Lan tỏa việc tốt: Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM - chiếc nôi kết nối bạn trẻ giàu lòng nhân ái

35 năm ra đời, Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM có thể nói là mô hình đầu tiên tại TP.HCM gắn kết những bạn trẻ giàu lòng nhân ái cùng mong ước làm việc thiện giúp đời giúp người.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Ra đời ngày 24-9-1988 và thuộc Thành Đoàn TP.HCM với 20 thành viên đầu tiên mong muốn tự nguyện góp sức chăm lo cho những mảnh đời bất hạnh. 

Đội như một cách thức tập hợp thanh niên mới ở thời điểm ấy" - ông Phan Thế Lực, đội trưởng thứ hai của đội, nhớ lại.

"Những lứa đội viên đầu tiên của 35 năm trước vẫn gắn kết, cùng nhau thực hiện những chuyến đi đến các vùng miền còn khó khăn. Ngọn lửa nhân ái trong tim mỗi chúng tôi và các bạn hôm nay vẫn chung nhịp, góp sức cho cộng đồng, giúp những mảnh đời tươi sáng hơn", ông PHAN THẾ LỰC (đội trưởng thứ hai của đội) chia sẻ.

Những trái tim chung nhịp đập

Đội viên ngày ấy có học sinh, sinh viên, họa sĩ, bác sĩ, công nhân viên và cả người chưa có việc làm. 

Họ đến cùng nhau vì chung mong ước phải làm gì đó trước nỗi đau của những em sống lang thang các vỉa hè, nỗi khổ của bà con gặp thiên tai hỏa hoạn bất ngờ. 

"Nhiệm vụ của đội không chỉ hoạt động riêng lẻ mà còn khơi lên lòng nhân ái trong xã hội, chung tay chăm lo cho những hoàn cảnh bất hạnh", ông Lực nói.

Bà Thu Ba - một trong những cánh chim đầu đàn của đội - đến giờ vẫn lưu giữ bao ký ức của những chuyến tổ chức đón trung thu cho trẻ ngoại thành, đi thăm hỏi thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng... dù điều kiện khi đó nhiều khó khăn lắm. 

Khá nhiều hoạt động được đội tham gia như một đội hình phản ứng nhanh, sẵn sàng lên đường tham gia khắc phục hậu quả bão lũ khắp mọi miền đất nước.

Anh Nguyễn Cao Lễ, đội trưởng giai đoạn 1995 - 2006, cho biết mô hình của đội đã được nhân rộng ra các quận huyện, trường học của TP.HCM. 

chuyen-ve-chiec-noi-ket-noi-nguoi-tre-giau-long-nhan-ai-0
Các bạn Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM làm sân chơi từ vật liệu tái chế tặng trẻ em ở nơi còn khó khăn

Một số tỉnh lân cận cũng đã học hỏi kinh nghiệm rồi thành lập mô hình tương tự tại địa phương. Anh Lễ nói đội không chỉ mời gọi thanh niên mà nhận được sự ủng hộ của nhiều người.

"Hễ có tình huống cần trợ giúp, dấu chân của các đội viên đều xuất hiện kịp thời. Chính sự lan tỏa cách làm của đội đến nhiều nơi nên càng về sau đội càng có nhiều nội dung đi vào chiều sâu, thực hiện các dự án, chương trình dài lâu cho trẻ em, bà con các vùng khó khăn tại TP.HCM và các tỉnh thành, biên giới", anh Lễ nói.

123 ngày "tại chỗ" chống dịch

Những ngày TP.HCM oằn mình chống dịch COVID-19 hồi năm 2021 là những ngày nhiều đội viên của đội có mặt tại địa chỉ số 5 Đinh Tiên Hoàng (quận 1) trực chiến cùng gian bếp. Mỗi ngày, khoảng 15 - 30 người nấu 4.000 - 6.000 suất ăn gửi đi các khu cách ly, bệnh viện dã chiến.

Huỳnh Thị Hương, lúc ấy đang là sinh viên, đã xung phong ở tại chỗ suốt những ngày này. "Tôi cùng các bạn không thể nào quên những ngày đó, có hôm làm gần như kiệt sức. 

Lúc đầu nghĩ đi chừng một vài tuần, chứ đâu ai biết kéo dài thành 123 ngày dịch mới tạm ổn. Ngoài nấu ăn, chúng mình còn lo các túi an sinh gửi về khu phong tỏa, giãn cách", Hương kể.

Với Đỗ Đăng Khoa, thời điểm dịch là sinh viên năm cuối, đã biết đến đội qua fanpage liền đăng ký hỗ trợ bếp ăn và sau đó chính thức được kết nạp vào đội. 

"Tôi thấy được tinh thần cống hiến, phụng sự hết mình của mỗi người khi đoàn kết cùng nhau trong mọi việc. Tinh thần trách nhiệm, lý tưởng "luôn là bạn tốt của mọi người, sống có ích cho đời" của đội đã được từng bạn thấm nhuần, xem như động lực làm việc", Khoa chia sẻ.

Anh Võ Quốc Bình, đội trưởng hiện tại, cho biết hiện có hơn 180 đội viên đủ thành phần, lứa tuổi vẫn duy trì hoạt động thiện nguyện, một số chương trình thường xuyên hướng đến bà con và trẻ em tại các vùng bị lũ lụt, nơi còn nhiều khó khăn. 

Phối hợp cùng Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP.HCM, đội cùng làm chương trình "Cháo yêu thương" tặng suất ăn cho bệnh nhân nghèo và thân nhân tại nhiều bệnh viện. Trung bình mỗi năm tặng khoảng 10.000 suất ăn, tổng kinh phí 600 triệu đồng.

Thường xuyên nhất là các chương trình vui đón trung thu "Đêm trăng biên giới - sáng mãi biên cương" đem niềm vui đến cho trẻ em vùng biên viễn mỗi năm. Đội trưởng Võ Quốc Bình nói chăm lo cho các đối tượng khó khăn là tuyến hoạt động trọng tâm, nổi bật của đội.

Các bạn đi tặng quà cho các hộ gia đình nghèo, người già neo đơn, trẻ có hoàn cảnh khó khăn; xây và sửa chữa nhà tình bạn, đồng đội, tình nghĩa, tình thương; kết hợp khám bệnh, phát thuốc và tư vấn sức khỏe miễn phí cho bà con, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh; trao học bổng và dụng cụ học tập cho học sinh nghèo; bữa cơm nghĩa tình cho người già neo đơn, người vô gia cư...

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Lan tỏa việc tốt: Chuyện về những "thiên thần" không đôi cánh

Đọc thêm

Việc tốt của anh Ba Đạt đã trở thành câu chuyện tử tế được lan tỏa trên mạng xã hội trong thời gian dài.

Lan tỏa việc tốt: Anh Ba Đạt miền Tây xây trăm cầu từ thiện
0 Bình luận

Việc tốt của chị Lê Nguyễn Sương Mai (Vĩnh Long) đã giúp cho hàng trăm con chó, mèo bệnh tật, bị bỏ rơi ở khắp các tỉnh miền Tây được "hồi sinh".

Lan tỏa việc tốt: Chân dung người phụ nữ dựng trại giữa đồng cứu hộ chó, mèo
0 Bình luận

Tính đến nay, giảng viên Phan Thị Mai Hà không thể nhớ hết mình đã bao nhiêu lần trao gửi giọt máu hồng tình nguyện.

Lan tỏa việc tốt: Nữ giảng viên chia sẻ giọt máu đào giữa hai ca dạy
0 Bình luận


Bài mới

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 16 giờ trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Đề xuất