Nguyễn Thị Thành: "Đại gia" Sài Gòn dồn tiền tích cóp xây phòng trọ cho người nghèo, suốt bao năm chỉ lấy giá "rẻ bèo"
Vượt khó làm giàu, đến khi về già vợ chồng ông bà Nguyễn Thị Thành (TP.HCM) lại dốc tiền túi xây nhà trọ, lấy giá rẻ bèo cho người nghèo.

Với người dân ở ấp Đông 1, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM, không ai là không biết tới bà Nguyễn Thị Thành. Nhìn bà ăn mặc giản dị, tay chống gậy đi lại trong ngõ xóm, không ai có thể ngờ rằng bà là vị "đại gia" nhà đất sở hữu hơn 100 căn phòng trọ.
Bà Nguyễn Thị Thành sinh năm 1854, xuất thân trong một gia đình nghèo khó đông anh chị em. Vì nhà khó khăn, bà không được đi học mà phải phụ giúp bố mẹ. Lớn hơn một chút, bà đi làm kiếm sống rồi gặp chồng bây giờ, kết hôn năm 20 tuổi.

Sau khi cưới, vợ chồng bà Thành chịu thương chịu khó lao động, tích cóp. Họ ngày ngày đi thu gom rau củ quả của bà con địa phương trong vùng trồng, rồi bỏ mối đi buôn hoặc bán lẻ ở chợ. Sau 20 năm, họ tích được một khoản tiền kha khá, trong tay có vài mảnh đất. Năm 2002, họ quyết định về hưu, bán đất lấy tiền xây phòng trọ cho thuê. 6 người con của ông bà biết tin bố mẹ dùng hết vốn liếng xây trọ giá rẻ không hề phản đối, trái lại còn ủng hộ.
Vị "đại gia" nhà đất ấy tâm sự: "Tôi thấy đời sống người dân xa quê lên đây mưu sinh được ổn định, có chỗ ăn nghỉ, được sống trong môi trường an toàn, vậy là tôi vui. Sau khoảng thời gian sống cùng nhau, gắn bó, giúp đỡ, biết được người ta mến mình. Vì đề nghị của họ, tôi đã mở rộng dần khu trọ từ hơn 10 phòng lúc ban đầu đến 110 phòng như hiện tại". Đến nay, tích cóp được bao nhiêu vốn liếng, gia đình bà dùng để mở rộng phòng trọ để giúp đỡ hàng trăm người lao động nghèo.

Ngoài ra, gia đình bà cũng đi tiên phong trong việc thành lập Khu lưu trú văn hóa, nhằm nâng cao đời sống của dân cư ở trọ. Hiện nay, toàn thành phố có gần 50 khu, giúp cho hàng trăm người nghèo có chỗ ở ổn định.
Khách thuê trọ của gia đình bà Thành chủ yếu là những người tứ xứ, từ Thái Bình, Nghệ An, Đắk Lắk xuống Tiền Giang, Đồng Tháp, Cà Mau… Phần lớn họ làm công nhân trong các công ty trên địa bàn xã Thới Tam Thôn. Một số người chạy xe ôm công nghệ, hoặc một vài mẹ bận con nhỏ thì ở nhà. Họ đều có đặc điểm là chịu khó, hiền lành, thật thà.

Thương cảm trước hoàn cảnh của người lao động nghèo, bà Nguyễn Thị Thành hết lòng chia ngọt sẻ bùi. Ngày thường, bà hay chống gậy đi dạo quanh khu trọ, hỏi thăm và trò chuyện với người thuê. Thấy ai khó khăn, bà lại bỏ tiền túi mua quà. Năm nào, vào các dịp tết Thiếu nhi và tết Trung thu, khu trọ của bà Thành cũng đều tổ chức phát quà cho trẻ nhỏ. Mỗi đợt cuối năm, bà lại họp tất niên và phát quà Tết cho xóm trọ.
Mùa dịch COVID-19 vừa qua, gia đình của bà cũng khó khăn, nhưng người phụ nữ vẫn nghĩ tới khách thuê trọ trước nhất. Bà giảm một nửa tiền phòng trong 2 tháng, giảm bớt tiền điện trong 3 tháng cho khách ở trọ. Thỉnh thoảng, bà lại đi xin hỗ trợ từ Trung tâm hỗ trợ thanh niên công nhân TP.HCM hoặc từ chính quyền, tặng người thuê trọ mấy phần quà nhỏ như bao gạo, túi thịt, túi trứng,...

Không dừng lại ở đó, cứ đến dịp năm hết Tết đến, bà lại tìm cách tổ chức hương trình mang lại lợi ích thiết thực nhằm khích lệ cho dân cư. Hồi năm 2020, bà Thành dự kiến triển khai kế hoạch xin học bổng cho những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu học mà có hoàn cảnh khó khăn. Với những người thuê ở trọ lâu năm, thật thà, hiền lành, bà sẽ hỗ trợ làm KT3 (sổ tạm trú dài hạn) để người dân yên tâm sinh sống, làm việc.
Bà chủ trọ hào phóng tâm sự: "Đối với những khách trọ trẻ, tôi thường xem như con để dặn dò. Các con ở nhà trọ là ở tập thể. Có điều gì không hài lòng với nhau thì phải kêu cô xử lý. 6 đứa con của mình còn có lúc này lúc kia, huống gì là hơn 200 con người, ban đầu đều xa lạ. Tôi tuyệt đối không cho những người trong nhà trọ lớn tiếng cãi cọ hay va chạm. Tình nghĩa chòm xóm ra vô nhìn mặt nhau, nếu có vấn đề gì thì khó coi lắm".
Theo SGGP, Vietnamnet
Xem thêm: Ấm lòng với bà chủ trọ tâm lý hơn 20 năm vẫn "bình ổn giá phòng" ở TP.HCM
Đọc thêm
9x Nam Định Lê Thị Huyền Thanh là một người vô cùng tâm huyết với thiện nguyện, sáng lập loạt đội nhóm gieo "hạt giống thiện lành".
Từ những câu chuyện éo le bản thân chứng kiến sau chuyến đạp xe xuyên Việt lần đầu, 9x Sài Gòn Lê Hữu Toàn quyết định tiếp tục hành trình để gây quỹ từ thiện..
"Con xin biết ơn những lời kinh đã giúp con nhận ra được giá trị đích thực của sự hiến tạng và đời sống của con đã trở nên có ý nghĩa hơn khi con được cho đi" - em gái Angela Phương Trinh chia sẻ.
Tin liên quan
Câu hỏi nghe thì dễ nhưng để nghĩ ra được đáp án thì cũng đổ mồ hôi.
Bỏ học Bách Khoa để chuyển hướng làm content Youtube và TikTok, thanh niên Cơ Tu Alăng Brắc hi vọng có thể quảng bá nông sản quê hương, giúp bà con đổi đời.
Vừa tròn 7 tuổi, cậu bé Jacob Newson đã trở thành phi công trẻ nhất nước Anh. Trong khi đó, cậu bé Xia Boen (4 tuổi, người Trung) lại là tay đua môtô chuyên nghiệp.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.