Cụ ông U80 ở Hậu Giang miệt mài làm việc tử tế giúp người khốn khó
Hơn 30 năm qua, cụ ông U80 Trần Văn Út (Hậu Giang) miệt mài dành thời gian làm việc tử tế để giúp người khốn khó ở địa phương.

Ông Trần Văn Út (73 tuổi, ngụ xã Vĩnh Thuận Đông, H.Long Mỹ, Hậu Giang) được bà con địa phương vô cùng yêu mến. Hơn 30 năm qua, ông miệt mài làm việc thiện như vận động xây nhà, vận hành bếp ăn từ thiện, chạy xe cứu thương... giúp những người khó khăn.
Gia cảnh khốn khó, nhưng ông Út đã đổi đời vì chăm chỉ làm việc.. Ông mạnh dạn mở lò đường, bán vật liệu xây dựng. Khi 4 người con đều ăn học tới nơi tới chốn và có việc làm ổn định, ông dành hầu hết thời gian cho hoạt động từ thiện.
Ông tâm sự, khi xưa từng trải qua nhiều khốn khó, nên nay đã có điều kiện thì ông muốn góp sức giúp đời. Năm 1993, ông phối hợp với chính quyền xã Vịnh Thuận Đông mở phòng thuốc nam miễn phí ngay trên đất gia đình. 3 năm sau, ông lại đứng ra mở tổ từ thiện cung cấp cơm, cháo, nước sôi miễn phí tại Trung tâm y tế H.Long Mỹ (nay là TX.Long Mỹ).

Đến năm 1998, ông Út lại mở tổ từ thiện tại Bệnh viện Y học dân tộc Cần Thơ (nay là Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ). Ban đầu, bếp ăn từ thiện rất đơn sơ, dựng trên phần đất nhiều lau sậy. Về sau, được bà con ủng hộ, bếp ăn có nguồn cung dồi dào, không chỉ nấu đủ 2 bữa cơm từ thiện/ngày mà còn là nơi cung cấp cho nhiều chỗ khác.
Ngót nghét 31 năm qua, cụ ông U80 này đã mở 15 tổ từ thiện ở Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cần Thơ, phần lớn phục vụ các bệnh viện và trung tâm bảo trợ xã hội. Tất cả các bếp ăn từ thiện đều có sự phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng, vì vậy đều tuân thủ chặt chẽ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và PCCC. Tổ từ thiện nào mới thành lập ông Út cũng đến hỗ trợ điều hành, quản lý; khi hoạt động nhịp nhàng thì ông bàn giao lại để đi giúp nơi khác.

Ngoài bếp ăn từ thiện, trong 5 năm qua ông còn vận động cất nhà cho nhiều mảnh đời khó khăn. Trung bình mỗi năm cụ ông vận động được 40 căn nhà cột đổ bê tông, mái và vách lợp tôn, mỗi căn trị giá hơn 30 triệu đồng. Chưa kể, đích thân ông còn đứng ra làm tài xế lái xe chuyển bệnh cứu giúp những trường hợp bệnh tật; chở hòm, chở người đã mất khi đi làm ăn xa về quê.
Ông Nguyễn Việt Trung (44 tuổi), nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội TP.Cần Thơ, chia sẻ: "Tôi biết đến việc làm của ông Út hơn 15 năm nay và vô cùng trân trọng, cảm kích. Tính tình ông ấy hiền lành, thân thiện, giúp đỡ cộng đồng với tinh thần trách nhiệm rất cao. Có thời điểm ông rong ruổi khắp nơi xin cây về cưa làm củi để duy trì hoạt động cho bếp ăn khiến ai cũng cảm kích. Có lẽ vì sự nhiệt tình đó mà nhân công phụ việc cho ông rất nhiều, không ít người đã gắn bó hơn chục năm".
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, nữ sinh với biệt danh “Thị Nở” truyền cảm hứng tích cực cho nhiều người
Đọc thêm
Nhớ lời dặn của mẹ chồng, bà Thu tiếp tục nối nghiệp bếp cơm 0 đồng để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo....
Hoiana tổ chức giải đấu gôn từ thiện Hoiana Open Golf Tournament 2024 – “Vì trẻ em Việt Nam” thành công gây quỹ hơn 1,2 tỷ đồng.
Vụ tai nạn lao động đã cướp đi đôi tay của chàng kỹ sư trẻ - Tô Hữu Sỹ (SN 1989). Vượt nghịch cảnh, anh xây nên Happy Garden, vừa thỏa ước mơ trồng cây, vừa giúp đỡ mọi người.
Tin liên quan
Theo cây bút tài chính Morgan Smith của CNBC Make It, đây là 10 công việc làm từ xa đang "khát nhân lực" và trả mức lương rất khá trong năm 2024.
Mong ngóng gặp lại bạn cũ sau nhiều năm tốt nghiệp nhưng cuối cùng buổi họp lớp với 33 người bạn cùng 100 triệu đồng khiến cô thất vọng vô cùng.
Đề bài:Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: "Người nghèo nhất không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ"
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.