Chàng trai xứ Nghệ đã hiện thực hóa ước mơ đi bộ hút đinh đủ 63 tỉnh, thành phố

Ở tuổi 35, anh Trần Đức Trung đã hiện thực hóa ước mơ đi hết mảnh đất hình chữ S bằng hành trình đi bộ hút đinh với hy vọng góp phần giảm tai nạn giao thông, nâng cao ý thức người dân.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những ngày cuối tháng 3, anh Trần Đức Trung (35 tuổi, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã có mặt tại Quảng Ninh, đang hướng về Sa Vĩ - điểm cuối cùng trong hành trình đi bộ xuyên Việt qua 63 tỉnh, thành cùng chiếc xe 3 bánh để hút đinh, kim loại, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Hành trình đi từ mũi Cà Mau đến Sa Vĩ

"Anh là anh Trung đi bộ xuyên Việt phải không? Em biết anh qua mạng xã hội, em đi qua đây nhìn thấy xe của anh nên ghé vào. Em có thể xin chụp ảnh cùng anh không?", cô gái trẻ vui mừng khi gặp thần tượng trong quán nước ven đường.

Cô là một trong rất nhiều người quen với hình ảnh chàng thanh niên nước da ngăm đen, thân hình rắn rỏi đẩy theo chiếc xe 3 bánh treo cờ Tổ quốc, phía dưới gầm xe gắn thanh nam châm dài để hút đinh dọc từ Nam ra Bắc.

Những ngày này, anh Trung đang tăng tốc trên các cung đường ở Quảng Ninh để sớm đặt chân tới mũi Sa Vĩ (TP Móng Cái) - nơi địa đầu Tổ quốc, hoàn thành chặng đường xuyên Việt kéo dài gần 20 tháng qua.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-9
Đi bộ qua 63 tỉnh, thành, "ông vua đi bộ" luôn nhận được tình cảm yêu mến từ những người chưa từng quen biết

Vốn là người ưa chủ nghĩa xê dịch, muốn khám phá đất nước và con người trên khắp mảnh đất hình chữ S, anh Trung ấp ủ một hành trình xuyên Việt, dù bằng bất cứ phương tiện nào nhưng phải theo cách mà xưa nay chưa ai làm.

Ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, Trung nuôi ước mơ học ngành y để giúp đỡ nhiều người. Nhưng sau “chí lớn không thành”, học hết lớp 12, anh ở nhà phụ giúp công việc gia đình, bắt đầu những ngày giấu bố mẹ làm thiện nguyện.

Đi bộ xuyên Việt là đam mê, ước mơ từ những ngày anh còn học cấp 2. Để hiện thực hoá ước mơ ấy, anh đã đi bằng xe máy, ô tô qua khoảng 35 tỉnh, thành. Nhưng sau mỗi chuyến đi như thế anh nhận ra bản thân không thể đi sâu hơn nữa để khám phá ẩm thực, nét đẹp về văn hoá, truyền thống của các vùng miền Việt Nam. Cuối cùng, anh quyết định chuyển sang đi bộ xuyên Việt.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-8
Từ mũi Cà Mau, anh đã trải qua gần 2 năm để đặt chân tới mũi Sa Vĩ (Quảng Ninh)

Để không bị lạ lẫm trên những cung đường, chàng trai ấy dành 10 tháng đi xe máy qua 21 tỉnh, thành phố, khảo sát những khu vực mình dự định đi qua. Anh còn trang bị cho mình những kiến thức về địa lý, văn hoá lịch sử và phong tục tập quán của từng địa phương; cách xử lý tình huống gặp trên đường đi như mưa ngập, dông bão hay gặp kẻ trộm, cướp, nghiện ngập...

Mẹ anh từng khóc phản đối quyết định của con trai nhưng không làm lung lay được ý chí quyết tâm của anh. Cũng có người nói ra nói vào, cho rằng việc đi bộ không khả thi và có phần gàn dở nhưng anh đều bỏ ngoài tai.

Ngày 18/9/2022, đúng sinh nhật tuổi 33, Trần Đức Trung mang theo đồ đạc, ít lộ phí cùng “người bạn đồng hành” là chiếc xe 3 bánh, bắt đầu hành trình đi bộ xuyên Việt, xuất phát từ đất mũi Cà Mau. Anh bảo, ngày đi trùng với sinh nhật nhưng anh không chọn trước, đó là sự tình cờ.Hai tháng sau, trên trang Facebook cá nhân, anh bắt đầu cập nhật hành trình đi bộ gần 15.000km, dự kiến kéo dài hơn 3 năm. “Ông Vua đi bộ” cũng là dòng tự giới thiệu được Trần Đức Trung cập nhật trên Facebook.

“Ngày đầu tiên tôi đi được khoảng 10km, đôi chân đau nhức, phỏng rộp nhưng tôi không chút nản chí vì từ lâu tôi đã ước mơ sẽ đi hết đất nước Việt Nam, dù bằng bất cứ phương tiện nào. Khi chọn cho mình hành trình đi bộ xuyên Việt, tôi sẽ thực hiện đến cùng.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-7
Hành trình của anh luôn có "người bạn đồng hành" là chiếc xe 3 bánh gắn nam châm để hút đinh dọc đường

Ngày thứ 2 tôi đi được 17km, ngày thứ 3 khoảng 20km. Quãng đường đi bộ trong ngày cứ thế tăng dần. Bây giờ mỗi ngày, tôi đi bộ khoảng 50km và sẽ về đích sớm hơn dự định ban đầu. Tôi đang cố gắng tăng tốc để sớm đặt chân tới mũi Sa Vĩ”, anh Trung tâm sự.

Ngày đầu tiên rời mũi Cà Mau cho hành trình đi bộ dài gần 20 tháng với Trần Đức Trung cũng là ngày khó quên nhất. Không chỉ trùng với sinh nhật, anh còn cảm nhận được tình cảm mà những người xa lạ dành cho mình.

Trung nhớ lại, khi đẩy xe tới một quán nước, anh gặp người phụ nữ lớn tuổi quê ngoài Bắc, nhầm tưởng anh là người mua ve chai. Từ những câu chuyện kể qua lại giữa hai người ở hai thế hệ, anh dần nhận được sự yêu mến từ người phụ nữ ấy cùng gia đình.

Khi anh Trung tiếp tục hành trình đi bộ xuyên Việt, hai bác còn gọi điện hỏi thăm. Lúc cả hai đi lấy thuốc vô tình gặp anh đang đẩy chiếc xe 3 bánh đi trên đường, họ khóc vì vui.

Cũng có người đàn ông gọi điện hỏi vị trí anh đang di chuyển rồi chạy xe máy quãng đường 5-6km, tìm bằng được để gửi anh suất cơm...

“Ông Vua đi bộ” tự ví mình như chú dế mèn phiêu lưu ký. Trên hành trình qua mỗi tỉnh, thành, mặc dù đối diện không ít thử thách, đặc biệt là sự khắc nghiệt của thời tiết - những ngày mưa không ngớt ở miền Nam, cái nắng rát mặt nơi miền Trung hay thời tiết lạnh thấu xương tại miền Bắc - nhưng chàng trai xứ Nghệ ấy lại kết thêm được những người bạn mới và lan toả hành động đẹp vì cộng đồng.

"Khắc tinh" của đinh tặc

Trải qua 63 tỉnh, thành phố, không ít cung đường đèo hay tuyến đường thưa dân, đi cả tuyến đường dài không tìm được nhà nghỉ, anh Trung chọn khu đất trống cắm trại ngủ qua đêm, thậm chí có hôm cắm trại trong nghĩa trang.

“Nguyên tắc của tôi là không xin, không nhờ. Lúc đấy tôi sẽ thấy chỗ đứng của mình trong xã hội”, anh Trung trải lòng.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-6
XONG PHẦN SAU ÔNG ẤY ĐÒI CÁT XÊ CAO GẤP ~267 LẦN! Mỗi lần dỡ thanh nam châm dưới gầm xe, Trung thu được khoảng 1,5-2kg đinh, kim loại sắc nhọn

Anh Trung nói hành trình anh chọn không đơn độc vì luôn có “bạn đồng hành” - chiếc xe 3 bánh được chính anh lên ý tưởng thiết kế rồi nhờ người bạn làm.

Chia sẻ về ý tưởng đi bộ xuyên Việt để hút đinh, anh Trung cho biết, anh từng quản lý một trạm dừng chân nhỏ cho các tài xế, vá xe cho người dân.

Tận mắt chứng kiến nhiều vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân do lốp xe cán phải đinh, kim loại sắc nhọn rơi vãi trên đường..., chàng trai đau đáu và ấp ủ ý tưởng thiết kế chiếc xe hút đinh để góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông.

Chiếc xe đặc biệt đã ra đời sau gần 1 tháng từ lúc lên ý tưởng. Anh Trung tìm mua thanh nam châm dài chừng 60cm, nặng khoảng 10kg, dùng dây treo phía trước xe, cách mặt đất khoảng 10-15cm. Bên ngoài thanh nam châm, anh bọc lớp vải mỏng để tiện tách kim loại.

Dỡ chiếc đinh nhọn dài khoảng 3cm ra khỏi thanh nam châm, anh Trung nhớ lại những ngày nam châm “no” đinh, mỗi lần dỡ ra cũng được khoảng 1,5-2kg. 

Các tuyến quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Đồng Nai hay các huyện, thị xã ở ngoại thành Hà Nội như Thạch Thất, Sơn Tây... là những khu vực có nhiều đinh, kim loại sắc nhọn dễ làm thủng săm, lốp của các phương tiện.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-5

“Đoạn đường mật độ dân cư cao, người tham gia giao thông càng nhiều thì thanh nam châm gắn trên xe càng nhanh đầy”, anh Trung đúc rút từ kinh nghiệm thực tế.

Sau mỗi lần dỡ đinh, kim loại sắc nhọn, anh cất gọn vào túi nilon mang theo rồi để vào xe, buộc thanh nam châm trở lại. Dọc đường gặp người thu mua ve chai, anh vui vẻ tặng số kim loại ấy cho họ. Nhiều người trả tiền nhưng anh từ chối. Họ còn ví anh là “khắc tinh” của đinh tặc.

Trên đường, không ít lần anh còn bị nhầm tưởng là người chuyên bán ve chai. Những lúc ấy anh chỉ mỉm cười rồi chỉ cho họ dòng chữ "Trần Đức Trung - hành trình đi bộ xuyên Việt 63 tỉnh, thành” được gắn ở phía trước chiếc xe 3 bánh và dòng chữ “Đi bộ vì một Việt Nam tươi đẹp” gắn sau xe.

Dọc hành trình, anh Trung gặp nhiều tài xế mồ hôi ướt đẫm áo khi phải dắt bộ xe máy vì xe dính đinh. Những lúc ấy, anh luôn đi thật nhanh để giúp đỡ họ.

Không chỉ hút đinh, kim loại, chiếc xe 3 bánh còn như tiệm tạp hoá thu nhỏ. Có ngày, xe “cõng” đủ loại đồ dùng cá nhân, nước uống, nhu yếu phẩm mọi người tặng. Anh Trung nhận và chia sẻ lại cho những hoàn cảnh khó khăn mình gặp trên đường.

Cùng anh Trung đi qua những ngày mưa dầm gió rét, nắng nóng 42 độ C, vượt qua hàng trăm con dốc, đoạn đường đèo..., chiếc xe đã 3 lần thay vành, hỏng 7 chiếc lốp và khoảng 20 chiếc săm.

Chàng trai xứ Nghệ cẩn thận giữ lại chiếc lốp trong lần thay gần nhất để làm kỷ niệm, để nhắc anh luôn nhớ về những ngày cùng “người bạn” rong ruổi bất chấp nắng, mưa.

Đi bộ qua 63 tỉnh, thành nhưng chỉ ốm một lần

Quê miền Trung nên chàng trai 35 tuổi không sợ nắng, chỉ sợ mưa bẩn phải dừng chân. Dịp đi qua khu vực Hà Tĩnh, Nghệ An, thời tiết nắng nóng 42 độ C, nhựa đường như sắp chảy, điện thoại giơ lên quay chụp 2 phút đã nóng ran nhưng anh vẫn đi.

“Đi trong điều kiện thời tiết ấy, tôi chỉ sợ xe hỏng, không sợ người bị ốm vì trong hành trình xuyên Việt, tôi chỉ ốm duy nhất một lần. Đó là lần bị sốc nhiệt đợt tháng 11/2022 khi di chuyển từ nơi nắng nóng 33 độ C ở Ninh Thuận, vượt qua 2 con đèo dài hơn 30km để lên Đà Lạt, trong đó phần lớn là dốc lên. Mồ hôi chưa kịp ráo, gió lạnh tràn về, nhiệt độ Đà Lạt giảm còn 8 độ C”, anh Trung nhớ lại.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-4
Ở tuổi 35, anh Trần Đức Trung đã hiện thực hoá ước mơ đi hết mảnh đất hình chữ S bằng hành trình đi bộ qua 63 tỉnh, thành

“Ông vua đi bộ” không đặt nặng vấn đề tiền bạc, khi hết tiền anh sẽ tự xoay xở hoặc nhờ bạn bè tìm việc giúp. Anh nhận làm bất cứ công việc gì miễn có thể kiếm được tiền trang trải trên suốt hành trình.

Cũng không đặt nặng vấn đề thời gian, anh khá thong thả trên suốt hành trình, lúc cần sẽ nghỉ ngơi để lấy lại sức. Đi qua mỗi tỉnh, thành, chàng trai xứ Nghệ dành thời gian giao lưu cùng bạn bè, người quen và cả những người bạn mới, đi tham quan, khám phá những địa danh nổi tiếng ở từng địa phương.

Vốn thích cà phê, anh đã dừng chân gần 2 tháng ở Đắk Lắk để tìm hiểu về loại nông sản này. Lúc lên Sơn La, gặp bà con dân tộc Thái quý người, đến điểm du lịch Mộc Châu - nơi được mệnh danh là viên ngọc giữa núi rừng Tây Bắc, anh Trung cũng dừng bước hơn 2 tháng để tìm hiểu về con người và địa danh nơi đây. Đến Sa Pa (Lào Cai), anh cũng có 22 ngày ở lại khám phá xứ sở sương mù...

Nhật ký hành trình chính là những bức ảnh, đoạn video ngắn được anh đăng tải trên trang cá nhân thành album, cẩn thận chia ra các tỉnh, thành và đánh số thứ tự.

chang-trai-xu-nghe-da-hien-thuc-hoa-uoc-mo-di-bo-hut-dinh-xuyen-viet-43

“Tôi luôn xác định, hành trình mình đi phải tạo được giá trị đối với bản thân và gửi gắm những điều thiết thực nhất tới cộng đồng để không lãng phí thời gian, sức khoẻ. Cũng như việc hút đinh, hành động tuy nhỏ nhưng góp tiếng nói nâng cao ý thức người dân.

Có đi tôi mới cảm nhận được tình người trên khắp mảnh đất hình chữ S, đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19”, anh Trung trải lòng.

Mô hình xe hút đinh hiện đã được nhân rộng ở nhiều địa phương trên cả nước, anh Trung hy vọng trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều mô hình hút đinh hoạt động hơn nữa, nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

(Theo )

Xem thêm: Người đàn ông diễn ảo thuật dành tiền chế xe hút đinh giúp người đi đường

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

“Xe Châu Thuận làm việc xã hội hút đinh trên đường” là của ông Nguyễn Thanh Sang (53 tuổi), làm nghề thợ điện, ngụ tại phường Mỹ Hòa, TP Long Xuyên, An Giang.

Lan tỏa việc tốt: Ông thợ điện và hành trình 5 năm hút đinh từ thiện
0 Bình luận

Trước và sau tết Nguyên đán 2024, Đoàn phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM ra quân hút đinh trên Quốc lộ 1A.

Miệt mài hút đinh trên Quốc lộ để người đi xe hai bánh an tâm đón Tết, du xuân
0 Bình luận

Anh Phùng Hữu Hiệp đã kỳ công chế tạo những chiếc xe hút đinh trên đường phố. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi, anh kéo xe rong ruổi khắp các tuyến đường để hút đinh mong người dân đi lại an toàn.

Việc tốt quanh ta: Chuyện về 'hiệp sĩ hút đinh' và những cuốc xe vì cộng đồng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 6 giờ trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất