Người phụ nữ 2 lần bán đất làm từ thiện, muốn xây nhà dưỡng lão và trại trẻ mồ côi

Chiếc xe cứu thương miễn phí của bà Phan Thị Bính khai trương từ tháng 12/2018 nhờ bán mảnh đất ở Cam Ranh, Khánh Hòa với giá gần một tỷ đồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Kể từ đó đến nay, người phụ nữ ở quận Hoàng Mai và 10 cộng sự đã có mặt trên hơn 400 chuyến xe chở bệnh nhân, rong ruổi khắp các tỉnh phía Bắc.

Xe cứu thương miễn phí là kế hoạch ấp ủ của bà Bính từ năm 2016, khi biết một người ở Sơn La bó chiếu thi thể em trai chở về bằng xe máy vì không có tiền thuê ôtô. Tiếp đến là vụ bảo vệ một bệnh viện chặn xe chở bệnh nhi hấp hối về quê chỉ vì "luật ngầm không cho xe từ nơi khác đến đón bệnh nhân".

"Tôi bị ám ảnh. Khi đó đã ước có một chiếc xe cứu thương miễn phí chở người bệnh về quê cho đỡ khổ", bà nói.

"Biết tới chuyến xe miễn phí trước ngày ra viện, tôi gọi cô Bính khi trong túi không còn một đồng", anh Trần Quang Định, quê Trực Ninh, Nam Định chia sẻ. Người đàn ông liệt hai chân được "xe cô Bính" đưa từ viện Bỏng về tận nhà cuối năm 2020. Anh còn được cho thêm ít tiền bởi gia cảnh khó khăn, một mình nuôi con nhỏ.

Công việc thiện nguyện tình cờ đến với bà Bính 21 năm trước. Vì biến cố gia đình, bà thường theo đoàn Phật tử lễ bái nhiều nơi. Nhìn những đứa trẻ vùng cao co ro giữa trời lạnh, bà về gom quần áo cũ mang lên tặng. Thời điểm đó, bà có nghề tay trái buôn bán và kinh doanh bất động sản. Tiền lời, lại dành hết mua quà cho hoàn cảnh neo đơn, đi xây cầu đường hoặc nấu cơm, cháo từ thiện tại các bệnh viện.

Năm 2011, một khối u ác xuất hiện bên ngực phải, bà phải phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng bệnh tật vẫn đeo bám bà.

"Tôi rất cần thoát khỏi nỗi đau này", bà nói.

chan-dung-nguoi-phu-nu-2-lan-ban-dat-lam-tu-thien-0
Bà Phan Thị Bính nhận danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2021

Bà tiếp tục nấu cơm, nấu cháo, lăn lộn đến những nơi khó khăn, như cách trả nợ đời. Sau thời gian dài làm thiện nguyện một mình, năm 2018, bà thành lập nhóm Từ Tâm, kêu gọi tài trợ mổ mắt miễn phí cho 400 trường hợp đục thủy tinh thể.

Cuối năm 2019, bà Bính dự định mở nhà thuốc Đông y miễn phí từ tiền bán mảnh đất thứ hai ở Đà Nẵng nhưng Covid-19 bùng phát, kế hoạch được tạm gác lại. Một năm sau, những tế bào ung thư bắt đầu di căn vào xương. Hai tháng nằm viện xạ trị, truyền hóa chất, những cơn đau liên tục hành hạ. Mọi hoạt động dù nhỏ nhất như xoay người, đi vệ sinh bà cũng cần sự trợ giúp.

"Ung thư 10 năm, đây là thời điểm tôi đau đớn nhất, nhưng vẫn khát khao sống để mở được nhà thuốc", bà Bính nói và cho biết trận ốm năm đó, bà sụt mất 10 kg.

Ngày bà ra viện cũng là thời điểm bão lũ xảy ra ở miền Trung. Nằm ở nhà, bà sử dụng một lúc ba chiếc điện thoại điều phối bốn xe chở lương thực, thuốc men, quần áo vào vùng lũ. Chiếc điện thoại này vừa hạ xuống, chiếc bên cạnh lại rung lên, nóng ran cả ngày.

Vũ Vân Anh, một thành viên nhóm Từ Tâm cho biết, chị nể nghị lực của bà Bính. "Có lần dù hôm trước vừa xạ trị, hôm sau 3h sáng cô đã có mặt để xếp đồ đi thiện nguyện với nhóm".

"Cô Bính xứng đáng là thủ lĩnh, bất chấp bệnh tật để giúp đỡ người khó hơn mình", Vân Anh nói.

Trước Covid -19, bà Bính cùng những người bạn thành lập thêm tổ cháo, tổ cơm, nấu và phát miễn phí cho những bệnh nhân và người nhà tại một số bệnh viện tại Hà Nội. Trong dịch, vì phải ở nhà, bà đồng tài trợ xây trường học ở An Giang, Quảng Bình. Bà cũng hỗ trợ quần áo, sách vở cho nhiều điểm trường tại Tuyên Quang, đồng thời là nhà tài trợ chính xây cầu và làm đường ở Bến Tre.

"Chúng ta có thể không làm được những điều lớn lao, nhưng có thể làm được những điều nhỏ bé từ tình yêu lớn lao", người phụ nữ Hà Nội nói trong buổi tuyên dương 9 công dân Thủ đô ưu tú năm 2021. Bà cũng được Thủ tướng tặng bằng khen cá nhân điển hình trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Hiện ước mơ duy nhất của người phụ nữ 65 tuổi là có thêm sức khỏe, thực hiện mong muốn xây nhà dưỡng lão và trại mồ côi cho trẻ em.

"Nếu hoàn thành kịp, tôi nhắm mắt xuôi tay cũng an lòng", bà nói.

(VnExpress)

Xem thêm: Bà lão ở nhờ trong lô cốt, bán trà đám ham mê làm từ thiện

Đọc thêm

Hơn 30 năm làm nghề buôn bán hải sản, bà Nhung chưa bao giờ chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng tằn tiện để giúp đỡ những mảnh đời khó khăn.

Những bông hoa thiện nguyện: Người phụ nữ chi tiêu tằn tiện để làm từ thiện
0 Bình luận

Bà Nguyễn Thị Đào (U Đào) sinh năm 1945, ở cái tuổi xưa nay hiếm có nhưng vẫn hăng say với công việc không lương mang tên từ thiện.

Những bông hoa thiện nguyện: Cụ bà 80 tuổi đam mê làm từ thiện khắp thôn bản
0 Bình luận

Ở tuổi 23, Nguyễn Phương Thảo quyết định "rời phố về rừng" để khám phá vùng đất mới. Sau đó lại gắn bó với việc tổ chức các chương trình thiện nguyện cho trẻ em nghèo.

Người trẻ nhân ái: Cô gái 'bỏ phố về rừng' làm từ thiện, đăng ký hiến tạng cho người cần sống
0 Bình luận


Bài mới

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Đề xuất