Vượt nghịch cảnh, chàng trai khuyết tật tay “lột xác” trở thành HLV thể hình
Chàng trai khuyết tật 9X - Hoàng Văn Dũng (1994, Thái Nguyên) dù chỉ có một tay vẫn kiên trì với đam mê của mình, trở thành HLV thể hình, truyền động lực cho rất nhiều người.

Sinh ra với một thân thể khỏe mạnh, nhưng vụ tai nạn bất ngờ vào giao thừa năm 2019 đã lấy đi của Dũng một cánh tay và bao ước mơ hoài bão còn đang dang dở. “Sau khi tỉnh lại từ vụ tai nạn, thấy cánh tay không còn nữa, mình suy sụp hoàn toàn. Thời gian đầu mình như người mất đi tất cả, tuyệt vọng, đau khổ đến mức muốn tự vẫn. Lúc ấy, mình chỉ mới 26 tuổi, mọi thứ chỉ vừa mới bắt đầu và mình cũng còn quá trẻ để chấp nhận việc bản thân sẽ sống với khiếm khuyết này đến hết đời”, Dũng tâm sự.
Tâm lý không ổn định cùng với những cơn đau hành hạ khiến chàng trai 9X ngày càng thu mình lại, đêm nào cũng chìm trong nước mắt.

Nhưng nhờ sự quan tâm động viên hết lòng của bố mẹ và bạn bè, Dũng dần chấp nhận thực tại và suy nghĩ cũng rộng mở hơn. “Ở ngoài kia còn rất nhiều người kém may mắn hơn mình. Có người mất cả tay, cả chân nhưng họ vẫn vượt qua được, vẫn lạc quan yêu đời, cống hiến cho xã hội, tại sao một người trẻ như mình lại không thể? Vả lên bên cạnh mình luôn có gia đình, bạn bè kề bên ủng hộ, mình sẽ làm được thôi, không gì là không thể!”, chàng trai khuyết tật 9X luôn cố gắng suy nghĩ tích cực để động viên chính mình.
Từ những quyết tâm ấy, Dũng bắt đầu tìm lại niềm vui trong cuộc sống. Anh bắt đầu tìm đến phòng tập thể hình để rèn luyện sức khỏe và thực hiện ước mơ làm huấn luyện viên còn đang dang ở.

Dũng kể, sau tai nạn anh tụt 7kg, người gầy gò, thiếu sức sống. Những buổi tập đầu tiên, cơ thể chưa thích nghi được khiến Dũng đau đớn, mệt mỏi vô cùng. Nhưng nghĩ đến tương lai và không muốn trở thành gánh nặng của gia đình, chàng trai khuyết tật vẫn cắn răng, kiên trì vượt qua. Khi bắt đầu thích nghi hơn, Dũng lắng nghe cơ thể mình, nghiên cứu lựa chọn những bài tập phù hợp.
Sau khi luyện tập thành thạo, Dũng tiếp tục luyện tập nâng cao hơn và nghiên cứu các bài tập một cách bài bản để trở thành HLV thể hình chuyên nghiệp. Sau quá trình dài nỗ lực, hiện tại chàng trai khuyết tật 9X đã có thể tập và hướng dẫn học viên các bài tập từ đơn giản đến nâng cao, thậm chí anh còn có thể nâng tạ nặng tới 120kg.
Ngoài dạy trực tiếp, Dũng còn chia sẻ các bài tập của mình lên mạng xã hội để hướng dẫn mọi người cùng luyện tập với hy vọng có thể truyền cảm hứng, động lực cho những bạn có hoàn cảnh tương tự như mình. Ngoài những video luyện tập, anh còn đăng tải cả những video phụ bố mẹ làm vườn, nấu cơm,… Những video bình dị và hài hước của Dũng được mọi người vô cùng yêu thích và nhận được những phản hồi rất tích cực.
Mong muốn trong tương lai của Dũng là những video của mình sẽ được nhiều người biết đến hơn, nhất là những bạn khuyết tật để các bạn có thêm động lực vượt qua khó khăn, bắt nhịp với cuộc sống.
Theo Lao Động
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô thợ may khuyết tật dùng kim chỉ “ vá lại cuộc đời mình”
Đọc thêm
Trở thành người khuyết tật sau cơn sốt bại liệt, Vũ Phong Kỳ (33 tuổi) không đầu hàng số phận, nỗ lực vượt khó, trở thành thầy giáo “tí hon” dạy học và tạo việc làm cho những người đồng cảnh ngộ.
Dù phải ngồi trên xe lăn từ nhỏ, cô thợ may khuyết tật Phạm Thị Thắm (1992) vẫn kiên trì học nghề may vá cho bằng được, dùng cây kim sợi chỉ nuôi sống bản thân và gia đình.
Chàng trai khuyết tật người Mông - Giàng Seo Vảng (24 tuổi) dù khuyết tật vật động từ nhỏ nhưng vẫn kiên trì theo đuổi con chữ, thay đổi cuộc sống của chính mình.
Tin liên quan
Việc người bố lặp đi lặp lại một câu hỏi “Đó là con gì?” khiến người con trai mất hết kiên nhẫn, đến khi đọc được trang nhật ký của bố khi xưa, anh liền hối hận, hai mắt nhòa đi…
Trong những gia đình hiện đại ngày nay, hầu hết mọi người đều bận rộn với thế giới riêng của mình, làm mất đi sợi dây kết nối linh thiêng với hai chữ “tình thân”.
Cả cuộc đời số lần mẹ nói dối nhiều không đếm kể, nhưng con biết những lời nói dối ấy là vì thương con nên mẹ mới nói, con biết, con hiểu hết mà…mẹ ơi!
Bài mới

Gia tộc Đỗ Thế Sử là một dòng họ có truyền thống kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với tinh thần khởi nghiệp, tầm nhìn chiến lược và tư duy kinh tế hiện đại. Không chỉ làm giàu bằng trí tuệ mà còn giữ được cái tâm chính là điều khiến gia tộc này trở nên khác biệt giữa thương trường đầy sóng gió.

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!