời.

Không lâu sau, các nhà khoa học phát triển thành công vaccine Anti-D, sử dụng huyết tương trong máu do ông hiến tặng. Liều tiêm đầu tiên là cho một phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Royal Prince Alfred năm 1967.

james-harrison-nguoi-dan-ong-hien-mau-toi-1173-lan

Hơn 60 năm sau đó, James Harrison tiếp tục tham gia hiến máu. Khác với hiến máu thông thường là cách mỗi 3 tháng/lần đối với nam và 4 tháng/lần đối với nữ, thì hiến huyết tương có thời gian ngắn hơn, chỉ cần 2-3 tuần là hiến được. Cứ trung bình 3 tuần, ông lại đi hiến huyết tương một lần. Cánh tay của ông đã trải qua hàng ngàn lần đâm kim để lấy máu, tức là hệ tĩnh mạch cánh tay của ông cực kì tốt và phục hồi cực nhanh thì mới chịu đựng được việc đó.

Theo Tổ chức Chữ thập đỏ Úc, nhờ huyết tương của ông, người ta đã tạo ra hàng triệu liều Anti-D. Có đến 17% phụ nữ mang thai ở Úc cần Anti-D, ước tích ông đã cứu 2,4 triệu em bé!

Bà Robyn Barlow, điều phối viên chương trình Anti-D xúc động nói: "Cứ mỗi liều Anti-D được sản xuất ở Úc đều có James trong đó. Ông ấy đã cứu hàng triệu đứa trẻ. Chỉ cần nghĩ đến đó là tôi muốn khóc".

james-harrison-nguoi-dan-ong-hien-mau-toi-1173-lan

Nói về việc này, Harrison chỉ khiêm tốn đáp: "Có lẽ tài năng duy nhất của tôi là làm người hiến máu". Cuối cùng, khi ông bước sang tuổi 81, các bác sĩ thông báo ông đã vượt quá ngưỡng tuổi cho phép hiến máu. Và thế là, ông đã được khuyên nên dừng lại để bảo vệ sức khỏe.

Ngày 11/5/2018 là ngày cuối cùng mà "người đàn ông có cánh tay vàng" hiến máu. ột số phụ huynh từng được ông giúp đỡ đã ẵm con đến trung tâm để chứng kiến ngày "về hưu" của vị cứu tinh vĩ đại này.

Bà Robyn Barlow, người tìm ra ông Harrison cách đây nhiều năm, đã ôm chặt ân nhân để chào tạm biệt. Bà cho biết: "Chúng tôi sẽ không còn được gặp ông ấy nữa. Việc sức khỏe và mạch máu của ông ấy đủ tốt để hiến máu trong một thời gian dài như vậy là rất, rất hiếm".

james-harrison-nguoi-dan-ong-hien-mau-toi-1173-lan

Trước ngày chia tay, James Harrison bày tỏ sẽ rất vui sẽ có ai đó phá được kỷ lục 1173 lần hiến máu. "Điều đó có nghĩa mọi người cũng hết lòng vì công việc nhân đạo này" - ông nói. Hiện tại, ở Úc chỉ có 200 người đủ tiêu chuẩn hiến máu cho chương trình Anti-D. Các bác sĩ bày tỏ hi vọng sẽ có thêm nhiều người hiến máu xuất hiện; có thể một ai đó trong số họ sẽ là một James Harrison thứ hai. 

Tổng hợp

Xem thêm: Hai chị em xứ Quảng nhiệt tình tham gia hiến máu hơn 10 năm: Giờ đã trở thành thói quen, không thể bỏ được!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận