Chân dung lão nông bắc cầu gỗ giúp nhân dân dễ dàng qua sông Ba mùa cạn

Hơn chục năm qua, cứ vào mùa khô sông Ba ở hạ du Ia Pa (Gia Lai) lại cạn trơ đáy, để giúp người dân không phải đi quãng đường 10km đến cầu bê tông, ông Ksor Yan, xã Ia Kđăm, huyện Ia Pa nghĩ ra cách bắc cầu gỗ qua sông.

Đỗ Thu Nga Theo dõi

Sông cạn lại làm cầu

Mới tháng 3, nhưng nắng đã nẻ ruộng ở dọc thung lũng triền sông Ba. Lòng sông dài nhất, mạnh mẽ nhất ở Tây Nguyên chỉ còn rộng hơn hai chục mét ngang qua đoạn xã Ia Kđăm. Từ khi con đập thủy điện thượng nguồn chắn lại, dòng nước cạn đến nỗi có chỗ chỉ ngang cẳng chân của trẻ.

Lẽ thường người ta chỉ làm cầu qua sông khi nước lớn, nhưng ông Ksor Yan chỉ làm cầu vào mùa cạn. Khi mùa mưa lũ, thủy điện không chặn dòng nên lòng sông sâu rộng, cuồn cuộn chảy, đó cũng là lúc ông tháo dỡ cầu. Hơn chục năm qua, cây cầu của ông đã giúp người dân ba xã Ia Kđăm, Chư Mố và Ia Ma Rơn không phải đi xa 10km để qua chiếc cầu bê tông đã được xây dựng từ lâu.

Ông kể, bình thường, người dân vẫn đi cầu bê tông để qua lại hai bên sông, song quãng đường rất xa. Từ ngày thủy điện tích nước ở phía thượng nguồn, đoạn sông qua xã cạn hẳn, nhưng xe máy, xe đạp cũng không thể qua được. Vậy là ông nghĩ ra việc bắc cầu gỗ, chỉ làm vào mùa cạn. Còn vào mùa nước lớn, người dân lại đi cầu bê tông để đảm bảo an toàn.

Cây cầu do ông Ksor Yan làm có chiều dài hơn 300m, được ghép từ những tấm ván gỗ xẻ, bắc ngang đôi bờ sông Ba. Ông kể: "Cách làm cũng đơn giản, chỉ đóng cọc thật chắc rồi cưa ván đóng lên thôi. Hỏng chỗ nào lại thay ván chỗ đó. Vài ba ngày tôi lại đi kiểm tra một lần để kịp thời sửa chữa. Cầu mới hoàn thành đầu tháng 1/2024 vừa rồi".

Theo quan sát, cây cầu được giằng chặt khá kỹ càng bằng dây thép, đi qua tương đối an toàn vì mùa nước cạn, dưới cầu chỉ là lòng sông trơ đáy.

"Sau khi tôi làm cầu, người dân không ai bảo ai tự góp mỗi người 5.000 đồng mỗi lượt xe máy đi qua. Số tiền này đủ để bù đắp chi phí sửa chữa và làm mới cây cầu. Còn học sinh với người đi bộ, có đưa tiền tôi cũng không nhận. Giờ bà con đi quen rồi, nhưng nếu Nhà nước đầu tư cây cầu ở vị trí này thì tốt quá, mùa mưa lũ người dân vẫn có thể sang sông", ông Yan chia sẻ.

chan-dung-lao-nong-bac-cau-go-giup-nhan-dan-de-dang-qua-song-ba-mua-can

Có cầu, lợi đủ đường

Gặp chúng tôi khi đang qua cầu gỗ, anh Siu Nghé (trú tại thôn Ma Rin 2, xã Ia Ma Rơn) chỉ vào hai bao phân bón sau xe máy, cho biết: "Đất canh tác, trồng trọt của mọi người trong xã đều ở bên Ia Kđăm. Mỗi lần mùa mưa, chúng tôi phải đi đến cầu bê tông cách đây hơn 10km để đến rẫy, khổ lắm. Mỗi lần vận chuyển nông sản cũng tốn nhiều thời gian, công sức. Nhưng mùa khô, có cầu này rất tiện lợi".

Anh Siu Nghé cho hay, biết ông Yan bỏ công sức và tiền bạc ra để bắc cầu rất tốn kém, nên nhiều người dân đồng lòng ủng hộ bằng cách mỗi khi qua cầu thì đưa cho ông Yan số tiền vài nghìn đồng. Dù không nhiều nhưng đó cũng là tấm lòng của người dân.

Tương tự, chị Rmah H'Uynh (trú tại xã Ia Kđăm) chia sẻ: "Hầu hết mọi người ở các xã phía Đông sông Ba đều chọn con đường này di chuyển hằng ngày để qua xã Ia Ma Rơn đi chợ và mua sắm thực phẩm, vì các xã phía Đông sông Ba không có chợ cũng như cửa hàng tạp hóa lớn. Chúng tôi chỉ mong sao chính quyền cho xây chiếc cầu kiên cố qua đoạn này".

Trao đổi với PV, ông Ksor Miên, Phó chủ tịch UBND xã Ia Kđăm cho biết, Nhà nước đã có đầu tư xây dựng cây cầu bê tông vững chắc nối liền xã với trung tâm huyện. Tuy nhiên, để thuận tiện cho công việc và đi lại hằng ngày, bà con vẫn chọn đi bằng cầu tạm. Việc làm cầu tạm này, gia đình ông Ksor Yan đã xin phép chính quyền và tự bỏ kinh phí.

"Địa phương là vùng khó khăn với phần đông là người đồng bào Jrai sinh sống. Cây cầu của ông Yan dù sao cũng chỉ là giải pháp tạm thời giúp bà con qua sông canh tác thuận tiện, đỡ đi phần nào vất vả. Về lâu dài, người dân vẫn mong mỏi có một cây cầu kiên cố để thuận lợi làm ăn, sản xuất, phát triển kinh tế", ông Ksor Miên chia sẻ.

(Theo An toàn giao thông)

Xem thêm: Tự hào người xứ Nghệ: 3 mẹ con góp tiền, tự thiết kế, xây cầu bê tông qua suối

Đọc thêm

Lão nông "Hai Lúa" chất phác, giàu lòng thương người vừa được bình chọn là 1 trong 100 gương mặt nông dân của cả nước nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023.

Chân dung lão nông miền Tây sản xuất giỏi, vận động được 30 tỷ xây cầu
0 Bình luận

Hơn một thập kỷ qua, ông Nguyễn Minh Lương (ngụ P.Mỹ Quý, TP.Long Xuyên, An Giang) chi 8 tỷ xây nhiều cầu kiên cố; dành hàng tỷ đồng giúp người nghèo và hiến đất xây trường...

Lão nông An Giang chi tiền tỷ xây cầu, giúp dân nghèo và hiến đất xây trường
0 Bình luận

Đội xây cầu, làm đường từ thiện này là tập hợp những phụ nữ U60 không quản ngại vất vả, nắng mưa giúp bà con có những con đường đi bằng phẳng, thuận lợi.

Những bông hoa thiện nguyện: Đội xây cầu, làm đường từ thiện U60
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 24 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất