Con bị "kiệt sức" khi học online kéo dài: Từ hiểu đến tháo gỡ!

Việc học online liên tục mỗi ngày, chưa kể còn cảm giác tù túng, hạn chế tiếp xúc, giao tiếp đã khiến cho nhiều học sinh cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi tâm lý.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 17/12
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Việc học online nhiều giờ mỗi ngày, cộng thêm việc thiếu vận động và cảm giác tù túng, hạn chế giao tiếp xã hội... đã khiến cho nhiều học sinh gặp phải các vấn đề căng thẳng tâm lý. Làm sao để nhận ra những căng thẳng tâm lý ở con, và giúp con có tâm lý ổn định trong bối cảnh học trực tuyến vẫn còn kéo dài? Những vấn đề này đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể trong Talkshow Đánh thức trạng thái "ngủ đông mùa dịch" của học sinh, tổ chức tại Trường liên cấp THCS-TH Vietschool Pandora, ngày 11/12 vừa qua. 

Đang là một học sinh chăm chỉ học hành, em T.H (nữ sinh lớp 8) bỗng trở nên chán học, học không tập trung, thường ngủ gục... kể từ khi em chuyển sang học online. Em cũng ít nói chuyện với ông bà, cha mẹ như trước, có xu hướng thu mình lại. 

Đó chỉ là một trong số rất nhiều những ảnh hưởng tâm lý mà học sinh đang gặp phải khi học online kéo dài. Không thể phủ nhận rằng học online là lựa chọn phù hợp nhất tại thời điểm này và đó cũng là cơ hội để học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng học tập chủ động. Tuy nhiên, việc học online trong thời gian dài cũng kéo theo không ít những thách thức, đặc biệt là các vấn đề tâm lý. 

Theo thống kê vào đầu tháng 6/2021 của Bệnh viện tâm thần Trung ương, trong số những người có biểu hiện tâm lý bất bình thường đến khám, tư vấn thời gian qua thì có đến 30% là học sinh, sinh viên. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc điều chỉnh tâm lý, cảm xúc trong quá trình học tập trực tuyến đối với học sinh, ngày 11/12 vừa qua, trường Liên cấp THCS - TH Vietschool Pandora đã tổ chức hội thảo Đánh thức trạng thái "ngủ đông mùa dịch" của học sinh với sự tham gia của TS. Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện quản lý giáo dục. Hội thảo đã đề cập đến thực trạng đáng báo động hiện nay cũng như các giải pháp thiết thực mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng ngay hôm nay, nhằm giúp con có một tâm lý ổn định trong quá trình học trực tuyến. 

Phụ huynh có thể lắng nghe thêm nhiều chia sẻ hữu ích từ chuyên gia TẠI ĐÂY

Làm cách nào để biết con bị căng thẳng tâm lý?

Là một khách mời trong buổi hội thảo, chị Khánh Linh hiện đang có 2 con học phổ thông chia sẻ: "Hai bạn nhà mình đang ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau. Mình nhận thấy, trong thời gian học online, bạn lớn dần dần sống khép mình hơn, ít nói chuyện và giao tiếp hơn. Nhiều lúc, bố còn bảo rằng dạo này thấy hai bố con xa cách nhau quá, con không chia sẻ, không kể chuyện như trước, thậm chí con cũng ít trò chuyện với cô giáo. Còn bạn bé đang học tiểu học thì lại ở thái cực ngược lại, con bị thừa năng lượng, không có chỗ để xả năng lượng. Nhiều khi, bố mẹ đang làm việc cũng chạy ra mè nheo bắt bố mẹ chơi cùng con. Điều này khiến cho gia đình tương đối lo lắng, không biết liệu có ảnh hưởng đến lực học của con không". 

Những suy tư của chị Khánh Linh cũng là nỗi lo chồng chất nỗi lo của phần đông phụ huynh có con trong độ tuổi đi học. Điều này cũng cho thấy rằng, việc học online kéo dài khiến cho học sinh đang thiếu đi những môi trường để giao tiếp và trau dồi các kỹ năng xã hội khác. Trong khi đó, bố mẹ đôi khi cũng không có thời gian để trò chuyện với con, dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Điều này, vô hình dẫn con đến với những mối quan hệ khó kiểm soát trên mạng xã hội. 

con-bi-kiet-suc-khi-hoc-online-keo-dai-tu-hieu-den-thao-go
Talkshow bàn luận nhiều vấn đề về căng thẳng tâm lý ở học sinh trong mùa dịch

Lý giải cho những thay đổi này, TS. Hoàng Trung Học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện quản lý giáo dục cho biết: "Khi mối quan hệ của bố mẹ và con cái không suôn sẻ, bố mẹ có xung đột với con và con có xu hướng tuột ra khỏi tay bố mẹ thì năng lượng và nhu cầu giao tiếp của con dứt khoát phải tìm một bến đỗ khác để trú vào. Thêm vào đó là những lôi cuốn trên mạng xã hội sẽ khiến con sa đà vào các mối quan hệ thiếu lành mạnh hoặc những chuyện không hay ở trên mạng. Đôi khi, có những học sinh bị bắt nạt trên mạng hoặc tham gia vào các hành vi bắt nạt qua mạng mà bố mẹ không hề biết. Nếu bố mẹ thấy hết giờ học rồi mà con vẫn ôm khư khư máy tính hay điện thoại thì cần phải hết sức lưu tâm". 

Bố mẹ nên hiểu như thế nào về những thay đổi tâm lý của con?

Môi trường học đường không chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn là nơi để học sinh xây dựng các mối quan hệ thầy trò, bạn bè cũng như tham gia các hoạt động trải nghiệm, vui chơi giải trí lành mạnh. Việc tham gia lớp học trực tiếp cũng tạo cho học sinh nguồn động lực, khích lệ và hứng thú to lớn. Tuy nhiên, khi học trực tuyến, các hoạt động vận động, vui chơi ngoài trời bị giới hạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động trong nhà cũng trở nên đơn điệu và bó hẹp hơn trong không gian kín. Điều này khiến nhiều học sinh cảm thấy buồn tẻ và cô độc, nghiêm trọng hơn là trầm cảm và rối loạn cảm xúc, có hành vi hung tính. 

Bên cạnh những thay đổi về mặt xã hội kể trên, thì việc thay đổi phương thức học tập cũng là một nguyên nhân dẫn đến những căng thẳng tâm lý ở học sinh. Việc học online đòi hỏi nhiều hơn ở học sinh sự tự giác, kỷ luật và động lực học tập. Khi học online, không có ranh giới rõ ràng giữa việc học ở nhà và học ở lớp (mà bây giờ học ở lớp cũng chính là học ở nhà). Một vấn đề đáng lo ngại nữa là môi trường học tập ở nhà chưa thực sự ổn. Con dễ bị phân tâm bởi những thứ xung quanh.

Cách nào giúp con có tâm lý ổn định khi học online?

Trong bối cảnh như hiện tại, thật khó để có thể bảo vệ con hoàn toàn khỏi những biến động xung quanh hay mong đợi con ổn định tâm lý 100% trong khi con bị tách khỏi trường lớp, bạn bè. Tuy nhiên, phụ huynh là người đồng hành gần gũi nhất với con trong giai đoạn này có thể giúp con làm giảm những tác động tâm lý ngay từ hôm nay chỉ với những giải pháp rất đơn giản và thiết thực. 

Thay đổi kỳ vọng để phù hợp với thực tế 

Khả năng tiếp thu của con có thể bị thay đổi trong môi trường học trực tuyến. Cho nên, nếu cha mẹ vẫn duy trì mong đợi và kỳ vọng thành tích của con giống như ở môi trường học tập trực tiếp sẽ vô hình sẽ tạo sức ép cho con, khiến con áp lực, mệt mỏi và càng học tệ hơn, tạo thành một vòng luẩn quẩn. "Có những cái nếu phụ huynh không làm khéo để mất đi sẽ không bao giờ lặp lại được nữa, đó chính là ý thức, nề nếp, thái độ, hứng thú học tập. Nếu chúng ta nhồi nhét, dọa nạt sẽ khiến con bị chứng sợ học", TS. Hoàng Trung Học chia sẻ. 

con-bi-kiet-suc-khi-hoc-online-keo-dai-tu-hieu-den-thao-go
Rất nhiều phụ huynh có kỳ vọng lớn dành cho con mình, có thể thấu hiểu được nhưng đối với mục tiêu học tập trong giai đoạn này, phụ huynh cần nhìn nhận vấn đề khác đi một chút

Làm bạn với con

Cha mẹ cần thường xuyên hỏi han, quan tâm, tương tác với con nhiều hơn thay vì chỉ "trăm sự nhờ cô". Không nhất thiết phải nói về trẻ quá nhiều, dễ khiến trẻ nảy sinh suy nghĩ cha mẹ đang kiểm soát mình. Thay vào đó, cha mẹ có thể chơi thể thao cùng con hoặc trò chuyện với con về những chủ đề mở rộng hơn.

Cùng con xây dựng và duy trì lịch sinh hoạt khoa học, thú vị

Cha mẹ nên cùng con thiết lập những việc cần làm trong một ngày, từ giờ thức dậy, đến các hoạt động học tập, vui chơi, vận động thể dục thể thao, đọc sách, làm việc nhà... Khi trường học đóng cửa, việc thiết lập những nề nếp mới ở nhà càng trở nên quan trọng, giúp con có chế độ sinh hoạt khoa học và vui vẻ. 

Ghi nhận nỗ lực của con

Môi trường online khiến học sinh ít có tương tác với thầy cô, bạn bè. Vì vậy, cha mẹ càng cần đồng hành và khích lệ con. Những ghi nhận về sự cố gắng và nỗ lực của con mỗi ngày sẽ tạo cho con động lực học tập tốt hơn.

Xem xét môi trường học tập của con

Cha mẹ cần quan sát và xem xét kỹ lưỡng nơi con học có đủ yên tĩnh, đường truyền internet ổn định hay bị ảnh hưởng bởi những yếu tố xung quanh không. Nếu có hãy thay đổi nó. 

Giúp con duy trì kết nối chặt chẽ với thầy cô, bạn bè

Cha mẹ có thể tìm đến sự trợ giúp từ thầy cô hoặc những người bạn mà con yêu quý, thích nói chuyện cùng để giúp con duy trì những giao tiếp xã hội với mọi người xung quanh, đồng thời tìm hiểu về những khó khăn hoặc trở ngại tâm lý mà con đang gặp phải trong quá trình học online, từ đó có giải pháp hỗ trợ con. 

Xem thêm: Dạy con thông thái: Ngừng la mắng con 1 năm, bà mẹ "học" được 10 bài học vô cùng quý giá

Đọc thêm

Mới đây, dân tình không khỏi xúc động trước hình ảnh nam thanh niên Việt ở Singapore lau dọn tượng Bác Hồ đều đặn mỗi tuần.

Xúc động du học sinh Việt mỗi tuần một lần đi dọn tượng Bác Hồ đặt ở Singapore
0 Bình luận

Thương cảnh trẻ em nghèo vùng cao tỉnh Lào Cai không có tiền đi học, cô giáo mầm non Nguyễn Thị Thanh Minh đã quyết định bỏ tiền túi nuôi các em.

Cô giáo mầm non tình nguyện lên điểm trường vùng cao ở Lào Cai dạy học, bỏ tiền túi nuôi 14 học sinh
0 Bình luận

Suốt gần 5 năm qua, thầy giáo Đặng Văn Mười (Đà Nẵng) vẫn miệt mài với hành trình lan tỏa tình yêu với sách, "gieo chữ" cho học sinh nghèo.

Thầy giáo ở Đà Nẵng mở thư viện, miễn phí dạy học cho học sinh nghèo
0 Bình luận

Tin liên quan

Tỷ phú Elon Musk là cái tên được nhiều người trong cộng đồng tiền số chú ý, và dưới đây là 3 loại tiền ông đang nắm giữ. 

3 loại tiền số tỷ phú Elon Musk đang nắm giữ: Bất ngờ nhất là không có Shiba Inu
0 Bình luận

Để có thể đặt chân đến Nha Trang (Khánh Hòa) du lịch và nghỉ dưỡng, du khách ngoại quốc phải có giấy xét nghiệm âm tính bằng kỹ thuật PCR.

Du khách ngoại quốc đến Nha Trang du lịch sẽ phải xét nhập cảnh
0 Bình luận

Muốn đổi thời vận bạn nên biết tu khẩu đức, bởi cổ nhân từ nói “Miệng có thể nhả hoa hồng, cũng có thể nhả ra củ ấu”. Để bồi đắp phúc báo, mang tới nhiều vận khí nên bỏ ngay 10 cách nói chuyện không tốt dưới đây!

Muốn đổi thời vận nên bỏ ngay 10 cách nói chuyện này
0 Bình luận


Bài mới

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

Đề xuất