Vượt nghịch cảnh, cô thợ may khuyết tật dùng kim chỉ “ vá lại cuộc đời mình”

Dù phải ngồi trên xe lăn từ nhỏ, cô thợ may khuyết tật Phạm Thị Thắm (1992) vẫn kiên trì học nghề may vá cho bằng được, dùng cây kim sợi chỉ nuôi sống bản thân và gia đình.

Diệu Nguyễn
13:57 21/05/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Năm 9 tuổi, căn bệnh viêm tủy cấp ập đến khiến Thắm bị liệt hai chân. Nhà Thắm ở thôn Phú, xã Đông Lĩnh, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng chẳng khá giả gì, thêm việc chạy chữa cho cô nên kinh tế càng thêm quệ. Dù bố mẹ hết lòng đem cô đi khắp nơi chữa bệnh, nhưng số phận nghiệt ngã buộc Thắm phải gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn.

Nhìn thấy các bạn cùng trang lứa chạy nhảy tung tăng, Thắm suy sụp vô cùng, ngày này qua tháng khác cô chỉ biết nép mình trong căn phòng nhỏ khóc thầm. Khi vừa học hết cấp 2, thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, trường học lại ở quá xa bố mẹ bận công việc không thể ngày nào cũng đưa đón con đến trường, nên Thắm quyết định thôi học từ đó.

co-tho-may-khuyet-tat-dung-kim-chi-va-lai-cuoc-doi-minh

Sau khi nghỉ học, Thắm tham gia một lớp học thêu ở địa phương. Sau thời gian học nghề, Thắm trở thành thợ thêu tay phụ giúp bố mẹ kiếm thêm thu nhập, trang trải chi phí sinh hoạt cho gia đình. Thế nhưng thêu thùa không phải là ước mơ của cô gái 9X, nên khi vừa tròn 25 tuổi Thắm đã nghỉ việc thêu thùa để xin đi học làm thợ may. Nhưng hành trình ấy không hề dễ dàng, các chủ tiệm may chẳng ai dám nhận Thắm vào học nghề. Thắm kể: “Em đi khắp nơi để xin học nghề nhưng không ai đầu ý. Nghề may đòi hỏi phải dùng chân để đạp máy, mà em lại bị liệt hai chân nên mọi người đều bảo không thể học được”.

co-tho-may-khuyet-tat-dung-kim-chi-va-lai-cuoc-doi-minh

Nhưng Thắm không từ bỏ, qua tìm hiểu cô biết có những loại máy may được chế tạo riêng cho người khuyết tật, điều đó càng khiến Thắm có thêm động lực để thực hiện ước mơ. Và sau 6 năm nỗ lực, đến nay Thắm đã có cho mình một cửa hàng may đo, thiết kế thời trang tại quê nhà mang tên “Thắm ngố”. Tiệm may của cô thợ may khuyết tật - Phạm Thị Thắm đã trở thành địa chỉ quen thuộc với nhiều khách hàng cả trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Họ biết đến Thắm không chỉ bởi nghị lực sống phi thường, vượt lên nghịch cảnh mà còn bởi kỹ thuật may điêu luyện, thuộc diện có "số má" trong nghề.

Không những thế, cô thợ may khuyết tật này còn mở khóa dạy may miễn phí online trên youtube và nhận dạy may tại nhà cho những người cùng cảnh ngộ có đam mê với nghề may. "Vì khuyết tật mà em đã bị từ chối rất nhiều lần khi bắt đầu với nghề. Đến nay em không chỉ được mọi người công nhận tay nghề mà còn có người theo học, đó chính là thành công của em. Em hy vọng thông qua việc dạy online, những người khuyết tật như em sẽ có thêm động lực viết tiếp ước mơ”, Thắm bộc bạch.

Theo Dân Trí

Xem thêm: Nghị lực phi thường của cô gái khiếm thị mê viết sách

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận