Cụ bà 84 tuổi nghèo khó lặn lội mang tiền ủng hộ chốt kiểm soát dịch COVID-19
Dù thuộc hộ nghèo, bản thân lại đang nuôi con khuyết tật, cụ bà 84 tuổi ở Quảng Nam vẫn mang tiền ủng hộ chốt kiểm soát dịch COVID-19.

Chiều 8/8, cán bộ trực chốt Trà Văn Tiến ở khu cách ly tập trung trường PT Dân tộc nội trú Hiệp Đức (xã Sông Trà, Quảng Nam) cho biết có một cụ bà 84 tuổi vừa lặn lội đường xa tới ủng hộ tiền phòng chống dịch COVID-19. Đó là cụ bà Bùi Thị Năm, trú thôn Trà Huỳnh, xã Sông Trà, Quảng Nam.
Cụ Năm cho hay, sau khi xem tin tức trên điện thoại, thấy nhiều người quyên góp, ủng hộ tiền và lương thực cho người dân Tp.HCM chống dịch nên cụ cũng muốn góp sức. Tuy nhiên, vì không biết gửi ở đâu, nên cụ đã nhờ một thanh niên thôn Trà Huỳnh chở đến chốt chống dịch để ủng hộ tiền.

Anh Tiến cho hay: "Bà dùng số tiền ít đồng dành dụm được trong thời gian qua, gói ghém trong phong bì nhỏ để hỗ trợ cho lực lượng trực chốt ở khu cách ly. Hành động đó khiến ai chứng kiến cũng thấy xúc động". Khi ấy, lực lượng làm nhiệm vụ chỉ xin nhận "tấm lòng", nhưng cụ bà 84 tuổi ấy vẫn nhất quyết gửi số tiền ít ỏi 100.000 đồng dành dụm được. Bà Năm nhất quyết nói, công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ chung, hỗ trợ Sài Gòn hay lực lượng trực chốt cũng đều đáng quý.
Cụ Năm tâm sự, khi nghe báo đài nói nhiều bà con ở miền Năm gặp khó khăn, bà thấy "lương tâm cắn rứt, đêm không ngủ được" vì không hỗ trợ được gì. Cụ nói: "Đóng góp của tui như là một giọt mưa thôi. Tui quá già rồi... Bao nhiêu người mạnh hơn tui bị bệnh, tui thấy rứa tui đau lòng lắm".

Chủ tịch UBMTTQ huyện Hiệp Đức, ông Nguyễn Hữu Cường cho biết huyện đã kêu gọi người dân tự nguyện ủng hộ bà con các tỉnh phía Nam, nhất là Tp.HCM sau khi dịch bùng phát. Ông nói: "Vừa rồi, cụ bà Bùi Thị Năm cũng đã đến khu cách ly tập trung Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Hiệp Đức để gửi ít tiền ủng hộ cho lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt. Số tiền tuy không nhiều nhưng thấy hành động ấy của cụ chúng tôi trân quý vô cùng".
Ông Cường cho biết thêm, cụ Năm vốn thuộc diện hộ nghèo, bên cạnh đó còn đang nuôi một người con không may khuyết tật. Toàn bộ sinh hoạt phí của gia đình dựa vào tiền trợ cấp người cao tuổi mỗi tháng. Thế nhưng, trong đợt phòng chống dịch năm ngoái, cụ Năm vẫn thường xuyên mang bầu bí trong vườn nhà, mang tới điểm quyên góp hỗ trợ bữa ăn cho người trong khu cách ly.
Những ngày vừa qua, dịch bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Nam, thấy vậy nhiều bà con ở địa phương dù có hoàn cảnh khó khăn vẫn cố gắng ủng hộ. Có những bà cụ sống neo đơn, đã mua ít mì tôm, bí, bầu,... tới các điểm tiếp nhận hàng hóa ở các xã gửi ủng hộ bà con phía Nam.
Võ sư một chân chống nạng phát ngàn hộp cơm tình nghĩa cho người vô gia cư
Đọc thêm
Ông Trần Công Cảnh chính là người đã thuê 2 chuyến bay, đưa 400 người đồng hương về quê tránh dịch gây xôn xao MXH những ngày vừa qua.
Trong buổi chia sẻ mới đây, cư dân mạng không khỏi xúc động khi thấy MC Quyền Linh rơi nước mắt, xin lỗi người dân TP.HCM "vì đã không thể làm được nhiều hơn".
Anh Phạm Hữu Tình sinh năm 1984, là người sáng lập CLB Nghĩa Tình Đất Việt. Sau 10 năm hoạt động, CLB của anh đã hỗ trợ cho rất nhiều hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Tin liên quan
Tháng 7 cô hồn nên mang gì trong người là điều mà nhiều bạn đọc quan tâm. Chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong bài viết dưới đây.
Tháng 7 âm lịch hay còn gọi là tháng cô hồn. Vậy nhổ răng khôn trong tháng 7 âm lịch này có được hay không ? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Thúy Vy - cô gái "tố" Jack bắt cá nhiều tay, có con với Thiên An lại tiếp tục đăng đàn hé lộ tình tiết mới khiến dư luận hoang mang.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.