Cậu học trò xứ Nghệ vượt khó học tập, khát khao đổi đời: Chỉ có học mới giúp em thoát nghèo
Từ một nơi "núi cao", cậu học trò người Thái phải tới nơi "núi thấp" học hành, khát khao giúp cả gia đình đổi đời.

Mạc Văn Khánh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo tại bản Kẻ Gia, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, Nghệ An. Gia đình là người dân tộc Thái, bố mẹ ngoài 60 tuổi, chủ yếu kiếm sống bằng canh tác nương rẫy. Họ có 4 người con, trong đó Khánh là con út.
10x bộc bạch: "Do hoàn cảnh gia đình đông anh em và rất khó khăn do đất canh tác ít, nên dù đã đến tuổi đi học mầm non nhưng Khánh không được đến trường, mà ở nhà lên rẫy, lên nương theo bố mẹ. Cũng chính vì tận mắt chứng kiến sự cơ cực, nghèo khổ của bà con dân bản và bố mẹ mình, nên từ nhỏ mong muốn học hành để thoát khỏi cái nghèo của em đã được nhen nhóm".

Đến tuổi đi học, vì khát khao được học chữ, Khánh xin bố mẹ xuống ở với gia đình cậu ruột ở thôn Hạ Du, xã Cẩm Sơn (Anh Sơn). Cậu ruột Hoàng Văn Thành và vợ hết lòng quan tâm, chăm sóc cháu, động viên Khánh học tới nơi tới chốn.
Ý thức được tình cảnh gia đình, cậu học trò nghèo luôn cố gắng học tập. Khánh tâm sự: "Phải xa gia đình, bố mẹ, ban đầu em cũng cảm thấy buồn, nhưng rồi em lại nghĩ chỉ có học mới có thể thoát nghèo, thế nên em luôn lấy đó làm động lực cho bản thân để học tốt hơn nữa, sau này lớn lên có được việc làm, kiếm được nhiều tiền phụ giúp cho bố mẹ".

Trong suốt 12 năm học, Khánh luôn đứng trong tốp đầu của lớp, của trường, năm học lớp 11 em đạt Học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý. Đặc biệt, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Khánh đạt 28,05 điểm khối A (cộng 2 điểm ưu tiên). Trong đó môn Toán 8,8 điểm, Vật lý 8,75 điểm và Hóa học 8,5 điểm và là người có điểm số khối A cao thứ 2 Trường THPT Anh Sơn 3.
Không chỉ tiêu biểu trong học tập, Mạc Văn Khánh còn là đoàn viên năng nổ, luôn tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn nghệ của trường, của lớp. Với cách sống hòa nhã, thân thiện, em được nhiều bạn bè, thầy cô ở trường tin yêu, quý mến.

Do hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tập như các bạn bè cùng trang lứa, nên em chủ yếu là tự học. Ở nhà em tự mang sách giáo khoa ra tìm hiểu trước những bài chuẩn bị học và ôn lại những bài đã học, còn khi đến trường em trao đổi với các bạn hoặc nhờ thầy cô giải thích thêm những bài học nào chưa hiểu. Ngoài ra, em cũng luôn tìm hiểu các dạng bài tập ở trên mạng Internet và tìm hiểu những cách giảng hay để bổ sung thêm kiến thức cho mình.
Khi được hỏi về ước mơ sau này của mình, Khánh cho biết: Ước mơ của em là được trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin, em cũng đã đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, nên em đã làm hồ sơ xét học bổng ở một số trường, nếu được em sẽ theo học ở đó để đỡ một phần chi phí cho bố mẹ. Với cậu học trò nghèo này, học chính là cách để đền đáp những yêu thương, kỳ vọng của mẹ cha và cũng vì tương lai của chính mình.
Theo báo Nghệ An
Xem thêm: Nam sinh 10x tốt nghiệp xuất sắc ĐH Bách Khoa TP.HCM, có điểm số cao nhất trong 3.200 sinh viên
Đọc thêm
Với trái tim ấm áp, VĐV khuyết tật Trịnh Công Luận (52 tuổi) đã mở lớp thể thao miễn phí dành cho các em mắc hội chứng Down, tự kỷ, chậm phát triển. Ông hi vọng, lớp học sẽ mang đến cuộc sống mới, cơ hội mới cho các em.
Trong bài văn viết về gia đình, cậu học trò tên An không trách mẹ vì đã bỏ đi. Em chỉ ước mơ mẹ quay về với mình...
Em Bùi Quang Khánh, 16 tuổi là học trò mù đầu tiên ở khoa piano trong hơn 60 năm của Nhạc viện Hà Nội.
Tin liên quan
Phát hiện con gái 4 tuổi bị nang ống mật chủ, gia đình người Australia đưa con sang Việt Nam điều trị bằng nội soi một lỗ - kỹ thuật chỉ 2 nước trên thế giới thực hiện thành công.
Theo "anh nuôi" Hải Anh, muốn trẻ đến trường đều đặn, chúng phải được ăn no suốt cả năm học. Chính vì thế mà dự án "Nuôi em Mộc Châu" được ra đời...
"Má Tuyết" là một trong số 50 nhà giáo nhận được giải thưởng Võ Trường Toản của ngành giáo dục TP.HCM 2023. Má là người nâng bước cho rất nhiều thế hệ trẻ hòa nhập.